K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2018

tự nhiên lại hỏi như thế, xàm quá, người ta tặng gì kệ người ta, nói cho bạn biết làm gì 

19 tháng 11 2018

Mình tặng thiệp á! ( Vừa rẻ vừa tiện lợi!)

7 tháng 12 2017

Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường hướng vể những hình ảnh, những sự việc bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con, bà cháu,... Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh cả nước chống dế quốc Mĩ xâm lược. Như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân Quỳnh hướng vào chủ đề bao trùm của cả nền văn học bấy giờ là lòng yêu quê hương, đất nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân, trước hết là của những người cầm súng. Do đó, tuy bài thơ có nhiều kỉ niệm riêng của bản thân nhà thơ, nhưng hình tượng nhân vật trữ tình lại là người chiến sĩ đang trên đường hành quân, ra tiên tuyến. Cái tôi riêng của người nghệ sĩ và cái ta chung của cả thế hệ, cả dân tộc hoà hợp tự nhiên, hồn nhiên, toả ra những cảm hứng vừa thân thương, gần gũi vừa cao cả thiêng liêng, lay động lòng người.

Đây là tác phẩm viết theo thể thơ tự do, trừ cụm từ Tiếng gà trưa ba tiếng, còn lại, mỗi câu thơ gồm năm âm tiết, nối nhau, mở đầu và kết thúc theo ý tưởng và cảm xúc của nhà thơ. Ta có thể coi bài Tiếng gà trưa là thơ ngũ ngôn, một thể thơ gốc Việt Nam, bắt nguồn từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian. Bài thơ, vì thế, có giọng điệu kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tự sự, miêu tả và biểu cảm xen nhau. Trong bài thơ, cụm từ ba âm tiết Tiếng gà trưa điệp lại bốn lần ở đầu mỗi khổ thơ. Mỗi lần cất lên, câu thơ ấy gợi một hình ảnh, hoặc sự việc trong kỉ niệm tuổi thơ của chính tác giả và của nhân vật trữ tình - người chiến sĩ đang hành quân. Điệp ngữ Tiếng gà trưa như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các đoạn thơ vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Dựa vào mạch cảm xúc và diệp ngữ ấy, chúng ta có thể hiểu và suy ngẫm về bài thơ theo ba đoạn : Tiếng gà cất lên trên đường hành quân - đoạn một (khổ một, bảy câu đầu) ; Tiếng gà gọi về tuổi thơ - đoạn hai (khổ hai, ba, bốn, năm, sáu - hai mươi sáu câu tiếp theo) ; Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu - đoạn ba (hai khổ thơ cuối).

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.

Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Người chiến sĩ chống Mĩ cứu nước - đoàn quân ra tiền tuyến, trong đó có nhà thơ - kể một sự việc bình thường mà thú vị. Trên đường hành quân, lúc lạm nghỉ ở một xóm nhỏ bên đường, chiến sĩ ta bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ vang lên Cục... cục tác, cục ta. Câu thơ ghi âm tiếng gà kêu nghe rất đỗi thân thương, gần gũi. Tiếp sau đó, điệp từ nghe nối nhau, nhắc lại ba lần như những dư ba kì diệu của tiếng gà. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi nơi người chiến sĩ và ... đánh thức những kì niệm xa xưa, gợi về tuổi thơ, đưa các anh, các chị sống lại những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp nhất của đời người. Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong những ngày cả nước chống Mĩ sôi động và quyết liệt. Đoạn mở đầu này kể về một sự việc đời thường, thơ mộng, góp phần làm dịu bớt không khí nóng bức của chiến tranh, mở ra một không gian và thời gian thanh binh sâu lắng giúp cho những người lính, những bạn đọc thuở ấy cũng như chúng ta ngày nay được chút thời gian yên tĩnh trong cõi lòng để lắng sâu.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Càng về cuối, kỉ niệm tuổi thơ càng da diết cảm dộng. Qua những dòng thơ êm nhẹ, thánh thót như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà Việt Nam hiện lên đẹp như một bà tiên vậy. Bà dành tất cả sức lực và tình thương yêu cho đứa cháu nhỏ. Bà đã tần tảo, chắt chiu chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con, như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ, nhỏ bé của đứa cháu yêu. Hình ảnh đứa cháu được mặc bộ quần áo mới do công lao nuôi gà của bà ban tặng, hồn nhiên, ngây thơ làm sao. Chí là "cái quần chéo go", "cái áo cánh trúc bâu" (những loại vải rẻ tiền, mà ngày nay ít người dùng) nhưng đứa cháu - chắc là một cô gái - đã vô cùng cảm động, sung sướng. Đấy đâu chỉ là bộ quần áo dài rộng, cựa quậy một tí là bật ra tiếng sột soạt, mà là biết bao hạnh phúc, biết bao tấm lòng bà đã dành cho cháu. Hình ảnh và tâm trạng người thiếu niên - những chiến sĩ chống Mỹ thuở ấu thơ - được khắc hoạ chân thực, mang bản chất nông dân, bản sắc Việt Nam, thật là đáng trân trọng. Đó là những con người giản dị, được lớn lên trong tình thương yêu, nâng đỡ của quê hương, của những người ruột thịt. Được hưởng hạnh phúc ấy, họ thực sự cảm động và mãi nhớ ơn quê hương, ông bà, cha mẹ. Riêng với nữ sĩ Xuân Quỳnh, có lẽ mối tình sâu nặng và ân nghĩa nhất là tình bà cháu. Nếu không nhớ thương, biết ơn bà, làm sao mà viết được những câu thơ, ghi lại được những kỉ niệm đẹp như thế. Thơ với đời, hiện tại và quá khứ cứ đan xen, gắn bó hài hoà, tự nhiên, hồn nhiên, trong veo như nắng trưa và gió mát ngày hè vậy.

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

Tiếng gà trưa Mang bao nhiều hạnh phúc,
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng. Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước: Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng. Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mớ rộng hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở, giục giã những chiến sĩ - trong đó có nhà thơ Xuân Quỳnh - hãy chắc tay súng tiến lên chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ gia đình, làng xóm quê hương và nền Độc lập, Tự do của Tổ quốc. Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn. Bài thơ viết theo thể thơ năm tiếng có cách diễn đạt chân thành, tự nhiên vừa miêu tả biểu cảm, vừa tự sự biểu cảm bằng nhiều hình ảnh, ngôn ngữ bình dị, lay động lòng người. Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý. Tóm lại, bài thơ Tiếng gà trưa viết về một loại âm thanh quen thuộc, bình dị trên quê hương, đất nước ta, nhưng đã thể hiện những suy nghĩ rất sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp của nữ sĩ Xuân Quỳnh. "Tiếng gà trưa" đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết. Những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu nước và nhắc nhà chúng ta tinh thần, trách nhiệm đối với đất nước.
10 tháng 12 2017

Đối với mọi người, hồn quê có thể là cây đa, bến nước, mái đình,có thể là bếp rơm bập bùng buổi sáng, tiếng gà gáy,ve kêu,đôi khi lại là cánh đồng lúa vàng .Nhưng với tôi, thì hồn quê là Cốm.

Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ. "Cốm" thứ quà từ lúa nếp non, hạt ngọc của đất trời được làm ra từ những đôi tay cần mẫn của những bác nông dân Hà Nội. Xen lẫn thưởng thức với "Cốm" là "trà sen", thứ trà được ướp từ những hạt sen ở Hồ Tây, được ví như tinh hoa của trời đất. Sự kết hợp tinh tế giữa trà sen Hồ Tây và cốm làng Vòng đã tạo sự khác biệt cho quán.

