Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách đo chiều cao của hai bạn trong lớp:
+ Bước 1: Ước lượng chiều cao của 2 bạn (khoảng 150 cm)
+ Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp
(chọn thước GHĐ: 2m; ĐCNN: 0,1cm)
+ Bước 3: Đặt thước đo dọc theo chiều cao của người, chân của người trùng với vạch số 0.
+ Bước 4: Đặt mắt vuông góc với cạnh thước (mặt số của thước), đọc giá trị chiều cao của 2 bạn theo giá trị của vạch chia gần nhất so với đầu kia.
+ Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo (Bạn 1: 155cm, Bạn 2: 153cm)
- Đầu tiên, em hãy ước lượng khối lượng hộp bút của em, ví dụ khối lượng hộp bút của em là 50 g.
- Sau đó, em dùng cân để đo khối lượng của hộp đựng bút, em thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Ước lượng khối lượng hộp bút.
+ Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
+ Bước 3: Hiệu chỉnh cân về mức 0.
+ Bước 4: Đặt hộp bút lên cân hoặc treo hộp bút vào móc cân.
+ Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
- Cuối cùng, em so sánh với kết quả ước lượng ban đầu. Ví dụ, em dùng cân đo được khối lượng hộp bút là 48g. Vậy, kết quả đo nhỏ hơn kết quả đã ước lượng ban đầu.
- Để đo khối lượng hòn đá em thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Ước lượng khối lượng cần đo (khoảng 50g).
+ Bước 2: Chọn cân phù hợp (cân tiểu ly GHĐ: 200g, ĐCNN: 0,01g).
+ Bước 3: Hiệu chỉnh cân về mức 0.
+ Bước 4: Thực hiện phép đo (đặt hòn đá lên cân).
+ Bước 5: Đọc và ghi kết quả hiển thị.
- Để đo thể tích hòn đá em thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo (khoảng 50ml).
+ Bước 2: Chọn cốc chia độ phù hợp (cốc chia độ GHĐ: 200ml, ĐCNN: 10ml).
+ Bước 3: Đổ nước vào cốc chia độ và đo thể tích của nước (được thể tích V1).
+ Bước 4: Thả hòn đá vào cốc chia độ và đo thể tích của nước khi đó (được thể tích V2).
+ Bước 5: Thể tích của hòn đá = thể tích nước dâng lên = V2 – V1.
a) Bàn là ⟹ Nhiệt kế kim loại;
b) Cơ thể người ⟹ Nhiệt kế y tế;
c) Nước sôi ⟹ Nhiệt kế thủy ngân;
d) Không khí trong phòng ⟹ Nhiệt kế rượu.
Trong hình 7.6, ba loại nhiệt kế có GHĐ lần lượt là 450C, 420C, 400C.
- Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm, ta không dùng được nhiệt kế nào trong hình 7.6 vì:
Nhiệt độ sôi của nước là 1000C, ta phải dùng những loại nhiệt kế có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 1000C => cả 3 nhiệt kế đều không phù hợp.
- Để đo nhiệt độ cơ thể, ta có thể dùng được cả ba nhiệt kế trong hình 7.6 vì GHĐ của cả ba nhiệt kế đều phù hợp để đo nhiệt độ cơ thể người.
tk
- Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C, kí hiệu là 0C.
- Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin, kí hiệu là K.
- Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại, …
- Nhiệt kế có cấu tạo gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ. Mỗi nhiệt kế cũng có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.
- Người ta dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng để chế tạo nhiệt kế
- Trong thang nhiệt độ Celsius (0C)(0C):
+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C
+ Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 1000C.
+ Những nhiệt độ thấp hơn 00C gọi là nhiệt độ âm
- Ngoài thang nhiệt độ Celsius, ta còn dùng thang nhiệt độ Fahrenheit và thang nhiệt độ Kelvin:
+ Thang nhiệt độ Fahrenheit (0F)(0F): Nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 2120F.
0C=59(t(0F)−32)0C=59(t(0F)−32)
+ Thang nhiệt độ Kelvin (0K)(0K): 00C ứng với 273K và cứ mỗi độ trong thang Celsius bằng một độ trong thang Kelvin.
K=t(0C)+273
Đo nhiệt độ cốc nước: Nhiệt kế
Đo khối lượng của một viên bi sắt: cân đồng hồ
Cách đo nhiệt độ cơ thể:
Khi đo nhiệt độ của cơ thể, ta cần thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của cơ thể.
– Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
– Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
– Bước 4: Thực hiện phép đo.
– Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
Học sinh thực hành đo nhiệt độ của cơ thể và ghi nhận kết quả.