K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Cơ sở để xác lập niềm tin: “phân công lao động có kế hoạch” mang lại sự đảm bảo cơ sở vật chất cho từng cá thể, tạo lợi thế cho phát triển nhân cách và cộng đồng sẽ khỏe mạnh trở lại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Phương diện nổi bật hơn là cảm xúc của tác giả về dòng sông vì trong văn bản, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện được:

- Một cái tôi uyên bác: Thể hiện ở vốn tri thức, vốn sống phong phú.

- Một cái tôi tài hoa, tinh tế, lãng mạn: Thể hiện ở cái nhìn mang tính phát hiện.

- Khả năng quan sát tinh tường, sức tưởng tượng và liên tưởng phong phú.

- Tài năng nghệ thuật của nhà văn khi miêu tả vẻ đẹp của sông Hương. 

→ Tất cả các chi tiết đều được chắt lọc qua cái nhìn thấm đượm cảm xúc của người viết.

- Những hi sinh mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: 

+ Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đội, hành quân tiến vào chiến trường. 

+ Có những người sau cuộc chiến đã hi sinh, còn những người còn sống nhưng cũng bị thương tật, bệnh tật đầy mình hoặc tổn thương nặng nề về tinh thần. 


 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Các giá trị từ các văn bản đọc trong bài đó là quan niệm nhân sinh, thông điệp cuộc sống hướng tới con người nhân văn, cao cả hơn. 

Điều mà tạo nên sự kết nối giữa các văn bản, mặc dù chúng không cùng loại, thể loại, lại được viết ra trong những bối cảnh thời đại khác nhau đó là quan niệm sống, quan niệm nhân văn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Sự giống nhau của Chí Phèo và Phăng-tin: đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng, gặp nhiều oan trái, dẫn đến tha hóa con người. Nhưng sâu trong con người họ đề khao khát được hạnh phúc.

 - Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:

+ Chí Phèo: trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, gặp Thị Nở và rơi vào bi kịch bị từ chối quyền làm người, dẫn đến hành động tự sát của chính mình.

+ Phăng-tin: vì hoàn cảnh xô đẩy mà bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.

19 tháng 7 2023

Tham khảo nha!

Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa. Điều này giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống. 

Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm". Trong khi đó, Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.

31 tháng 8 2023

- Thông tin tác giả:

+ Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên.

+ Quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

+ Trước cách mạng:

·       Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.

·       Tham gia cách mạng Tháng Tám và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.

+ Sau cách mạng Tháng Tám: Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…

- Phong trào Thơ Mới:

Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1932 – 1935

Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …

Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mớivới tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên

+ Giai đoạn 1936-1939

Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trênnhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừamới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này

Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

+ Giai đoạn 1940-1945

Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tóm tắt những thông tin chính về một tác giả văn học có tác phẩm được học trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11. 

- Tóm tắt những thông tin chính của một văn bản được học ở Bài 8 - Cấu trúc của văn bản thông tin.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."?

1
11 tháng 4 2017

Tiếng nói là Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai:

- Tiếng nói là tài sản văn hóa tinh thần thế hệ cha ông trong quá khứ đã tạo dựng và để lại.

- Tiếng nói nằm trong kí ức: Tiếng nói đã được bao thế hệ trong quá khứ sử dụng.

- Nối dài trong hiện tại: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói tức là thừa hưởng, phát huy và sáng tạo di sản của cha ông.

- Bắc cầu đến tương lai: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói còn là cách để gìn giữ, lưu truyền cho con cháu mai sau.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

1
4 tháng 4 2019

Phương thức biểu đạt của văn bản: Phương thức nghị luận