Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm về tính yêu và hạnh phúc khá đơn giản, chủ yếu là đi theo cái thích của mình. Thị Mầu khá phóng khoáng và thoải mái trong tình yêu cũng như hạnh phúc, bỏ qua những rào cản về giáo lí, lễ nghi hay gia đình. Với cô, chỉ cần bản thân cảm thấy thích người ta là đủ, không hề bận tâm đến bất cứ điều gì, có duyên là đến. “Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng”.
Có thể thấy Thị Mầu nghĩ ràng tình yêu là theo ý niệm sở thích. Mình thấy thích thì mình sẽ tiến đến. Yêu là tự do yêu nhau. Đây là quan niệm tự do cởi mở nhưng đi quá xa với quan niệm truyền thống và chuẩn mực xã hội lúc bấy giờ.
- Quan điểm đánh giá Thị Mầu qua tiếng đế: Từ góc nhìn truyền thống, bảo thủ, tiếng đế đại diện cho quan điểm của một số người xem việc Thị Mầu chủ động bộc lộ tình yêu, tự quyết trong tình yêu như trong văn bản là hành động dơ bẩn, đáng chê cười thậm chí phê phán: “Dơ lắm! Mầu ơi!”.
- Theo em, nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu không hề phù hợp với nề nếp, giao giáo của một người phụ nữ chuẩn mực trong xã hội lúc bấy giờ.
- Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế đã thể hiện trực tiếp quan điểm về nhân vật Thị Mầu qua các câu từ:
+ “Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!”.
+ “Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?”
+ “Dơ lắm! Mầu ơi!”.
+ “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!”.
=> Qua cách gọi và cách dùng từ ngữ để nói về Thị Mầu, tiếng đế coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ. Có lẽ, tiếng đế có một cái nhìn khá tiêu cực về Thị Mầu.
=> Theo quan điểm cá nhân, nếu xét trong thời kì đó, em cũng đồng tình với quan điểm của tiếng đế vì những tính cách đó của Thị Mầu hoàn toàn không phù hợp với nét đẹp truyền thống của người phụ nữ thời xưa.
Nhân vật | Đối thoại | Độc thoại | Bàng thoại |
Thị Mầu | Đây rồi nhé | Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi! | Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn |
Thị Kính | A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ | – A di đà Phật
Một nén cũng biên Một đồng cũng kể | Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc.. |
Tiếng đế
(người xem) | Mười tư, rằm!
Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! |
Từ đó ta thấy được
+ Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa
+ Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng,mang mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật
- Ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu:
+ Khen “đẹp như sao băng”, đôi mắt sắc như dao bổ cau liếc đi, liếc lại, đôi môi đỏ mọng lúc nào cũng cười nở như hoa và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian để “đánh” đi những lượng tin cần thiết mà da diết về phía chú tiểu.
+ Đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính, lại còn mời mọc. Ta thấy sự táo bạo, mãnh liệt, quyết tâm; không e thẹn, do dự, ngại ngùng.
- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Mầu khao khát được yêu, được đáp lại tình yêu chân thành, Mầu dám phơi bày ruột gan tình cảm của mình ra trước mặt mọi người, dám thổ lộ, dám tấn công.
- Em ấn tượng nhất vời tỏ tình của Thị Mầu:
“Một cành tre, năm bảy cành tre
Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng
Ấy mấy thầy tiểu ơi!...
Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ
Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”
- Bởi đây là lời tỏ tình ấy da diết chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.
Lời thoại
Quan niệm
Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở, đi rình của chua
Đã yêu nhau thì phải chủ động bày tỏ, tìm cách thỏa mãn nhu cầu gặp gỡ, ái ân.
Một cành tre, năm bảy cành tre
Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Mẫu đơn giống cảnh nhà thơ
Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau
Yêu là “phải duyên” đã “phải duyên” thì đôi bên tự quyết, đợi chờ và tiến tới hôn nhân.