K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2018

Giống: là cùng nằm trong một quần xã sinh vật.

Khác ở chỗ:

Loài ưu thế là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng.

Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã.

Ví dụ: Bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ Loài đặc trưng là Trong số các quần thể ưu thế thường có 1 quần thể tiu bỉu nhất cho quần xã. vd: quần thể cây dừa trong quần xã sinh vật ở bến tre.

31 tháng 8 2018

Đặc điểm của NST đảm bảo duy trì được đặc trưng từ đời này sang đời khác:

Chủ yếu dựa vào đặc điểm: trong tế bào của mỗi loài sinh vật, các nhiễm sắc thể xếp theo từng cặp, hầu hết là những cặp tương đồng.

1 tháng 9 2018

- Chủ yếu dựa vào đặc điểm: trong tế bào của mỗi loài sinh vật, các nhiễm sắc thể xếp theo từng cặp, hầu hết là những cặp tương đồng.

23 tháng 3 2022

tham khảo'\

 

Ví dụ: khi số lượng sâu tăng => số lượng chim sâu tăng => số lượng sâu giảm 

23 tháng 3 2022

Ví dụ : 

- Trong quần xã có chuột, con người và chim cắt. Chim cắt bắt chuột làm khống chế số lượng cá thể chuột, Nhưng con người lại san bắt chim cắt quá nhiều khiến chuột không bị khống chế bởi chim cắt sẽ có đk thic hợp để sinh sản và phát triển mạnh mẽ gây mất cân bằng sinh học

17 tháng 2 2022

TK

Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của môi trường

Vì sinh vật hằng nhiệt là các sinh vật có tổ chức cơ thể cao (chim, thú, con người), đã phát triển các cơ chế điều hòa thân nhiệt nên khi nhiệt độ môi trường thay đổi các hoạt động sinh lí trong cơ thể của sinh vật hằng nhiệt vẫn diễn ra bình thường.

Đối với sinh vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng nên quá thấp hoặc quá cao thì dẫn đến hiện tượng làm rối loạn các hoạt động sinh lí trong cơ thể (do hoạt tính của các enzyme giảm mạnh) dẫn đến rối loạn chuyển hóa vật chất trong cơ thể sinh vật biến nhiệt => làm chúng dễ chết. 

17 tháng 2 2022

Refer

 

Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của môi trường

Vì sinh vật hằng nhiệt là các sinh vật có tổ chức cơ thể cao (chim, thú, con người), đã phát triển các cơ chế điều hòa thân nhiệt nên khi nhiệt độ môi trường thay đổi các hoạt động sinh lí trong cơ thể của sinh vật hằng nhiệt vẫn diễn ra bình thường.

Đối với sinh vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng nên quá thấp hoặc quá cao thì dẫn đến hiện tượng làm rối loạn các hoạt động sinh lí trong cơ thể (do hoạt tính của các enzyme giảm mạnh) dẫn đến rối loạn chuyển hóa vật chất trong cơ thể sinh vật biến nhiệt => làm chúng dễ chết.  

-Giống nhau: quần thể người có đặc điểm sinh học (giới tính, mật độ cá thể, nhóm tuổi...)như quần thể sinh vật khác.-Khác nhau: quần thể người có ................................................................-Nguyên nhân khác nhau: do... ...........................................................................-Hình tháp dân số trẻ: có đáy tháp ................ do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp...
Đọc tiếp

-Giống nhau: quần thể người có đặc điểm sinh học (giới tính, mật độ cá thể, nhóm tuổi...)như quần thể sinh vật khác.

-Khác nhau: quần thể người có ................................................................

-Nguyên nhân khác nhau: do... ...........................................................................

-Hình tháp dân số trẻ: có đáy tháp ................ do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiểu và đỉnh nhọn biểu hiện ti lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình ..................

-Hình tháp dân số già: có đáy tháp ................, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp. Tuổi thọ trung bình .......................

-Hậu quả gia tăng dân số nhanh:.................................................................................

2

-Giống nhau: quần thể người có đặc điểm sinh học (giới tính, mật độ cá thể, nhóm tuổi...)như quần thể sinh vật khác.

-Khác nhau: quần thể người có .........pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa. .......................................................

-Nguyên nhân khác nhau: do... .............con người có lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên..............................................................

-Hình tháp dân số trẻ: có đáy tháp .........rộng....... do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiểu và đỉnh nhọn biểu hiện ti lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình .....thấp.............

-Hình tháp dân số già: có đáy tháp .....hẹp..........., đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp. Tuổi thọ trung bình ..........cao.............

-Hậu quả gia tăng dân số nhanh:.....làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, tài nguyên tái sinh không đủ cung cấp làm xuất hiện nhiều hậu quả nghiêm trọng............................................................................

8 tháng 3 2022

-Giống nhau: quần thể người có đặc điểm sinh học (giới tính, mật độ cá thể, nhóm tuổi...)như quần thể sinh vật khác.

-Khác nhau: quần thể người có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác ko có

-Nguyên nhân khác nhau: do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể ,đồng thời cải tạo thiên nhiên

-Hình tháp dân số trẻ: có đáy tháp rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiểu và đỉnh nhọn biểu hiện ti lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp

-Hình tháp dân số già: có đáy tháp hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao

-Hậu quả gia tăng dân số nhanh: (tham khảo)

+ Thiếu nơi ở

+ Thiếu lương thực

+ Thiếu trường học, bệnh viện

+ Ô nhiễm môi trường

+ Chặt phá rừng

+ Chậm phá triển kinh tế

+ Tắc nghẽn giao thông

26 tháng 11 2017
Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể : