K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2022

Th khảo:
 

“Bài học đường đời đầu tiên” là một trong những truyện đồng thoại nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Thông qua nhân vật Dế Mèn cùng những thử thách, vấp ngã trong chặng đường đầu tiên của cuộc đời, Tô Hoài đã gửi gắm rất nhiều những bài học ý nghĩa về cuộc sống, đặc biệt là bài học dành cho giới trẻ. Trong truyện chúng ta hình dung rõ ràng về một chú Dế Mèn có nét đẹp cường tráng, khỏe mạnh hơn người nhưng tính cách thì xốc nổi hống hách, cuối cùng trước cái chết của người bạn, Dế Mèn đã rút ra cho mình những bài học đắt giá. 

Nhân vật Dế Mèn được giới thiệu là chàng Dế Mèn thông minh, khỏe mạnh, cường tráng với sức khoẻ hơn người. “ Đôi càng của chàng ta mẫm bóng, những cái vuốt ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh dài đến tận gót chân” Cũng chính bởi vậy Dế Mèn tỏ ra kiêu ngạo, hợm hĩnh, coi thường tất cả những người xung quanh, không xem ai ra gì.

Tạo ra cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn và Dế Choắt đã giúp người đọc hình dung được những đặc điểm về tính cách của nhân vật. Vì thói kiêu căng, hợm hĩnh nên Dế Mèn bỏ ngoài tai những lời cầu khẩn của Dế Choắt “thông ngách sang nhà ta hả, chú mày hôi như cú ấy…”Trước sự khốn khó và nỗi đau của đồng loại Dế Mèn không hề có sự cảm thông, chia sẻ mà ngược lại thằng thừng chà đạp lên nỗi đau nó. Những lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt càng chứng tỏ chàng thanh niên mới lớn này có tính kiêu ngạo, hống hách, xốc nổi của tuổi trẻ và rồi đó sẽ là mầm mống tai họa sau này mà Dế Mèn sẽ phải trả giá.

  Sự kiêu căng, hợm hĩnh của Dế Mèn được thể hiện rõ hơn cả qua hành động trêu ngươi chị Cốc. Dế Mèn cất tiếng hát véo von “vặt lông con Cốc cho tao, tao nấu tao nướng, tao xào, tao ăn”, rồi chui tọt vào hang, vắt chân tự hào về thành tích của mình. Thế rồi khi chị Cốc đi tìm kẻ trêu ngươi mình thì Dế Mèn sợ hãi chui tọt vào trong hang không nhúc nhích mặc kệ Dế Choắt đang phải chịu những trận mổ như trời giáng của Chị Cốc. Tình tiết này chứng tỏ Dế Mèn kiêu căng, hợm hĩnh nhưng lại đê hèn, không dám nhận những việc mình đã làm, bỏ mặc bạn bè trong cơn khốn khó. Trước cái chết của Dế Choắt mà nguyên nhân sâu xa là do mình, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên, vô cùng thấm thía và đắt giá.

29 tháng 12 2022

Tham khảo:

Bạn dựa vào dàn ý sau để viết thành một đoạn văn phân tích về đặc điểm nhân vật văn học mà bạn thích nhất nhé :>

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác phẩm, nhân vật cần phân tích. Nêu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật.

2. Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật (nếu có): Tên, tuổi, quê hương…

- Phân tích những đặc điểm về ngoại hình và tính cách của nhân vật.

Nêu lần lượt các đặc điểm thứ nhất, thứ hai… của nhân vật.Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.

- Đánh giá về nhân vật:

Nhân vật đó đại diện cho tầng lớp xã hội nào?Qua nhân vật đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?

3. Kết bài

Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật. Đánh giá và suy nghĩ về nhân vật.

26 tháng 3 2019

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Nguồn: https://diendan.hocmai.vn/threads/ngu-van-7-giai-thich-loi-day-cua-lenin-hoc-hoc-nua-hoc-mai.420760/

Bạn dựa vào một số ý chính để làm bài nha!
MB:

  Đất nc của cta đang tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoa. Vì vậy rất cần có những người tài. Học sinh cta cx như tất cả những người dân Việt càng ngày phải có nhiều hiểu bt, trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội . Vì vậy học là điều rất cần thiết vs cta để nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng cho c/s sau này.Lê nin có câu nói rất nối tiếng:

                          "Học , học nữa, học  mãi".

