K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2019

Tham khao C3:

Vịn câu hát anh lần về cội gốc - Chợt thấy mình có lỗi với làng xưa.Nỗi niềm thổn thức ấy chỉ đến khi nhà thơ Trương Nam Hương sau những năm tháng xa quê mẹ nghe câu hát đắm say và nghĩa tình mới cảm hết cái chênh vênh của câu hát Quan họ, mới cảm hết cái trống vắng của nhớ mẹ, một liền chị thuở xưa trong náo nức hội xuân đất Bắc: Bao mưa nắng đời anh chưa hiểu hết - Giờ xót xa thương mẹ nhớ làng... Người mẹ của nhà thơ hiện lên thật gần gũi, chân thực trong những đối cảnh, đối nghịch... Làng ta giàu cổ tích, Mẹ vẫn một đời áo rách... Sợi tóc rụng như lá vườn lặng lẽ... Người để lại chiếc khăn hoa lý - Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo... Nhưng thật độ lượng, bao dung và giàu có: Mẹ cho của hồi môn là câu hát - Để em rời quê kiểng có hành trang với... thơm thảo mùi hương quả thị mùa thu và... câu thề quán dốc trăng treo mà anh không thể nào quên được của vùng quê và câu hát ấy. Và trong nỗi ân hận, Trương Nam Hương tự thú: Giờ anh biết lấy gì dối mẹ - Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày.Trong câu hát Quan họ chập chờn nửa mờ nửa tỏ, người mẹ và làng quê thân thiết với anh từ thuở ấu thơ hòa quyện, ngân mãi trong tâm trí: Cứ ẩn hiện dáng đời trong câu hát - Lòng mẹ ta nhân hậu vô vàn - Vẻ thanh thoát nét hào hoa của trúc - Cũng nói lên cốt cách của làng... Nhớ mẹ và làng Quan họ của nhà thơ Trương Nam Hương được viết theo giọng tự sự, lời lẽ khúc chiết với xúc cảm tràn đầy, từ cái khoảnh khắc: Nghe Quan họ đêm nằm anh bật khóc với cặp hình ảnh song đôi (Mẹ và Làng của giãi bày tâm sự trong sự thiếu hụt: Mẹ không còn và mắt anh cay... trong tâm trạng của nỗi hoài niệm và nuối tiếc, âu cũng là sự trở về với mạch nguồn văn hóa dân gian giàu có trong trẻo xứ Bắc để tự giữ mình thanh khiết, thánh thiện giữa cuộc đời không ít xô bồ, đua chen: Đêm nay ngồi nghe em thay mẹ hát Trăng tròn người thẹn mái đầu che Chờ em hát đến "Người ơi người ở..." Hẳn lòng anh tủa rễ tựa cây đề. Nhà thơ Trương Nam Hương tâm sự: “Với tôi, thơ là nỗi ám ảnh của vô thức, sự sám hối của tâm thức. Tôi giải thoát những nỗi buồn của tôi bằng thơ và chỉ có thể bằng thơ”. Với bài thơ này cũng phần nào minh chứng cho quan niệm thơ của Trương Nam Hương: “Tôi chủ trương một lối viết truyền thống, vượt lên truyền thống... Theo tôi, vấn đề ở chỗ với hình thức nào đạt được hiệu quả chuyển tải tư tưởng và tình cảm cao nhất”.
22 tháng 7 2019

Câu 1. Phép tương phản trong 2 câu thơ trên là: "Một đời áo rách" - "Cố giữ lành câu quan họ".

(Có sự tương phản giữa "lành" và "rách"). Ý nói dù có nghèo khó, mẹ vẫn cố giữ gìn và lưu truyền câu ca quan họ, là nét đẹp văn hóa của cha ông để lại.

Câu 2. Câu thơ "Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày" ý nói: những câu ca quan họ vẫn đi cùng năm tháng, vẫn truyền từ đời này sang đời khác nhưng đời người lại không theo được hết những câu hát ấy. Đời người là hữu hạn còn những câu ca thì vẫn luôn đi cùng năm tháng.

Câu 3. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến cho người đọc thông qua đoạn thơ: Đó là việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Đời mẹ xưa nghèo, người xưa nghèo nhưng sống bình dị, nhân văn, thủy chung và có đời sống tinh thần phong phú. Mỗi hình ảnh thơ đều gợi nhớ đến những chất liệu dân gian quen thuộc: "Chiếc khăn hoa lí" gợi ra chiếc khăn từng đồng điệu với nhân vật trữ tình trong "Khăn thương nhớ ai"; "Thơm thảo mùi hương quả thị" gợi ra hình ảnh cô Tấm tảo tần, nghị lực và nhân hậu; "Câu thề quán dốc trăng treo" gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài ca dao thuở nào, chờ đợi, nhớ nhung hứa hẹn nhau... Như thế, khổ thơ cuối không chỉ gợi ra những chất liệu dân gian quen thuộc làm nền tảng cho điệu hò quan họ mà còn gửi gắm bài học đó là thế hệ sau hãy biết trân trọng, giữ gìn, bảo lưu và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ấy.

Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích Có bà tiên ông bụt giúc người Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách Có giữ lành câu quan họ thôi! Người để lại chiếc khăn hoa lí Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo Vẫn thơm thảo mùi thơm quả thị Với câu thề quán dốc trăng treo Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ Quan họ quên ....rơi dọc tháng ngày Sợi tóc dụng như lá vườn lặng lẽ Mẹ không còn và mắt anh cay...
Đọc tiếp

Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích Có bà tiên ông bụt giúc người Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách Có giữ lành câu quan họ thôi! Người để lại chiếc khăn hoa lí Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo Vẫn thơm thảo mùi thơm quả thị Với câu thề quán dốc trăng treo Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ Quan họ quên ....rơi dọc tháng ngày Sợi tóc dụng như lá vườn lặng lẽ Mẹ không còn và mắt anh cay Cứ ẩn hiện dáng đời trong câu hát Lòng mẹ ta nhân hậu vô vàn Vẻ mặt thanh thoát nét hoa của trúc Cũng nói lên cốt cách của làng Câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Câu 2: Tìm những từ ngữ , hình ảnh trong bài thơ gợi liên tưởng đến làng quan họ Câu 3: anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ " quan họ quên ... Rơi dọc tháng ngày" Câu 4: rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong văn bản

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích Có bà tiên ông bụt giúp người Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách Cố giữ lành câu Quan họ thôi Người để lại chiếc khăn hoa lý Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị Với câu thề quán dốc trăng treo Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày Sợi tóc rụng như lá vườn lặng lẽ Mẹ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích
Có bà tiên ông bụt giúp người
Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách
Cố giữ lành câu Quan họ thôi
Người để lại chiếc khăn hoa lý
Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo
Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị
Với câu thề quán dốc trăng treo
Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ
Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày
Sợi tóc rụng như lá vườn lặng lẽ
Mẹ không còn và mắt anh cay
Cứ ẩn hiện dáng đời trong câu hát
Lòng mẹ ta nhân hậu vô vàn
Vẻ thanh thoát nét hào hoa của trúc
Cũng nói lên cốt cách của làng."

1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ gợi liên tưởng đến làng quan họ?

2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối lập được sử dụng trong đoạn thơ: "Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách. Cố giữ lành câu Quan họ thôi." *

3. Em hiểu thế nào về ý thơ: "Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày" *

4. Em rút ra được thông gì mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ: "Người để lại chiếc khăn hoa lý. Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo. Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị. Với câu thề quán dốc trăng treo"? *

0
Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiềuVẫn còn có bao điều tốt đẹpXa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệtHãy vì người, nếu mong họ vì con. Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạchTình thương yêu không mua được bằng tiềnCần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốtOán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên. Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậyMuốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòngThà mất cả, cố giữ gìn...
Đọc tiếp

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

 

Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch

Tình thương yêu không mua được bằng tiền

Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt

Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.

 

Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy

Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng

Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự

Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.

(Nói với con, Nguyễn Huy Hoàng, nguồn http://baophunuthudo.vn/article)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ 2 có tác dụng gì?

Câu 3: Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều

Vẫn còn có bao điều tốt đẹp

Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt

Hãy vì người, nếu mong họ vì con.

Câu 4: Những lời tâm sự "nói với con" của nhà thơ được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

II. Làm văn

Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc "Sống thẳng mình" của con người trong cuộc sống hôm nay.

 

1
11 tháng 2 2020

Phần đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ 8 chữ.

Câu 2: Việc vận dụng tục ngữ dân gian trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng nhắc nhở người con giữ cho mình phẩm chất tâm hồn cao đẹp, trong sạch dù gặp hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt.

Câu 3: 

- Tin vào những điều tốt đẹp, tử tế trên đời.

- Biết sống vì người khác.

Câu 4:  Suy nghĩ theo các hướng

- Sống tử tế, yêu thương

- Tình cảm của người làm cha, mẹ với con cái.

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết....
Đọc tiếp

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.

Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn."

Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghích cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr38)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan điểm của tác giả?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Từ nội dung đoạn trích trên, anh chị hãy viết một đoạn văn (5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về việc thực hiện pháp luật Nhà nước của giới trẻ hiện nay?

1
19 tháng 1 2018

Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng đảm bảo tính logic chặt chẽ trong lập luận, nội dung phù hợp với đạo lí và pháp luật. (Gợi ý: viết được những ưu điểm và hạn chế của việc thực hiện pháp luật của giới trẻ).

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm ấy?

1
2 tháng 8 2018

Đoạn văn trích từ đoạn trích “Về luận lí xã hội ở nước ta” (trích: “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) của Phan Châu Trinh.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa sử dụng của những biện pháp ấy?

1
20 tháng 4 2019

Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp cấu trúc, câu cảm thán. Tác dụng nhấn mạnh thái độ căm ghét cao độ của tác giả đối với tầng lớp quan lại lúc bấy giờ.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?

1
17 tháng 1 2018

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Đoạn văn gợi liên tưởng đến hiện tượng chạy chức, chạy quyền của xã hội hiện nay.