K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Tố Hữu là nhà thơ có nhiều cống hiến cho cách mạng và thơ ca Việt Nam. Ở ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ ca. Ông được xem là lá cờ đầu, cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng với những vần thơ làm rung động trái tim của nhiều thế hệ người đọc khi ông viết về lí tưởng, Tổ quốc, Bác Hồ, người lính, người mẹ. Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của tập thơ “Từ ấy”.Đó là tiếng lòng của chàng thanh niên 19 tuổi say mê lí tưởng, tha thiết yêu đời, hăng hái hoạt động, bị giam cầm, tách biệt với cuộc sống bên ngoài. Khổ thơ đầu của bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp một bức tranh mùa hè trong tâm tưởngngười chiến sĩ cách mạng khi bị trói buộc trong nhà tù đế quốc; bốn dòng cuối là tâm trạng bất bình trong cảnh ngục tù.

9 tháng 12 2021

???????????????????????????????????????????????????

CHƯA ĐI

26 tháng 10 2016

Nghệ thuật:
-Lựa chọn ngôi kể,ng kể chuyện tạo nên 2 mạch kể lồng ghép độc đáo.
-Miêu tả = ngồi bút đậm chất hội họa,..
-Liên tưởng,tưởng tưởng phong phú.
Ý nghĩa:
2 cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền vs những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của ng họa sĩ làng ku-ku-rêu.
còn nhận xét thì mình k biết.

4 tháng 11 2016

cám ơn bạn nhé

 

6 tháng 3 2021

Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao nhiêu bài thơ hay viết về trăng và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của mình, Bác luôn coi trăng là người bạn tri ân, tri kỉ. Bài thơ Ngắm Trăng – Vọng nguyệt là một trong những bài thơ đặc sắc của Người được lấy nguồn cảm hứng từ trăng.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Thật vậy, một trong những thú vui tao nhã của giới văn nhân, tài tử xưa là uống rượu, đánh cờ, xem hoa nở, ngắm trăng bên cạnh bạn hiền. Trăng chỉ xuất hiện ban đêm, khi mọi bận rộn mưu sinh thường nhật được tạm nghỉ ngơi, con người có chút phút giây thảnh thơi cho riêng mình. Con người thường ngắm trăng lúc nhàn nhã, thảnh thơi, tâm hồn không quá lo lắng và không quá đau khổ. Vậy mà, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, có một không hai: Tháng 8 – 1942, Bác từ Pác Bó bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, để ghi lại những ngày gian khổ đó. Bài thơ Ngắm Trăng – Vọng nguyệt nằm trong tập Nhật kí trong tù. Bài thơ cho chúng ta biết Bác Hồ ngắm trăng, thưởng trăng trong hoàn cảnh bị tù đày gian khổ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Trong bốn bức tường của phòng giam với những xiềng xích đớn đau, Bác Hồ vẫn ung dung ngắm trăng:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

Trăng soi vào nhà tù làm cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ, người tù trở nên bồi hồi, xao xuyến và phân vân vì cảnh đẹp thế, trăng đẹp thế thì “biết làm thế nào”. Lẽ dĩ nhiên, cuộc sống trong tù rất khổ cực và thiếu thốn, lấy đâu ra hoa, và rượu cho thi nhân thưởng trăng. Hai từ “vô” điệp lại khẳng định được sự thiếu thốn đó. Thế nhưng, trước cảnh đêm trăng sáng đang mời chào, thưởng thức người chiến sĩ cách mạng ao ước rằng một lần có rượu và có hoa để đối đãi với trăng thật đủ đầy. Đây chính là một nỗi băn khoăn, một ước ao đầy thơ mộng của thi nhân. Bởi đây là một người tù đặc biệt, một tâm hồn thanh cao, khát khao hòa hợp với thiên nhiên trời đất. Bởi chỉ có con người với tâm hồn nghệ sĩ và một tình yêu thiên nhiên bao la, bát ngát mới có được những niềm xúc động và khát khao hết sức lãng mạn ấy. Niềm băn khoăn, trăn trở của thi nhân cũng thể hiện một bản lĩnh vững vàng của con người bất chấp gian khổ của cuộc đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc đời.