TB:

-Vậy học là j?-> học là 1 quá trình tìm hiểu  , thu nhuận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mik để tăng thêm hiểu bt....; học ở đây ko chỉ đến trường ms học mà còn học ngay từ nhỏ, cha mẹ dạy ta học ăn, học...->tự phân tích.

+"Học nữa" là học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó.->đưa vào thực tiễn để nhận xét

  • Mỗi lần nâng một mức học, con người sẽ trưởng thành và đc trang bị đầy đủ, toàn diện, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, sau này tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gđ....

+ "Học mãi" là học liên tục , ko ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu bt của mik vè mọi mặt. đó là người ham học....;Tuy đã già nhưng họ vẫn tham gia hoạt động, công vc, học tập,..

=>Như vậy học là vô tận, học ở mọi lúc , mọi nơi, mọi điều , nó giúp cho con người cta hiểu bt sâu rộng hơn, nâng cao năng suất công vc. Lời nói của Lê-nin rất đúng vs thực tếm chí nghĩa , chí tình->Những người thực hiện đúng lời dạy ấy sẽ là người tài giỏi

-nêu ra một số dẫn chứng :*Trong quá khứ:

+Mạc đĩnh chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để hok

+Trạng Nồi lak 1 hs nghèo khó, mỗi lần học xong, chàng thường sang beeb hàng xóm mượn nồi, vét cơm thừa ăn. Sau này ông thi đõ trạng nguyên và vẫn ko quên công ơn tốt bụng của nguwoif hàng xóm đó.

+Trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ có rất nhiều bạn nhỏ phải lặn looij trong mưa bom bão đạn của giặc để đến trường.->đánh giá của bản thân

*Trong ngày nay:

+Những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa phải leo đèo , lội suối qua những quãng đường dài để đến học ở những lớp học nghèo nàn, đơn sơ dựng tạm

*TRong văn học:

+Mã lương trong truyện cây bút thần

- Vậy muốn thực hiện lwoif dạy của lê nin ta phải lm j?->Cta phải tự tìm lấy những cái thích thú, say mê trong hok tập và phải luôn sáng tạo trong hok tập. bên cạnh đó còn cần đến nghị lực và sự quyết tâm phấn đâu...

KB:

   Câu nói trên của Lê-nin đã khuyên cta phải học tập thật nhiều, ko đc ngừng nghỉ để rồi sẽ phục vụ cho công vc sau này của mình. Học lak rất quan trọng, vì nhờ có học, có kiến thức ms giúp cta lm dc vc, nuôi sống bản thân, gđ và xây dựng đất nc.Bản thân ta sẽ luôn cố gắng để hok tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nc giàu đẹp, văn minh.hãy đừng bh quên lời dạy của Lê-nin:"Học, học nữa, học  mãi"

17 tháng 9 2017

Qua bức thư, ta thấy ông bố rất thương yêu con, cậu con trai bé nhỏ của mình. Giọng thư trìu mến, yêu thương: “En-ri-cô của bố ạ !” “Hãy nghĩ xem En- ri-cô à !”, “Hãy nghĩ kỹ điều này, En-ri-cô ạ”, “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng…”; hoặc “Bố rất yêu con, Ẹn-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố…”. Nhắc lại tên con nhiều lần, kèm theo các từ: “ạ !”, “này”, “rằng”, giọng bố trở nên tâm tình, thủ thỉ, tha thiết; lời giáo huấn cứ thấm sâu vào tâm hồn con, làm cho En-ri-cô “xúc động vô cùng”.

Tuy thương yêu con hết mực, nhưng bố rất nghiêm khắc, kiên quyết. Bố nói cho con biết nỗi đau đớn cay đắng của mình vì “trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ”, và “sự hổn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy !”. Đau đớn vì con hư ! Tủi nhục vì bố mẹ có đứa con thiếu giáo dục !

Bố nhắc con “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ. Bố đã chỉ cho con thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ đối với con, “tình yêu thương, kinh trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Đó là cái gốc của đạo làm người, vì thế kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó, “thật đáng xấu hổ và nhục nhã”.

Bố bắt con phải xin lỗi mẹ “không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng” nghĩa là do sự ăn năn hối hận, do lương tâm cắn rứt ? Bố khuyên con “hãy cầu xin mẹ hôn con”, chiếc hôn tha thứ đứa con tội lỗi, chiếc hôn để “xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghũa trên trán con”.

