ĐỀ SÔ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười”.
(“Xem người ta kìa”- Lạc Thanh)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2: Tìm một trạng ngữ và một thành ngữ có trong đoạn văn trên.
Câu 3: Những lí do người mẹ muốn con mình giống người khác là gì?
Câu 4: Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên. Chép các cụm danh từ đó vào mô hình cấu tạo cụm danh từ.
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng từ 5-7 câu trình bày suy nghĩa của em về mong ước của mẹ trong đoạn văn trên.
ĐỀ SỐ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sống rác…. Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề…
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2: Ngữ liệu trên đề cập đến thói quen nào của con người? Theo em, vấn đề đó có phổ biến trong thực tế không?
Câu 3: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề…
Câu 4: Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên. Chép các cụm danh từ đó vào mô hình cấu tạo cụm danh từ.
Câu 5: Theo em, để loại bỏ những thói quen xấu có khó không? Điều quan trọng nhất mỗi người cần có để loại bỏ những thói quen xấu là gì?
PTBĐ chính là biểu cảm.
PTBĐ là tự sự