K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2021

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Hok tốt^^

28 tháng 11 2021

bạn chép mạng

Trong cuộc đời, kiến thức rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Nhưng trong chúng ta không phải ai ai cũng đều được đi học cả đâu mà có rất nhiều người nghèo khó không có đủ điều kiện để đi học. Nhưng em cảm thấy may mắn vì là là người có thể đi học. Vì vậy, những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đối với em là những giây phút tuyệt vời, ấn tượng và khó phai.

Giờ đây tuy em đã là học sinh lớp Sáu rồi nhưng em luôn nhớ về mái trường thân yêu hồi Tiểu học. Vào hôm trước khi ngày khai trường diễn ra, em lấy làm hồi hộp và trong đầu cứ suy nghĩ về nhiều thứ liên quan đến trường lớp nào là “mình sẽ vào học ngôi trường như thế nào đây?”, “bạn bè có tốt không?”, “thầy cô có dữ không?”. Và những ngày này, ba mẹ em đều rất bận rộn. Không phải bận rộn vì công việc mà vì lo cho ngày khai trường đầu tiên của em. Ba thì đi mua giấy bao vở, dán nhãn, tập vở. Mẹ thì đi mua sách giáo khoa, đồng phục... Khi ngồi cùng mẹ bao tập, tôi cứ nói thầm trong lòng không được làm dơ bất cứ cuốn tập nào nhưng suy nghĩ đó không được thực hiện tốt. Tôi đã làm rách bìa giấy bao tập. Tôi liền òa khóc lên nhưng nhờ mẹ tôi dỗ dành, an ủi nên tôi mới thôi không khóc nữa. Ba thì chỉ cho tôi bao vở làm sao cho đúng cách và cẩn thận, dán nhãn ra sao cho đẹp và dính chặt. Mẹ thì  viết tên của em lên các giấy nhãn đó. Ôi! Những con chữ như rồng bay phượng múa thật tuyệt đẹp. Tập vở, sách giáo khoa, bút viết, cặp táp đều đã sẵn sàng. Đến tối, em không tài nào ngủ được, phải một lúc sau tôi mới thiếp đi vì em nghĩ mãi đến ngày vào lớp Một đặc biệt của em. Đến sáng, sau khi đã thức dậy làm vệ sinh cá nhân xong thì mẹ chở tôi đến trường trên chiếc xe đạp, Trên đường em thấy có rất nhiều bạn mặc đồng phục mới, khuôn mặt của các bạn ấy vừa có chút lo sợ vừa có chút hào hứng. Em cảm cũng có cảm giác giống như vậy, lo sợ vì em không biết các bạn có thân thiện không? Thầy cô có yêu quý em không? và vui vẻ vì được mặc đồng phục mới được học kiến thức mới...Sau khi bước vào trường, thì em thấy trường em vừa rộng rãi mà vừa đẹp đẽ nữa. Những cái cây cao cao có màu sắc đỏ thắm. Tôi giật thót tim khi nghe thấy tiếng trống khai trường vang lên “Tùng... Tùng... Tùng”. Cả trường bắt đầu xếp hàng ngay ngắn trên sân, sau khi xếp xong thì các bạn liền chuyền ghế cho nhau và bắt đầu ngồi xuống. Buổi lễ khai giảng bắt đầu với lời kính chúc các bạn học sinh lớp Một khi bước vào khôi trường mới từ cô hiệu trưởng và các tiết mục văn nghệ đặc sắc và thú vị. Cuối buối lễ cô hiệu trưởng thay mặt tất cả thầy cô đánh tiếng trống trường đặc biệt. Đến giờ ra chơi dường như chỉ có khoảng mười lăm phút. Em ngồi trong lớp, không biết chơi với ai. và chơi trò gì nhưng có một đám bạn đến rủ em chơi cùng. Em cảm thấy xúc động làm sao! Khi ra về, em vẫy tay chào tạm biệt các bạn mới của mình và lên xe. Bóng các bạn xa dần và tôi cảm thấy trong lòng mình dâng lên một cảm xúc xao xuyến lạ thường với ngồi trường tiểu học vừa mới lạ vừa gần gũi.

Ngày đầu tiên đi học của em thật thú vị. Những kỉ niệm tuyệt vời ấy luôn đọng lại trong trí óc của tôi và cũng những kỉ niệm ấy thúc giục tôi vào việc học tốt hơn. Đó cũng là hành trang cho em vững bước trên con đường dẫn đến sự thành công trong xã hội.

8 tháng 12 2021

đù ko chép chết mangjai biết được

8 tháng 12 2021
Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng trờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo Những bài ca dao
12 tháng 11 2021

nma thế này có dài qa khum a

12 tháng 11 2021

Bạn tham khảo ạ :

"Việt Nam quê hương ta" là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi viết về quê hương, đất nước. Bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Tiếp đến, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước.

Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Sau đó, nhà thơ tiếp tục cho người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa). Cùng với tình nghĩa thủy chung - “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”. Và cả sự tài hoa, khéo léo của con người - “tay người như có phép tiên”. Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam. Như vậy, bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc.

Cre: https://download.vn/viet-doan-van-ghi-lai-cam-nghi-ve-bai-tho-luc-bat-51257

Ai ai trong gia đình em cũng mong chờ đến buổi tối giao thừa của năm cũ. Mẹ em thì dọn dẹp nốt nhà cửa, sau đó chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa. Bố em thì xem xét lại mọi thứ, xem đã đủ chưa hay còn thiếu gì đó. Em thì phụ mẹ bày bánh kẹo, ấm chén ra bàn để tiếp khách. Sau cùng, cả nhà em quây quần bên nhau xem chương trình Gặp nhau cuối năm, chương trình mà cả nhà em đều yêu thích. Tiếng nói, tiếng cười tràn ngập khắp không gian, len lỏi trong tâm hồn mỗi người. Cùng với đó, chia sẻ những câu chuyện của mình trong năm qua và chuccs nhau những lời đẹp nhất.Thời khắc giao thừa quả thật thiêng liêng khi cùng ngồi bên gia đình, ngắm pháo hoa trong niềm hân hoan chào đón một năm mới với nhứng dự định mới lại đến. 

18 tháng 3 2021

Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngủ dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.

Nhân hoá
Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi

15 tháng 12 2021

Trong kho tàng ca dao lục bát, em đặc biệt yêu thích câu thơ:

Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Hình ảnh so sánh giữa lời nói và con bướm khiến em rất thích thú. Tác giả dân gian mượn hình ảnh con bướm chập chờn, đậu rồi lại bay, không để lại dấu vết gì. Để phê phán những người chỉ thích nói chứ không thích giữ lời hứa. Lời nói của họ như con bướm, nói ra rồi lại bay đi mất, chẳng giữ lại được gì, chẳng thực hiện được những gì mình nói. Qua hình ảnh ấy, ông cha ta nhấn mạnh với con cháu bài học về chữ “tín”, nói được thì phải làm được. Bài học giá trị ấy được gói gọn trong hai câu thơ lục bát, vừa dễ nhớ lại vừa dễ nghe.

15 tháng 12 2021

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.

25 tháng 12 2021

no good thơ lục bát

25 tháng 12 2021

có chuyện j ko bạn