Thi nhân, người chiến sĩ cách mạng ở trong tù, ngưỡng vọng ra ngắm trăng. Và, cũng thật tài tình, ở bên ngoài, ánh trăng sáng vằng vặc cũng đang “nhòm khe cửa” để “ngắm nhà thơ”:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Câu thơ tuyệt hay với nghệ thuật đăng đối. Hai đầu của hai câu là người và trăng (nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai câu, giữa người và trăng là các song sắt chắn giữa thật thô bạo. Người và trăng bị chắn bởi song sắt của nhà tù. Thế nhưng không hề bị cách biệt. Mà ngược lại, giao hòa, giao cảm với nhau. Tầm mắt con người vượt qua song sắt ghê tởm để thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên của đất trời, của tự do. Còn trăng, ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, sẻ chia với người tù. Với biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã khắc họa ánh trăng đâu còn là một vật vô tri, vô giác mà là như gương mặt của một con người, có tâm hồn, có niềm đồng cảm. Trăng trở thành người bạn tâm giao, tri ân, tri kỷ với thi nhân. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Phút giây đó thật đẹp biết bao. Dường như mọi đau thương, khổ đau, khó khăn của nhà tù Tưởng Giới Thạch đã không còn nữa. Thay vào đó là những giây phút lãng mạn, thăng hoa của người tù cách mạng, của trăng. Không còn tù ngục, không còn xiềng xích, chỉ còn “trăng sáng” và “nhà thơ”: tri kỉ.

Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng dường như bất chấp cả song sắt cản ngăn, không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,… của chế độ nhà tù khủng khiếp để tâm hồn bay bổng tìm đến vầng trăng thân thiết. Để làm được điều đó, người chiến sĩ cách mạng phải là một người có tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm.

25 tháng 11 2016

Bước 1: Đầu tiên yêu cầu 3 thần đứng thành 1 hàng. Hỏi vị thần đứng ở giữa :

"Chỉ có duy nhất 1 trong hai mệnh đề sau đây đúng phải không : "Ba" nghĩa là Đúng (1) và thần đứng bên phải ông thường xuyên nói thật hơn thần đứng bên trái ông phải không (2)?"

Giả sử vị thần đứng giữa không phải là thần B (Ba phải). Vì vậy:

- "Ba" được coi là "thần B ở bên trái" trong khi đó "Ca" được coi là "thần B ở bên phải".

Giải thích rõ hơn :



A, B, C Ba = Đúng Ba = Sai

----------------------------

D, T, B Ba Ba

B, T, D Ca Ca

T, D, B Ba Ba

B, D, T Ca Ca

Nếu câu trả lời là Ba , chọn thần bên phải ông ấy, nếu là Ca thì chọn thần bên trái ông ấy. Ta đã giả sử vị thần ở giữa không phải là thần B (đã giả sử) cho nên vị thần ta chọn cũng không phải là thần B. Mặc khác chúng ta cũng có, nếu vị thần ở giữa là thần B thì vị thần ta chọn dĩ nhiên cũng không phải là thần B.

Tóm lại, câu hỏi 1 giúp ta chọn được 1 vị thần không phải là thần B.

Bước 2: Yêu cầu vị thần ta đã chọn vào đứng giữa hai thần kia.

Sau đó hỏi ông ta câu hỏi giống câu hỏi 1. Và ta tìm được thần B .

Xong câu hỏi 2.

Bước 3: Hỏi vị thần ở giữa câu 3 : "Ba nghĩa là "Đúng" phải không?"