Ngồi nhâm nhi uống một cốc trà sen và ăn những hạt cốm xanh quả là cách thưởng thức thanh cao, nơi hội tụ đỉnh cao của cái tinh tế, phong cách tao nhã, thanh lịch và thú chơi thanh đạm của người Tràng An. Sự ấn tượng về quán còn nữa khi bước vào đây là sự đón tiếp nồng hậu của những cô gái mặc áo yếm màu tím, cầm trên tay là những bông sen còn mơn mởn khoe sắc, đứng chào khách và còn được nghe các cô giới thiệu về cách thưởng thức trà; rót trà. Đây quả là cách phục vụ rất làm hài lòng khách mà anh thấy chỉ có ở đây. Quán có một không gian thoáng đãng, được trang trí rất hài hòa giữa thiên nhiên và những đồ dùng mộc mạc làm tôn lên vẻ đẹp thuần túy của quán. Nghe kể về lịch sử hồ Tây và cảm nhận những làn gió mát của mùa thu Hà Nội, đó là những giây phút thật tuyệt vời.

Mỗi độ heo may về, trong ký ức của người Hà Nội lại nhớ đến hương cốm ngầy ngậy của làng Vòng. Quả thực, bức tranh thu Hà thành sẽ thiếu hụt biết bao nếu thiếu đi một nhúm nếp xanh bọc trong lá sen và quấn sợi rơm non, một thứ quà quê kiểng đặc trưng của ẩm thực Hà Thành.

Quanh ngoại thành bây giờ rất nhiều vùng có lúa nếp và có thể làm cốm nhưng vùng đất cốm nổi tiếng nhất từ trước đến nay chính gốc tại làng Vòng.

Cốm ngon hay kém chủ yếu phụ thuộc vào giống nếp. Tại mỗi mẻ cốm ra lò còn có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường.

Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể hoặc hơn lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này số lượng bao giờ cũng ít và hiếm, nếu có chỉ dành cho gia chủ thưởng thức mà thôi.

Loại ngon thứ nhì và nhiều hơn là cốm rót. Đây là những hạt nếp non sau khi giã đã tự vón vào với nhau thành từng hạt ngô, hạt đỗ. Mỗi mẻ chỉ được khoảng 2/10 khối lượng cốm rót, thậm chí ít hơn, đặc biệt đến cuối mùa thì càng hiếm. Cốm còn lại là trong cối giã là cốm đầu nia loại 1, loại 2 như ta vẫn thấy bán.

Độ ngon ngọt thơm mềm và màu xanh tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối mùa nên hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau. Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật.

Cốm vòng ăn tươi thì ngon tuyệt còn mang đi xa cũng vẫn có thể đảm bảo mùi vị chất lượng trong vài ngày nếu như bọc kỹ bằng cả lá dáy và lá sen.

Riêng cốm tươi mua về ăn không hết, bạn có thể rang khô cùng cho những bữa tiệc mang hương vị riêng của cốm như: chè cốm, cốm xào, cốm đúc trứng.

Giờ đã bắt đầu một mùa nếp mới, hương vị ngầy ngậy của cốm Vòng đang thoang thoảng ngọt ngào trong gió thu. Cốm là thứ quà không phải để ăn no. Người sành ẩm thực nhâm nhi hạt cốm làng Vòng với chén nước chè Thái hay thưởng thức cốm với những quả chuối tiêu trứng cuốc.

Đây quả là diễm phúc của người họa sĩ vẽ tranh tĩnh vật gửi vào vật vô tri tất cả nỗi niềm vô cùng biết ơn của mình đối với đất nước giàu tươi, đối với lượng cả của đất lượng đang ban lộc ban phúc cho cuộc sống của lúa, của quả của con người. Ai khó tính và cầu kì màu sắc cứ nói gì thì nói nhưng theo tôi cái màu xanh của cốm Vòng là thứ màu xanh đẹp hơn cả cái màu xanh của ngọc thạch, cốm xanh đậm ấy mà lại là lá sen xanh phấn làm đĩa đựng càng thấy mình cùng tạo vật sao mà nó chan hòa cảm thông đến được như thế. Cốm rờn lên một niềm vui bất tận xanh, mà trên mặt đó lại cho chằng lên một múi lạt chữ thập nhuộm đỏ cánh sen để gửi đến ngõ nhà người yêu, để đặt trên bàn tiệc cưới, đám hỏi, thì quả cái màu xanh thật là màu của nguyện ước hạnh phúc.

Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ýnghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốmvới phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

7 tháng 3 2017
Số TT Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận Luận điểm chính Phương pháp lập luận (Kiểu bài)
1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chứng minh
2 Sự giàu đẹp của tiếng Việt Đặng Thai Mai Sự giàu đẹp của tiếng Việt Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Chứng minh (kết hợp với giải thích)
3 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Đức tính giản dị của Bác Hồ ở mọi phương diện, Bác Hồ đều giản dị. Sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Chứng minh (kết hợp với giải thích, bình luận)
4 ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng; văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại. Giải thích (kết hợp với bình luận)
7 tháng 3 2017
STT Tên văn bản Tác giả Đề tài nghị luận Nội dung chính Phương pháp lập luận
1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh Bàn luận về lòng yêu nước của nhân dân ta Khái quát lại tinh thầnyêu nước của nhân dân ta trong lịch sử và hiện tại

Chứng minh

2 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Đức tính giản dị của Bác Hồ sự giản dị của Bác Hồ được thể hiện trên ba phương diện: đời sống, quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết Giải thích, chứng minh, bình luận
3 Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Bàn luận về công dụng và nguồn gốc cốt yếu của văn chương nêu ra nguồn gốc cốt yếu của văn chương và công dụng của văn chương Giải thích, chứng minh

Mik ko biết đúng hay sai nhưng mik chúc bn luôn học tốthihi

16 tháng 12 2016

Chúng ta phải coi trọng nó bởi tình bạn đến vs nhau ko phải vì vật chất mà đến vs nhau vì tình cảm

9 tháng 3 2017

1.

Văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người, ảnh hưởng và góp phần tác động tới sự hình thành phát triển tâm hồn, nhân cách, cá tính con người. Hoài Thanh viết: : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đó là ông muốn nói đến sức mạnh cũng như chức năng, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của văn chương.

Văn chương theo nghĩa rộng bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học… Theo nghĩa hẹp nhất thì đó là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn. Thế nhưng trong câu nói của Hoài Thanh thì văn chương mà ông nhắc tới ở đây là tác phẩm văn học – nghệ thuật ngôn từ mà nguồn gốc của nó đều là tình cảm từ lòng vị tha. Vậy tình cảm là gì? Tình cảm là trạng thái cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Và văn chương đã đi từ-tình cảm để đến với tình càm. Nghĩa là với sức mạnh của mình, văn chương sẽ khiến con người thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, bồi đắp niềm tự hào dân tộc hay dạy ta biết cảm thông với những thân phận bất hạnh bị chà đạp trong xã hội cũ trước đây…

Thật vậy, trước hết văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có. Con người ai sinh ra mà chẳng có một gia đình, một quê hương đất nước. Và ta mang trong mình tình cảm đối với ông bà cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

(Ca dao)

Câu ca dao bằng hình ảnh so sánh kì vĩ lớn lao đã ví công ơn sinh thành, dưỡng dục và tình yêu thương của cha mẹ như núi ngất trời và nước ngoài biển Đông. Là phận con cái, chúng ta phải ghi lòng tạc dạ công lao, tình cảm to lớn ấy. Không những thế, người làm con biết báo đáp cha mẹ mới được tròn chữ hiếu. Đạo lí làm người ấy ai cũng biết nhưng qua lời nhắc nhở của bài ca dao trữ tình trở nên gần gũi, đầy thuyết phục. Nó cứ tự nhiên thấm vào suy nghĩ, đi vào tình cảm khiến ta thêm yêu kính mẹ cha và nhận thức rõ hơn bổn phận, trách nhiệm của một người con.

