K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa vào lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.

:)))

bài của mik copy mạng á

học nhà cô and cô copy bài mạng cho

nhưng bn ko thik copy mạng :))

ai đó giúp mik vskhocroi

3 tháng 4 2016
Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh và chiến thắng. Bởi vậy, từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã chú trọng đến việc giáo dục tinh thần đoàn kết qua những huyền thoại đẹp như Sự tích trăm trứng, Quả bầu mẹ… Thiêng liêng thay là ý nghĩa của hai tiếng đồng bào. Nó khẳng định tất cả các dân tộc sinh sống trên non sông đất nước này đều do cùng một mẹ sinh ra. Bài học về đoàn kết còn được gửi gắm trong những câu ca dao làm rung động lòng người: Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
3 tháng 4 2016

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

20 tháng 4 2016

I. Mở bài: Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Đoàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ngày xưa ông cha ta chú trọng đến vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao : “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng ”.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

a. Câu ca dao mượn một hình ảnh đẹp : Nhiễu điều phủ lấy giá gương đề nói đến vấn đề đoàn kết

- Nghĩa đen : miếng vải nhiễu ( một loại lụa quý dệt từ tơ tằm) màu đỏ, thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương cho khỏi bụi

- Nghĩa bóng : Chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó khắng khít của đồng bào trong một nước.

b. Câu ca dao khuyên nhủ : người trong một nước phải thương yêu, giúp đỡ nhau, coi nhau như con một nhà.

2. Khẳng định lời khuyên đó hoàn toàn đúng

- Xưa nay, người dân cùng sống trong một làng, một huyện, một tỉnh và một nước thường có quan hệ gắn bó nhau về tình cảm và vật chất

- Bởi vậy nên mỗi người có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn

- Tình đoàn kết thương yêu giai cấp, giống nồi là cơ sở của lòng yêu mến quê hương, đất nước, dân tộc.

3. Mở rộng vấn đề:

- Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau được thể hiện trong nhận thức và hành động cụ thể : gặp người trong cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái ( dẫn chứng)

- Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu mạnh

- Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác

III. Kết bài - Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta

                 - Chúng ta cần bỏa vệ và không ngừng phát huy truyền thống đó

23 tháng 4 2016

Mở bài: Từ xưa nhân dân ta đã sáng tạo ra những huyền thoại đẹp đẽ về nguồn gốc dân tộc 

đoàn kết là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta

đoàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa con người với con người .Đoàn kết tạo nên sức mạnh

Ngày xưa ông cha ta đã chú trọng đến vấn đề giáo dục ,tinh thần đoàn kết thể hiện qua câu ca dao:Nhiễu điều phủ lấy giá gương .Người trong một nước phải thương nhau cùng

Thân bài:Giải thích ý nghĩa của câu ca dao 

+Câu ca dao đã mượn hình ảnh đẹp .Nhiễu điều là một miếng vải đỏ quý giá ,thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương để giữ cho tấm gương khỏi bụi

+Nghĩa bóng:chỉ sự đùm bọc ,che chở, gắn bó khắng khít của đồng bào trong một nước 

+Câu ca dao khuyên nhủ : người trong

một nước phải biết yêu thương giúp đỡ nhau ,coi nhau như anh em một nhà

-Lời khuyên trên hoàn toàn đúng.Vì sao người trong một nước phải thương nhau cùng?

+Xưa nay người dân cùng sống trong một làng ,một huyện ,một tỉnh và một nước có tinh thần gắn bó với nhau vế vật chất và tinh thần 

+Vì vậy mỗi người hãy yêu thương và đùm bọc những người xung quanh mính nhất là trong lúc khó khăn hoan nạn

+Tinh thần đoàn kết và yêu thương giống nòi là cơ sở của lòng yêu mến quê hương ,đất nước ,dân tộc và nhân loại

+Mở rộng vấn đề

+Tinh thần được thể hiện  trong nhận thức và hành động cụ thể:gặp người trong hoàn cảnh khó khăn ,chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái (thương người như thể thương thân ),giúp đỡ người nghèo khó tàn tật hoặc tham gia phong trào hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt, phong trào xóa đói giảm nghèo

+Tinh thần đoàn kết ,yêu thương nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc là cơ sở tạo nên sức mạnh để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh

+Phê phán những thái độ sai trái:ích kỷ,thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của người khác

Kết bài:Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta

+Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó

 

22 tháng 4 2022

Đây. 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng. Từ xưa đến nay ông cha ta đã luôn dùng câu ca dao này để dạy bảo con cháu sống phải có lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Dù đã trải qua nhiều thế hệ nhưng đây vẫn là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

24 tháng 4 2022

Bằng những kinh nghiệm trong vốn sống của mình, người xưa đã nhắn nhủ với con cháu rất nhiều điều thông qua những câu ca dao. Cho đến nay, những câu ca dao ấy vẫn tiếp tục được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong số những câu ca dao ấy, có một câu ca dao mà hẳn nhiều người đã thuộc nằm lòng rằng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

 

Đọc câu ca dao lên, chúng ta bắt gặp ngay một hình ảnh đẹp đó là “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Trong xã hội xưa kia, nhiễu điều là một loại vải có màu đỏ và có nhiều giá trị. Ai có tấm vải này thì thường là những người phú quý và sang trọng. Lấy tấm vải quý ấy phủ lên bài vị của tổ tiên là để chỉ sự bao bọc cho “giá gương” trước những bụi bặm của trần gian. Hình ảnh này khiến người đọc liên tưởng đến sự đùm bọc giữa con người với con người, là sự yêu thương lẫn nhau mà đời đời, kiếp kiếp con người cần phải lưu giữ.