Nếu ông ta là thần D , ông ta luôn trả lời là "Ca" bất kể "Ca" là "Đúng" hay "Sai" vì ông ta luôn nói ngược với sự thật (thử đi)

Nếu ông ta là thần T, ông ta luôn trả lời là "Ba", bất kể "Ba" là Đúng hay Sai (tương tự).

Vì vậy, dựa vào câu trả lời của ông ta ta xác định được ông ấy là thần T hay thần D.

Ta đã biết được ai là thần B và giờ là 1 thần nữa ,và dĩ nhiên là suy ra được thần còn lại.

30 tháng 11 2016

Câu TL rất chính xác

11 tháng 2 2023

Gợi ý cho em:

Ngôi trường ... (tên trường) đã dạy em biết bao nhiêu điều hay, nâng bước em vào đời và đưa em đến gần hơn với những ước mơ. Dù mai sau này, trường ... vẫn luôn là ngôi nhà thân yêu của em.

12 tháng 11 2016

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Và lúc đó tôi cứ ngỡ chỉ có cha mẹ là cho tôi tình cảm nhiều nhất. Nhưng không. Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi tôi được cắp sách tới trường thì tôi đã nhận được tình cảm của thầy cô dành cho tôi. Đối với tôi cô như là một người mẹ hiền trên con đường học vấn.

Từ ngày đầu tiên được đi học tôi cảm thấy như mình lớn hơn. Và cô Thu là người đã dạy cho tôi đầu tiên nên tôi đã dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Được ở bên cô tôi mới cảm nhận được hết những điều ở cô. Cô có những nét thật là đáng yêu. Bởi vì vậy mà học sinh chúng tôi luôn dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng tôi với nụ cười xinh. Cô có một làn da trắng mịn nên các thầy giáo trên trường đều thích cô. Nghe cô giảng bài thì thật là thích thú, sức hấp dẫn của bài không chỉ là do bài hay mà còn do cái giọng mượt mà của cô. Mỗi khi đến lớp trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên, cô như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Tôi luôn cố gắng để làm cô vui lòng. Càng nhìn thấy cô tôi càng thấy được sự quan trọng của cô trong lòng tôi. Đối với tôi cô như là người lái đò cần mẫn, âm thầm trên bến thời gian đưa từng thế hệ học sinh này rồi thế hệ học sinh khác đến bên bờ tri thức vô tận. Và với tôi niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là được cắp sách tới trường, được trải qua một thời gian bên thầy cô, được nghe những lời giảng ngọt ngào của cô. Thật bất hạnh cho những trẻ em không được đi học. Họ sẽ không được người mẹ thứ hai che chở và dạy bảo. Họ sẽ không cảm nhận được những điều kỳ diệu, những tình cảm mà cô mang lại. Tôi sẽ luôn trân trọng cái tình cảm đáng quý đó và không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt cô.

Cô luôn dành tình cảm yêu thương ngọt ngào cho tôi. Cô là người dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng tôi. Cô như là những người thầm lặng đưa chúng tôi đến những đỉnh cao của kiến thức, cho chúng tôi một tương lai tươi đẹp. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim tôi, như sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời. Nhớ những ngày nào, khi chúng tôi mới bước vào lớp, cô đã nói rằng: “Các em hãy tự tin lên, cô tin chắc các em sẽ thành công”. Những lời đó đã khắc sâu vào tâm trí tâm.

Nhưng bây giờ lời nói đó đâu còn nữa, hình ảnh đó cũng đâu còn nữa. Chỉ còn những tình cảm mà cô dành cho tôi, được tôi cất trong tận đáy lòng. Tôi biết, bây giờ tôi không còn được gặp cô nữa bởi một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của cô. Dù thời gian có như thế nào, dù tương lai có ra sao nhưng hình ảnh của cô vẫn mãi trong trái tim tôi cùng với những kỷ niệm xưa. Sau này khi tôi đã lớn tôi vẫn mãi mãi nhớ về cô.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Cô mãi mãi là người đỡ đầu cho tôi. Không bao giờ tôi có thể quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của cô.