Trong tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt cũng như là thứ tình cảm thường xuyên được nhắc tới trong tục ngữ ca dao:

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

(Ca dao)

Công lao và tình cảm của cha mẹ vĩ đại như trời biển thì tình anh em khăng khít bền chặt được tượng trưng bằng hai hình ảnh rất cụ thể gần gũi là chân và tay. Câu ca dao dễ thuộc, dễ nhớ như bài học răn dạy cho mỗi người. Ta phải biết quý trọng mối tình máu mủ ruột thịt ấy và cách cư cử để anh em mãi mãi là hai bộ phận không thể thiếu trên cơ thể gia đình.

Nếu ca dao nhẹ nhàng và tình cảm thì văn học hiện đại cũng không kém phẩn sâu sắc khi nói về tình cảm thiêng liêng này. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết: Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơni cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Câu văn này để lại biết bao suy ngẫm trong lòng người đọc. Và ta còn biết được rằng, mẹ đã không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của cuộc đời con (Cổng trường mở ra – Lý Lan) ta mới hiểu được đức hi sinh của mẹ cao cả đến nhường nào. Hãy biết quý trọng, gìn giữ và bảo vệ lấy tình cảm gia đình.

Ngày nay, chiến tranh không còn nữa, nhưng mỗi khi nước nhà có sự kiện trọng đại: thể thao, văn hóa, chính trị … chúng ta lại như sống trong không khí hào hùng của mấy chục năm về trước. Đó là bởi thế hệ trẻ giờ đây mang sẵn trong mình tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Không tự hào sao được trước lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

(Sông núi nước Nam, Lí Thường Kiệt)

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , Hồ Chí Minh).

Và không tự hào sao được khi ta có một Phong Nha – kì quan đệ nhất động với bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất (Động Phong Nha, Trần Hoàng).

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô…

Đó là một kinh đô Huế cổ kính thuộc hàng di sản văn hóa thế giới cùng điệu hò nổi tiếng trên sông Hương. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mở, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người (Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh).

Văn chương dạy ta yêu nước không chỉ yêu thiên nhiên tươi đẹp, yêu đồng bào đồng chí mà còn yêu cả thứ tiếng ta nói hàng ngày. Trong khi cả châu Phi nói tiếng Pháp, Hoa Kì nói tiếng Anh… thì người Việt Nam chúng ta tự hào vì được nói thứ ngôn ngữ của dân tộc. Hơn thế nữa, đó lại là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếng Việt hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu và có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai).

Sức mạnh của văn chương không chỉ dừng lại ở việc luyện những tình cảm ta sẵn có mà còn gây cho ta những tình cảm ta không có. Thế hệ trẻ ra đời trong hoà bình, sống trong hoà bình và trong một đất nước đang phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, khó có thể hình dung ra cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân ta vào thời thực dân nửa phong kiến. Văn chương trở thành một phương tiện chuyển tải có sức mạnh lay động đến tận tâm can người đọc. Chẳng ai có thể dửng dưng mà không xót xa cảm thông trước những dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột vật lộn với thiên tai mà vẫn không tránh khỏi việc kẻ sông không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước chiếc bóng bơ vơ, tình cảm thảm sầu, kể sao cho xiết. Và nỗi khinh ghét đến tột bậc là tình cảm mà người đọc dành cho tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú – đại diện cho bọn cầm quyền vô lại trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Song, có lẽ người đọc vẫn dành mối cảm thông nhiều nhất cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, những thân phận nhỏ bé yếu đuối cần được che chở lại là kẻ bị chà đạp vùi dập nhiều nhất:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)

hay như:

Thân em như trái bần trôi

Gió dậy sóng dồi biết tấp vào đâu.