Cuối bức thư, thái độ của bố càng quyết liệt hơn. Yêu và ghét, còn và mất được bố nêu lên một cách kiên quyết. Tuy rất yêu con, coi con là “niềm hi vọng tha thiết nhất”, nhưng nếu con “bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” Càng nghiêm khắc hơn nữa khi người bố viết: “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố; bố sẽ không thể vui ...

8 tháng 12 2016

Mở bài:

- Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

Thân bài:

- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)

- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?

- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy ( gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?

- ( Dưới con mắt củaem nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết

- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) ( Tình cảm của em gửi gắm tới con vật , người tặng. Em dạy nó những gì?

- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

8 tháng 12 2016

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết, người mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn trong cuộc sống. Người bạn như một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Và quan hề tình bạn ấy như thế nào, tốt đẹp hay tiêu cực thì hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn bạn bè, cách cư xử, quan tâm giữa những người bạn ấy. Nếu ta trân trọng và chân thành trong mối quan hệ ấy thì ta sẽ có được những người bạn đích thực, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy cô đơn, trống trải vì chỉ có một mình. Và cũng rất may mắn, trong cuộc sống của mình, em cũng đã tìm kiếm được một người bạn đích thực, người có thể sẻ chia, đồng hành cùng em trên suốt con đường đời phía trước.

Từ năm học mẫu giáo đến khi đã trở thành một học sinh của mái trường cấp hai, em đã quen rất nhiều người bạn, chúng em đã cùng vui chơi, cùng học tập rất vui. Tuy nhiên, người bạn tốt nhất, thân nhất của em là bạn Phương. Em và Phương ở cùng một ngôi làng nhỏ ở ngoại thành của Hà Nội. Em và Phương học cùng nhau từ năm lớp mẫu giáo, chúng em đã cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có những niềm vui và nỗi buồn thì chúng em đều chia sẻ với nhau. Phương là một cô gái rất xinh đẹp, đôi mắt bạn to tròn trông rất hiền lành. Bạn học rất giỏi, vì vậy bạn ấy là người luôn giúp đỡ em cũng như các bạn trong lớp cùng học tập, mỗi khi có bài nào khó, chúng em thường nhờ Phương giúp, Phương luôn rất nhiệt tình, cởi mở giải đáp những thắc mắc, những bài toán khó mà chúng em không giải được. Trước khi chúng em trở thành những người bạn thân thiết như ngày nay, em đã rất ấn tượng và ngưỡng mộ Phương. Bởi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất xinh đẹp, tốt bụng.

Ở những cấp học trước đó, em và Phương chỉ là những người bạn bình thường, tuy có nói chuyện, em có đôi lần nhờ Phương giúp giải những bài toán khó, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Chỉ lên cấp hai, khi bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ, gặp những thầy cô và những bạn bè mới làm em rất bỡ ngỡ, cảm giác hồi hộp mong chờ nhưng cũng rất lo lắng, có chút cô đơn nữa. Bởi, trường cấp hai em theo học không phải là một ngôi trường ở huyện mà là ngôi trường ở tỉnh. Cũng vì vậy mà lớp cấp một của em chủ yếu học ở huyện, có lẽ em sẽ phải bắt đầu làm quen với mọi thứu mới lạ nơi đây. Khi đã được xếp lớp, thật tình cờ, em lại được chung lớp với Phương, bất ngờ hơn nữa là chúng em còn được ngồi cùng bàn. Ngõ tưởng em phải học một mình nơi ngôi trường xa lạ này, nhưng bây giờ biết mình đã có một người bạn quen, niềm vui sướng khiến em và Phương bắt tay nhau rồi hét ầm lên, làm cả lớp đang nhốn nháo bỗng quay hết xuống nhìn bọn em. Lúc bấy giờ bọn em mới biết mình vừa làm ồn quá mức cho phép, chúng em đã bịt miệng lại và nhìn nhau cười rất vui vẻ.

Có lẽ, từ thời điểm này em và Phương bắt đầu thân thiết và hiểu nhau hơn. Quen thân với Phương rồi em mới biết bạn ấy là một người rất vui vẻ, hài hước. Mỗi giờ ra chơi bạn ấy lại kể cho em rất nhiều câu chuyện vui như: Truyện Lọ Lem phải về sớm nên Hoàng Tử đã mang xe máy chở Lọ Lem về, nhưng đi đến giữa đường thì bị công an bắt vì xe không chính chủ, hay một trăm năm không có ai đánh thức được nàng công chúa ngủ trong rừng, vì một trăm năm rồi nàng không đánh răng….những câu chuyện cổ tích được Phương chế rất hài hước, khiến giờ ra chơi nào em cũng cười đến đau bụng. Nhìn vẻ bề ngoài hiền lành của Phương em không nghĩ bạn ấy lại vui vẻ và hài hước đến vậy. Cũng nhờ có Phương mà học ở một ngôi trường xa lạ, bạn học xa lạ nhưng em không hề cảm thấy cô đơn mà trái lại rất vui vẻ. Em thật sự thấy vui và biết ơn khi Phương học cùng lớp với mình.