 

8 tháng 11 2016

Mỗi năm đến tháng 11, tôi lại nghe văng vẳng câu nói trên các phương tiện truyền thông đại chúng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Qua đó thể hiện tấm lòng tôn kính của xã hội với thầy cô.

Thế là đã bước vào tháng 11 – tháng của những điểm mười chói lọi kính dâng cho thầy cô. Lòng tôi dâng lên một nỗi niềm khó tả. Cũng như các bạn khác, tôi muốn dành tặng điều gì đó thật thiêng liêng cho quý thầy cô, những người đã uốn nắn chúng ta từ đứa trẻ thơ ngây thành những học sinh xuất sắc. Đó chỉ là vật chất làm cho thầy cô cảm thấy được an ủi trong ngày danh riêng cho lí tưởng cao đẹp của mình. Tôi thấy mình cần có một món quà tinh thần cho thầy cô, và món quà ấy sẽ luôn trong tâm trí thầy cô để bất cứ phút giây nào đó trong cuộc sống khi nớ đến thầy cô sẽ cảm thấy ấm lòng hơn vì những điều vô cùng giản dị mà những đứa con dành cho.

Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Thầy cô đã không tiếc công sức dạy dỗ, đêm đêm thức bên trang giáo án, tìm kiếm, sưu tầm cách dạy khiến học sinh dễ hiểu… Còn biết bao điều khác mà quý thầy cô làm cho chúng ta nhưng học sinh lại quá thờ ơ không thể nhìn hết được. Có thể nói rằng thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời chúng ta. Họ luôn luôn nâng đỡ, dìu dắt và sẵn sàng tha thứ khi chúng ta mắc sai lầm. Tình yêu thầy cô dành cho học trò thật cao cả biết bao!

Trong quãng đời học sinh và ít nhất là mười năm, các bạn có dám nhận là chưa lần nào nói rằng thầy (cô) là người có hai bộ mặt khác nhau. Nhưng thật ra chúng ta đang hiểu lầm thầy cô đấy, có ai muốn học trò ghét mình không hay chẳng qua là và vì quá thương yêu học sinh nên thầy cô bắt buộc phải trở thành như vậy. Chúng ta không thể nào biết rằng sau những câu la rầy của thầy cô là một tâm trang hết sức buồn không thầy cô nào muốn là học sinh cả nhưng vì muốn tốt cho chúng ta và muốn học sinh phát nhân phẩm một cách toàn diện nên thầy cô chấp nhận trở thành một con người khác trái hẳn với tính cách của mình.

Sau mỗi tiết dạy, nhìn những giọt mồ hôi lăn trên tráng và ướt đẫm áo, lòng tôi bất chợt xót xa. Nhưng các bạn khác có ai biết đâu, có ai từng nắm nhìn kĩ bất cứ một thầy cô nào, nhìn bằng cả tấm lòng thì sẽ thấy thầy cô như mỉm cười sau một tiết truyền thụ kiến thức khiến học sinh hiểu bài và ngược lại. Tôi xin cam đoan là không và nếu như có đi chăng nữa thì cũng chỉ là cảm xúc thoáng qua. Có thể chúng ta cho rằng đó là bổn phận, trách nhiệm của giáo viên. Chúng ta vào học thì đã đóng học phí cho nhà trường thì coi như đó là sự trao đổi công bằng nhưng đó có thật sự là công bằng không khi thầy cô tốn bao công sức, tâm huyết, yêu thương chúng ta và xem như là một phần của cuộc sống, niềm vui.

 

Khi chúng ta rời khỏi con đường học vấn, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, tuổi xuân đang phơi phới vẫy gọi thì lúc đó thầy co đã về tuổi xế chiều. Suốt cả cuộc đời dạy học thầy cô nhân được gì? Niềm vui? Có đấy nhưng nỗi buồn thì lại rất nhiều. Những cơn giận được biểu thị qua thái độ, hành động khi thầy cô la rầy hoặc bị điểm kém. Những điều đó tuy rất đơn giản và đến với chúng ta chỉ trong phút chốc nhưng lại là một vết thương trong lòng thầy cô.

