K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

TK

Bến quê là một câu chuyện hay về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. (1) Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như nhân vật Nhĩ trong “Bến quê”. (2) Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi khi rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm một chỗ, mới chợt nhận ra rằng: gia đình là tổ ấm cuối cùng, là nơi nương tựa vững chắc nhất khi ta gặp bất hạnh. (3) Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. (4) Nhĩ đã từng đi “không sót một só xỉnh nào trên trái đất” nhưng khi chẳng may bị bệnh hiểm nghèo, bị liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại phụ thuộc hoàn toàn vào những người khác. (5) Chính trong khoảnh khắc này trong anh lại bừng lên khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện.(6)

 

* Các thành phần biệt lập và khởi ngữ:

- Hình như: thành phần tình thái.

- Cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta: phụ chú.

- Cái chân lí ấy: khởi ngữ.

- Tiếc thay: cảm thán.

10 tháng 3 2022

:))))???

26 tháng 5 2021

1/ Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là nghị luận kết hợp tự sự

2/Nội dung của đoạn trích trên là nói về sự xuống cấp của văn hóa dân tộc theo thời gian.

3/ Biện pháp tu từ dc xài trong câu là liệt kê

Tác dụng: làm rõ sự xuống cấp của văn hóa dân tộc Mường nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung

4/ Là một học sinh, ta nên tìm hiểu về bản sắc văn hóa của dân tộc.Hãy hiểu và phát huy bản sắc dân tộc của Việt Nam. Không làm phai mờ, làm trái với đạo đức của dân tộc.

14 tháng 8 2021

Tham khảo:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm

Câu 2: Nội dung chính là: Bài thơ khắc họa hình ảnh lạ mắt: chiếc xe không kính, tác giả làm nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn dũng cảm, bất chấp khó khăn, thể hiện niềm lạc quan tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

Câu 3:

a) - Điệp từ "không có kính", "bom"

- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho bài thơ đồng thời nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, đi cạnh những động từ mạnh khiến khổ thơ tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu.

b) - Điệp từ ''nhìn''

- Tác dụng: tạo nhịp điệu, nhấn mạnh cái nhìn chăm chú nhưng có phần lơ đãng, ung dung của người chiến sĩ

Câu 4: Gợi ý làm bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ

- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.Cái nhìn lạc quan vào hiện thực

⟹ Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.



 

15 tháng 10 2021

Tham khảo nha em:

Cái này có 3 PCHT:

A: Cậu thấy thời tiết hôm nay thế nào ?

B: Tớ vẫn chưa học bài xong cậu ạ => vi phạm phương châm quan hệ

A: Thế à mang bài tập đây tớ chỉ cho

B: Bọn mình sang nhà Lan rủ bạn ấy ra công viên chơi đi => vi phạm phương châm quan hệ

A: Nhưng cậu vẫn chưa làm bài tập xong mà

B: Mày oai làm bài tập xong thể hiện với người khác chứ gì, tao chưa làm xong thì mặc tao không cần mày quan tâm => vi phạm phương châm lịch sự

A: Không phải như thế đâu tớ muốn giúp thật mà

B: Mày đừng có giả vờ mày đang nói móc tao chứ gì chê tao học ngu, lười biếng còn mày thì học hành giỏi giang chứ gì => vi phạm phương châm lịch sự

A: Sao mày lại nghĩ tao như thế, mày bị điên thật rồi =>vi phạm phương châm lịch sự