Có một kỉ niệm làm em nhớ mãi. Hôm đó sau khi kết thúc tiết năm của buổi học, trời cũng đã sẩm tối. Em cùng Phương vội vàng ra nhà để xe để lấy xe đi về. Nhưng thật không may, xe đạp của em đã bị xịt lốp nên không thể cùng Phương về nhà như mọi khi. Lúc ấy em rất buồn rầu và nghĩ sẽ ra mượn điện thoại của bác bảo vệ để gọi về cho bố, mong bố có thể lên đón. Nhưng cũng chưa kịp gọi thì trời bỗng đổ cơn mưa rào, chúng em đứng nép vào mái hiên của nhà xe để trú mưa. Lúc ấy em buồn đến phát khóc. Vừa đúng lúc ấy thì có một cánh tay dịu dàng để lên vai của em và lời nói đầy dịu dàng của Phương : “Đừng lo, tớ sẽ ở đây cùng cậu mà. Một lát nữa tạnh mưa rồi chúng mình cùng dong xe về”. Vì quá bất ngờ vì sự cố hỏng xe nên em đã quên mất Phương. Hóa ra ngay từ đầu bạn ấy đã luôn bên cạnh em, khi thấy em lo lắng thì bạn ấy đã lên tiếng an ủi. Lúc ấy em đã rất muốn cảm ơn Phương, vì nếu không có bạn ấy thì thực sự em cũng không biết phải giải quyết như thế nào nữa.

Quả nhiên, chỉ một lúc sau, cơn mưa đã tạnh, ngoài sân thi thoảng lại lộp độp những hạt mưa rơi từ trên tán lá cao, lúc ấy trời cũng đã nhá nhem tối. Em cùng Phương ra về. Vì đã gọi điện cho bố nên em chỉ còn cách ngồi đợi bố lên. Em cũng thấy rất có lỗi nên bảo Phương về trước nhưng bạn ấy bảo đợi bố lên đón em thì bạn ấy sẽ về. Lúc ấy em đã rất cảm động, vì trời tối, lại lạnh nữa mà chỉ có một mình em ngồi ở ghế đá thì cũng có chút sợ, nhưng bắt Phương phải ở lại cùng cũng khiến em cảm thấy rất có lỗi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ em mới cảm nhận được thấm thía ý nghĩa cao đẹp của tình bạn. Bạn bè không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Khi bố em lên đón, bố đã chở cả em và Phương về, còn hai chiếc xe bố em gửi ở phòng trực của bác bảo vệ, vì trời tối nên bố em không yên tâm cho Phương đi một mình. Hôm ấy bố đã đưa chúng em đi ăn món gà rán KFC rất ngon, chúng em cũng đã rất vui.

Có lẽ cũng kể từ hôm trời mưa ấy mà em và Phương trở nên thân thiết hơn rất nhiều, chúng em đi đâu, làm gì cũng đều có nhau. Chúng em thân nhau đến mức khi mọi người thấy chúng em đi một mình thì như thấy một hiện tượng gì lạ lắm, mọi người sẽ thay nhau hỏi Phương đâu, hay sao hôm nay hai đứa không đi cùng nhau…Em đã có một người bạn vô cùng thân thiết, em rất yêu quý Phương và em cũng sẽ mãi mãi trân trọng tình bạn này của chúng em.

10 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đối với tôi đẹp và cảm xúc nhất đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời, ngày bước vào lớp 1. Sáng sớm một buổi sáng se lạnh của mùa thu, mẹ gọi tôi dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng để đến trường. Hôm nay sao lạ lắm, tôi rất phấn khởi và cảm thấy nôn nao trong người chắc hẳn bởi vì sắp được đến lớp. Sau khi ăn sáng, mẹ mặc cho tôi một bộ quần áo trắng và chiếc cặp mới mới mẹ đã mua từ hôm trước. Mẹ chở tôi trên con đường làng uốn lượn, cảnh vật xung quanh sao hôm nay rất lạ chắc có lẽ tôi đã đi học. Đứng trường cổng trường khang trang, tôi bỗng lo sợ và có đôi chút lo lắng, mẹ xoa đầu và dặn dò vào lớp với các bạn, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô giáo. Ngày đầu tiên đi học như vậy đó nhưng sẽ mãi là kỉ niệm đẹp nhất trong quãng đời học sinh và theo tôi suốt cuộc đời.