 

Trở lại thời khởi thuỷ của chúng ta, hẳn mọi người còn nhớ đến truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ với cái bọc trăm trứng. Vốn dĩ người Việt Nam đều là con rồng, cháu tiên. Chính vì vậy mà sau này người ở rừng, người ở biển thì cũng vẫn là anh em một nhà, cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Nhiều người cho rằng đó chỉ là truyền thuyết và không có thật. Nhưng thông qua truyền thuyết ấy, chúng ta thấy được rằng người xưa đã gửi gắm mong ước về một sợi dây vô hình gắn kết giữa con người với con người. Người xưa đã mong ước như vậy và chúng ta, thế hệ con cháu sau này đã và đang thực hiện lời nhắn nhủ ấy.

Không biết ở nơi bạn sống thế nào nhưng ở nơi tôi sinh ra và lớn lên, mọi người sống với nhau gần gũi như anh em một nhà. Khi nhà người này gặp chuyện khó khăn, người khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Mới đây thôi, ông Tý ở gần nhà tôi mất đi người con trai. Vợ ông đã mất từ lâu do chết cháy, con gái ông thì bị tâm thần đang ở trong trại. Giờ đây ông chỉ còn có một mình. Tuổi đã cao, sức đã yếu, ông chẳng còn biết trông cậy vào ai ngoài những người hàng xóm của ông. Nhờ bà con hàng xóm xung quanh, rồi những người không thân thích nhưng hay tin ông gặp khó khăn đề sẵn lòng giúp sức. Chính mẹ tôi mỗi ngày đã nấu cơm và mang sang cho ông. Gia đình tôi tuy không có họ hàng với ông nhưng vì tấm lòng của mẹ tôi, ông đã gọi mẹ tôi là con và xưng bố.

Ở trường tôi mỗi năm đều có rất nhiều cuộc vận động ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lũ. Qua ti vi, báo đài, tôi nhận thấy rằng trên đất nước ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá. Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối đủ đầy. Tôi được đến trường mỗi ngày, tôi có cơm ăn, có áo mặc. Nhưng nhiều bạn nhỏ cũng như tôi lại không được đến trường và dường như chẳng có bữa cơm nào được no bụng. Tôi và các bạn thường gom quần áo không mặc đến hay sách vở đã dùng xong để gửi cho các em nhỏ ở vùng núi cao, những hoàn cảnh còn thiếu thốn. Với chúng tôi đó chỉ là những món đồ nhỏ nhưng với những người cần, tôi tin rằng nó thật sự có giá trị.

Bản thân tôi cũng luôn nên cao tinh thần giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như khi gặp một cụ già đang muốn qua đường, tôi sẽ giúp cụ đi sang đường. Có lần gặp một em nhỏ đang đứng khóc vì lạc mẹ ở trong trung tâm thương mại, tôi đã dắt em đến gặp các chú bảo vệ và nhờ các chú loa báo giúp. Ngay sao đó, mẹ của em đã đến đón em. Cô cảm ơn tôi nhưng tôi thấy đó là việc làm mà bất cứ ai ở trong hoàn cảnh như tôi cũng sẽ làm.

Có thể nói, lời khuyên mà người xưa gửi gắm thông qua câu ca cao là hoàn toàn đúng đắn. Việc giúp đỡ người khác không chỉ có ý nghĩa với người được giúp đỡ mà bản thân người giúp đỡ cũng sẽ thấy vui và hạnh phúc ở trong lòng.

Tham khảo!

Một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam đó là tinh thần tương thân, tương ái. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu ca dao gồm hai vế, ở vế đầu tiên, ông cha ta đã mượn hình ảnh “nhiễu điều” có nghĩa là tấm vải đỏ. Như vậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Đến vế câu thứ hai là “Người trong một nước phải thương nhau cùng” - những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Tóm lại, câu ca dao muốn khuyên nhủ con người cần phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.

Dân tộc Việt Nam có chung một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết sẻ chia, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, cuộc sống luôn tồn tại những điều thử thách, khó khăn. Con người sinh ra không phải ai cũng được sống trong sung sướng, hạnh phúc. Bởi vậy mà một tấm lòng sẻ chia, yêu thương sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Đó có thể là sự sẻ chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.

Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Những người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện... Hoặc cụ thể như năm 2020 vừa đi qua là một năm đáng quên nhưng cần phải nhớ. Hết trận lũ này đến trận lũ khác kéo đến mảnh đất miền Trung thân yêu. Nhà cửa, của cải đều mất trắng, thậm chí nhiều người đã phải bỏ mạng trước thiên tai khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tấm lòng của người dân Việt Nam lại hướng về đồng bào miền Trung với sự sẻ chia, yêu thương sâu sắc. Không chỉ ủng hộ bằng vật chất mà còn ủng hộ về tinh thần. Nhiều chiến sĩ bộ đội vì cứu người dân mà đã hy sinh cả tính mạng của mình.

Đối với một học sinh như tôi, bài ca dao là lời khuyên vô cùng quý giá. Nó giúp tôi biết yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn. Mỗi người hãy nhớ đến lời bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” để từ đó sống thật có ý nghĩa.

Như vậy, câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đem đến cho chúng ta một bài học ý nghĩa. Tình yêu thương luôn có một sức mạnh to lớn đối với cuộc sống của nhân loại.

8 tháng 5 2021

   TK:

  Từ ngàn đời nay, ông cha ta luôn đúc kết và gửi gắm những kinh nghiệm quý báu, những bài học về lẽ sống trong những câu ca dao tục ngữ. Đó là bài học về yêu thương, về sự đoàn kết, về truyền thống tôn sư trọng đạo,... Và câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" là một trong số đó.

      Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" mang đến cho chúng ta bài học có giá trị, ý nghĩa sâu sắc. Vậy nên hiểu câu ca dao này như thế nào? Trước hết, về nghĩa đen, "nhiễu điều" là một tấm vải tơ màu đỏ, quý hiếm và rất sang trọng. "Giá gương" là một vật dụng gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình, được người thợ thủ công chạm khắc một cách tỉ mỉ, tinh tế và thường dùng để đỡ những chiếc gương. Thêm vào đó, người ta thường dùng "nhiễu điều" để phủ lấy "giá gương" để bảo vệ "giá gương" không bị bụi bẩn bám và hoen ố trước những tác nhân từ bên ngoài. Nhưng câu ca dao không chỉ dừng lại ở nghĩa đen đó mà ẩn sau đó còn là nghĩa bóng, nghĩa sâu xa với bao bài học đáng trân quý. "Nhiễu điều" và "giá gương" chính là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những con người khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Từ đó, câu ca dao khuyên con người ta sống phải biết yêu thương, san sẻ, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

      Có thể thấy, câu ca dao đã đưa đến cho lớp lớp thế hệ sau một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân tộc, đó chính là truyền thống đoàn kết, biết sống yêu thương. Từ ngàn đời nay, truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện một cách rõ nét trong đời sống hằng ngày bằng rất, rất nhiều những việc làm cụ thể. Đó là tinh thần đoàn kết, kiên cường để cùng nhau chống lại kẻ thù xâm lược. Đó là sự chia sẻ, yêu thương, ủng hộ giúp đỡ những người có số phận bất hạnh hay hoàn cảnh kém may mắn. Hằng năm, có hàng loạt phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, người bị chất độc da cam, Tết vì bạn nghèo,... vẫn đã và đang diễn ra. Những hành động ấy chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho tinh thần đoàn kết, cho lòng yêu thương, nhân ái của dân tộc ta. Truyền thống tốt đẹp ấy đã mang lại cho cuộc sống của mỗi người bao điều thú vị và hạnh phúc. Biết yêu thương, biết sẻ chia chúng ta không chỉ mang đến niềm vui cho người khác mà còn là cách để bản thân mình cảm thấy hạnh phúc hơn. Sống yêu thương, đoàn kết sẽ mang lại cuộc sống ngập tràn ý nghĩa và ta sẽ nhận được sự yêu thương, quý mến và trân trọng của những người xung quanh. Có thể dễ dàng nhận thấy, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều người sống yêu thương, đoàn kết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân và chia rẽ những người trong một tập thể. Thật đáng buồn, đáng chê trách biết bao với những con người có suy nghĩ và hành động như thế.

       Sống đoàn kết, yêu thương và biết sẻ chia là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần cố gắng, nỗ lực để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Thêm vào đó, chúng ta cần mở rộng vòng tay, trái tim của mình với những số phận kém may mắn, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn và tích cực tham gia vào các phong trào quyên góp, ủng hộ,... để góp phần nhỏ bé của mình giúp đỡ những người xung quanh. Đặc biệt, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta có thể thể hiện lòng yêu thương, đoàn kết của mình bằng những việc làm nhỏ bé như giúp đỡ bạn khi bạn bị ốm, tham gia các phong trào quyên góp cho bạn nghèo do nhà trường tổ chức, tích cực tham gia giúp đỡ các gia đình thương binh, những người có số phận kém may mắn,...

      Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" đã đưa đến một bài học có ý nghĩa vô cùng to lớn về tình yêu thương. Dẫu đã trải qua hàng triệu năm nhưng đến nay, câu ca dao ấy vẫn còn nguyên giá trị, nó là hành trang, là bài học quý giá đối với mỗi người trên bước đường tương lai. 

 

16 tháng 4 2016

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.

Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em  nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật  chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “ Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “ Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.

9 tháng 9 2021

THÔI ĐỦ RỒI