(Ca dao)

Hầu hết trong chúng ta đều sống trong cảnh gia đình hạnh phúc thì hãy đọc Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) để cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, để thông cảm, sẻ chia với các bạn ấy.

Văn chương quả là có sức mạnh to lớn lay động tới đời sống tình cảm của con người. Chúng ta hãy đừng để cơn lốc của thời đại công nghiệp, của nền kinh tế thị trường làm khô héo tâm hồn, làm nghèo nàn tình cảm. Học văn chính là học cách làm người. Hiểu như thế cũng có nghĩa là hiểu được trách nhiệm lớn lao mà những nhà văn đang gánh vác.

9 tháng 3 2017

2.Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ cho riêng mình, ai cũng muốn lớn lên sẽ làm được những việc có ích cho bản thân và xã hội. Để đạt được ước mơ, chúng ta phải học tập, rèn luyện mọi kỹ năng để có những thành công.

Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nông dân, muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được. Nếu không có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xô đẩy mà sẽ không tìm được những gì mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở. Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu...Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ. Nước ta ngày xưa sống trong xã hội phong kiến, nhà nước không quan tâm đầu tư giáo dục, không quan tâm nâng cao dân trí nên hầu hết người dân không có tri thức. Đất nước do vậy mà nghèo nàn, lạc hậu. Những người dân nghèo khổ lại phải chịu sự tác động, chi phối của cuộc sống và bị xã hội vùi dập nhưng chỉ biết than thân, trách phận mà không biết làm thế nào để thoát khỏi số phận long đong ấy. Đặc biệt, đối với người phụ nữ, họ không được học hành nên việc họ bị áp bức, trà đạp là chuyện tất yếu. Chỉ những người phụ nữ có hiểu biết, có tri thức thì mới ý thức được thân phận, cuộc đời mình. Họ tìm được cho mình con đường đi đúng. Ngày xưa, Hai bà Trưng đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Xuân Hương dù bị xã hội đùn đẩy nhưng bà vẫn ý thức dược thân phận của mình. Họ làm được điều đó cũng chỉ là do họ có tri thức. Vậy nên muốn có cuộc sống như ý muốn, không gì khác ngoài bạn phải có tri thức. Mà muốn có tri thức lạ phải học ngay lúc sớm nhất có thể. Có thể tuổi trẻ bạn ham chơi, bởi theo bạn có nhiều thứ lôi cuốn hấp dẫn hơn việc học nhiều. Bạn cho rằng những trò chơi điện tử trên máy tính, những cuộc đi chơi với bạn bè...là những việc lí thú hơn cả vì chúng mang lại cho bạn nhiều niềm vui thích, hứng khởi hơn là ngồi vào bàn học với đống sách vở nhàm chán. Thế nhưng bạn ơi! Hãy nghĩ lại! đừng chỉ nhìn thấy những lợi ích, thú vui trước mắt mà quên đi những ước mơ, hoài bão sau này đang chờ bạn thực hiện. Nếu bạn không học, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra cho mình một lỗ hổng lớn về kiến thức mà khó bù đắp lại được. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản việc học. Điều đó là cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của bạn. Có thể tuổi trẻ còn dài nhưng thời gian trôi đi không trở lại, bạn sẽ không làm được việc của ngày hôm nay nếu ngày hôm nay trôi qua. Đời người chẳng bao lâu, nếu không học thì sau này bạn sẽ không còn cơ hội học tập nữa. Đừng để sau này hối hận và cất lên những trường khúc: "Giá như ngày trước mình...". Tất cả không trở lại bạn ạ. Vậy nên, chúng ta phải học, học để biến những ước mơ của mình thành sự thật. Phải chịu khó và hi sinh những thú vui không có lợi cho việc học. Bởi chỉ có học thì mai này lớn lên mới đủ khả năng làm được những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội và tương lai sẽ rộng mở với chúng ta. Bây giờ vẫn chưa là muộn, tất cả đều có thể, hãy chăm chỉ học tập và chúng ta sẽ làm được điều mình muốn!
3 tháng 10 2017