 

Tham khảo:

Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hộiGiữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãiTuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước,...
9 tháng 12 2021

cô em nói không đc chép mạng ạ, có 1 bn kia chép cô giận quá nên cho 0đkhocroi

mn giúp em vs ạ !

19 tháng 12 2023

Kỉ niệm ở trường là những khoảnh khắc đáng nhớ, là những hồi ức đẹp đẽ gắn bó với từng góc nhỏ của trường lớp. Nơi đây không chỉ là nơi học tập mà còn là mái nhà thứ hai, nơi tình bạn và kỷ niệm được gieo mầm và phát triển.

Ngày nắng trên đường vào trường, những bước chân đầu tiên từng bước đi, tôi đã bắt đầu xây dựng những ký ức đáng quý. Những người bạn mới, những cô giáo, những buổi học, và cả những lúc vui đùa, những lúc khó khăn, đều là những chặng đường dài mà tôi đã trải qua trong quãng thời gian ở trường.

Kỷ niệm đầu tiên là những ngày nhập học, khi ánh mắt tò mò của chúng tôi nhìn quanh lớp học mới, tim đập nhanh vì sự lo lắng và hồi hộp. Nhưng từng ngày trôi qua, chúng tôi trở nên thân quen và thân thiện hơn, tạo nên một gia đình lớp học đặc biệt. Bàn học nơi tôi ngồi trở thành điểm hẹn của những câu chuyện, những nụ cười và cả những giọt nước mắt.

Những buổi học không chỉ là nơi chúng tôi học kiến thức mà còn là cơ hội để chia sẻ, thảo luận và xây dựng kiến thức từ những câu hỏi tò mò. Cô giáo là người hướng dẫn, người truyền đạt tri thức, nhưng cũng là người bạn, người thấu hiểu và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng chúng tôi.

Những kỷ niệm không thể nào quên là những sự kiện lớn nhỏ trong cuộc sống học sinh. Tất nhiên, có những kỷ niệm vui vẻ như các buổi liên hoan, hội trại, hay những kì thi đầy hồi hộp. Nhưng cũng có những kỷ niệm đậm chất nhân văn, là những lúc chúng tôi học được ý nghĩa của tình bạn, lòng nhân ái và sự chia sẻ.

Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua là một trang mới của cuốn sách kỷ niệm ở trường. Chúng tôi đã học, đã cười, đã khóc, và cùng nhau trưởng thành. Những chiếc áo đồng phục, những bảng điểm, và những tấm bằng là những kỷ vật đánh dấu hành trình học tập của chúng tôi.

Rồi một ngày, khi bước ra khỏi cổng trường, chúng tôi ôm trọn lấy kỷ niệm và tình bạn. Những người bạn, những người thầy cô, và cả những góc trường đã trở thành một phần không thể thiếu trong trái tim chúng tôi. Khi nhìn lại, trường học không chỉ là nơi chúng tôi nhận biết kiến thức mà còn là mái nhà của những kỷ niệm đẹp nhất.

19 tháng 12 2023

Kỉ niệm trường em

Trường em giờ đã xa

Được 10 năm rồi đó

Vậy mà em vẫn nhớ

Những kỉ niệm trường em

Trường em với niềm vui

Trường như bao nỗi nhớ

Kỉ niệm đáng nhớ nhất

Là cách đây 10 năm

Ngày đầu tiên đi học

Em khóc, túm áo mẹ

Giữ chặt không muốn rời

Lúc ấy cô nhẹ nhàng

Đến bên lau nước mắt

Bàn tay cô mềm mại

Nhẹ nhàng và thân thương

Nơi đầy có bạn bè

Là những người học chăm

Đi xa em mãi nhớ

Ngôi trường tuổi học trò

Nhớ mãi về bảng đen

Bạn thân cùng cửa sổ

Chiếc ghế ngồi thân quen...

19 tháng 12 2023

tự vt 100% nhé