Tình cảm thầy trò rất thiên liêng, cao cả. Và công lao thầy cô được ví như người lái đò thầm lặng chở học trò qua sông. Dù cho con sông đó phẳng lặng hay phong ba bão táp thì thầy cô vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Từng chuyến đò qua là biết bao thế hệ trưởng thành nhưng khi con thuyền đó quay trở về để tiếp tục sự nghiệp thì chỉ còn một mình thầy cô “lẻ bóng”, học trò đã đi xây dựng sự nghiệp, cuộc sống mới, có ai còn nhớ đến người đã chở con thuyền tri thức và tình thương đó không? Nhưng thầy cô không hề nghĩ đến, đơn giản là vì thầy cô biết rằng đó là quy luật sống và là lương tâm của một nhà giáo chân chính. Thầy cô không mong sau này học trò sẽ nhớ đến mình, sẽ quay trở về và báo đáp công ơn dạy dỗ mà chỉ hi vọng những đứa trẻ đó sẽ thành công, mang danh dự về cho quê hương, đất nước thế là đã làm cho thầy cô vui lòng. Buồn lắm chứ, và cả thương nữa, không đành lòng xa những đứa con yêu dấu trong đại gia đình nhưng biết làm thế nào đây, thầy cô không thể nào mãi mãi giữ chúng ta bên mình để dạy dỗ. Chúng ta như những con chim non đang tập bay, khi đủ trình độ thì phải thả con chim đó ra để cho chúng bay lượn trên bầu trời tự do. Đay là nỗi buồn sâu lắng nhất và là nỗi niềm chung của tất cả những người theo nghiệp Nhà giáo.

Không chỉ dạy chữ, quan trọng hơn cả là thầy cô dạy chúng ta cách làm người. Uốn nắn, rèn luyện chúng ta trở thành con người nhân nghĩa, lễ phép… công ơn thầy cô không có gì so sánh được. Ngày 20/11 sắp đế, tô vô cùng hân hoan. Vui mừng chào đoán Ngày vinh danh những người Nhà giáo nhưng đồng thời cũng rất buồn vì đây là dấu hiệu báo rằng chúng ta chỉ còn sau tháng nữa bên cạnh thầy cô thôi. Thế là đã ba tháng trôi qua rồi, thời gian thoăn thoắt như thoi đưa, ước như thời gian quay được trở về thời điểm mới bước vào ngôi trường này để được từng thầy cô ân cần dạy dỗ.

Trong cuộc sống tất bật, nhộn nhịp của xã hội và đầy rẫy những cạm bẫy của cuộc đời chúng ta cảm thấy mệt mỏi, muốn quay về và muốn quay về bến đồ xưa thì thầy cô là người luôn chờ đợi và dang tay ra để chào đón những đứa con thân yêu trở về.

Chúng ta hãy dùng trí óc và con tim để ghi khắc từng kỉ niệm, từng chút một để chúng ta sẽ không lầm đường lạc lối trong cuộc đời tấp nập xô đẩy với vô vàn sóng gió. Chúng ta hãy tự tin và đứng vững trên đôi chân mình và hãy tin rằng thầy cô luôn bên cạnh, sẵn sàng nâng đỡ khi chúng ta cấp ngã.

Ngày hôm nay đây tất cả những đứa học trò thần yêu đang cùng chung nhịp tim đang hướng về ngày 20/11 để bày tỏ lòng biết ơn, Kính trọng vô vàn đối với thầy cô. Tuy không thể thốt ra vì những điều thiêng liêng và thầm kín nhất không thể nói ra bằng lời nhưng tôi vẫn muốn nói rằng. “Thầy cô ơi! con thường thầy cô lắm!”.