Ngày khai trường bước vào lớp một là ngày để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong em. Hôm đó là một ngày trời thu trong xanh, em mặc quần áo mới, tay cầm lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Trên khuôn mặt của bạn nào cũng rạng rỡ nụ cười và không dấu nổi sự hồi hộp có chút lo lắng và nhút nhát khi bắt đầu đến trường. Ngày khai trường đầu tiên với bao nhiêu cảm xúc và kỉ niệm đẹp. Em vẫn luôn luôn nhớ ngày hôm đó.

Từ ghép: khai trường, dấu ấn, sâu đậm, trong xanh, quần áo, cờ đỏ sao vàng, phấp phới, khuôn mặt, rạng rỡ, nụ cười, hồi hộp, nhút nhát, lo lắng, cảm xúc, kỉ niệm

16 tháng 12 2019

1. Viết kiến thức cần nhớ ra mặt sau máy tính bằng bút chì

Đây là một cách vô cùng truyền thống nhưng được nhiều người đánh giá là hiệu quả. Nhiều học sinh cho biết họ đã sử dụng phương pháp này và giáo viên phải nhìn rất kỹ mới có thể thấy được nội dung trên máy tính.

"Hãy nhớ để máy tính ở một góc mà chỉ bạn mới nhìn thấy. Và nếu máy tính của bạn có nắp, hãy đậy nắp lại những lúc không cần thiết. Tuy nhiên, nếu giáo viên mà biết thì cũng khó lòng mà thủ tiêu được", một học sinh nhận xét. 

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 1.

2. Viết trên móng tay

Cách này thì hơi khó, nhưng nhiều học sinh vẫn sử dụng để áp dụng trong trường hợp các công thức toán, lý hóa. Với phương pháp, các sĩ tử chắc chắn sẽ phải toét hết cả mắt mới nhìn ra được những gì mình viết.

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 2.

3. Giấu phao trong ruột bút

Được đánh giá là một phương pháp "bất hủ" trong làng chép phao, giấu phao trong bút cũng có nhiều biến thể phức tạp. Nhiều người còn chế tạo ra cách để có thể rút ruột phao ra ngoài dễ dàng rồi lại cuốn lại ngay ngắn.

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 3.

4. Sử dụng bút tia laser và mực tàng hình

Với bút laser và mực tàng hình, giám thị sẽ không bao giờ nhìn được những gì mà các sĩ tử viết trên bàn, trừ khi phải dùng bút laser chiếu vào thì mới hiện ra. Đây là cách thức cũng được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, giá của bút laser cũng không rẻ cho lắm.

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 4.

5. Máy tính có thẻ nhớ để giấu đáp án và các công thức

Đây là một điều mà hầu như trong bất cứ kỳ thi nào, giáo viên cũng nhắc nhở học sinh: chỉ được mang những loại máy tính theo quy định của phòng thi. Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế việc thí sinh sử dụng những loại máy tính lạ, máy tính tự chế có chức năng hỗ trợ thẻ nhớ để ghi các công thức bên trong. 

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 5.

 6. Viết thông tin trên nhãn chai nước và dán ngược chiều 

Nhiều học sinh thường viết thông tin lên nhãn chai nước và dán ngược chiều, khi muốn quay cop phải nghiêng nghiêng chai mới có thể nhìn vào trong. Cách này cũng không hiệu quả lắm khi diện tích viết được chữ lên không nhiều, hơn nữa cũng dễ bị phát hiện nếu giáo viên đi qua và để ý chai nước khả nghi.

1001 phương pháp gian lận thi cử bá đạo chỉ có học sinh mới nghĩ ra - Ảnh 6.

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

29 tháng 1 2018

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

bn tham khảo nhé ! chúc các bn hok tốt ~

29 tháng 1 2018

Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

                                                     Bài làm

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.