K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

Trả lời:

Trên cành cây phình to ra vì khi buộc dây thép vào, tất cả các chất dinh dưỡng nuôi cây đều bị cản trở bởi dây thép, nên chúng không thể đi lên tiếp được mà phải ngưng tụ lại chỗ có dây thép buộc. Ngưng tụ nhiều nên nó phình to ra ở phần dưới dây thép.

Chúc bạn học tốt!

14 tháng 12 2017

cam on nhe

27 tháng 10 2017

-Chuẩn bị:
+2 chậu chứa cây xanh.
+Muối đạm.

-Tiến hành:
+Chậu 1: Bón muối đạm.
+Chậu 2: Không bón.

-Kết quả:
+Chậu 1: Phát triển tốt.
+Chậu 2: Kém phát triển.

=>Muối đạm giúp cây phát triển tốt hơn (ngoài ra chúng ta cũng nên bón đầy đủ các loại muối lân, đạm và kali để cây phát triển tốt nhất).

28 tháng 1 2016

Trong phần cuống lá phình to đó là rất nhiều không khí giúp cây bèo tây trôi nổi trên mặt nước.

Cuống lá bèo tây mềm và xốp nên trong đó có nhiều không khí. Mà không khí lại nhẹ hơn nước

=> Cây bào tây có thể nổi trên nước

 Khi nuôi cá trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong để cây quang hợp tạo ra nhiều khí oxi cung cấp cho cá, đồng thời cũng hấp thụ khí cacbonic trong bể tạo điều kiện cho cá hô hấp tốt hơn và có tác dụng làm đẹp bể cá cảnh
15 tháng 11 2017

Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)

Khác :

Rễ (Miền hút)

Thân non

- Biểu bì có lông hút

- Không có

- Mạch gỗ xếp xen kẻ mạch rây thành 1 vòng

- Không có

- Thịt vỏ có diệp lục tố

- Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng)

15 tháng 11 2017

câu 2: khi ngắt ngọn thì chất dinh dưỡng chỉ còn tập trung nuôi quả, mà không tập trung sinh trưởng cho cây cao lên

19 tháng 10 2017

+ Khi cắt vỏ cây cao su chúng ta ko thấy cây cao su bị phình to bộ phận ở trên vì: khi bóc vỏ cây cao su chất hữu cơ chảy xuống dưới dạng là mủ cao su ở dạng lỏng nên sẽ xuống thân cây tại vị trí bị bóc \(\rightarrow\) chất hữu cơ ko bị ứ đọng lại tại vị trí bóc vỏ \(\rightarrow\) vị trí đó ko phình to lên

+ Còn đối với những cây khác chất hữu cơ chảy ra ko giống như mủ cao su ko chảy xuống thân cây được và bị ứ đọng tại vị trí bóc vỏ \(\rightarrow\) vị trí đó phình to lên.

2 tháng 4 2017

Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống... Con người chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân...) cho cây trồng phát triển.

2 tháng 4 2017

Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

_Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau->con người đã tác động cải tạo các bộ phận đó ->làm cho cây trồng khác xa cây dại .



26 tháng 12 2017

Câu 2: Dựa vào bộ phận sinh sản của hoa người ta chia hoa làm hai loại: Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính

- Hoa lưỡng tính : Có đủ nhị và nhụy

- Hoa đơn tính : chỉ có nhị hoặc nhụy

+ Hoa đực: chỉ có nhị

+ Hoa cái: chỉ có nhụy

26 tháng 12 2017

1. Các cây sử dụng biện pháp chiết cành là: chanh, bưởi, cam, quýt

Vì những cây này là những cây có thời gian ra rễ lâu, nếu ko làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ sau đó mới đem đi trồng thì cành đem trồng (giống như biện pháp giâm cành) sẽ ko có đủ chất dinh dưỡng để nuôi cành khi mà cây chưa ra rễ.

19 tháng 10 2016

* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.

Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.

Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.

* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.

 



 

21 tháng 10 2016

Bấm ngọn : mồng tơi,rau muống,cây đậu ,.......

Tỉa cành : cây lim,cây đay, cây lanh,......

1 tháng 2 2018

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

1 tháng 2 2018

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau :

- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng :

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

- Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.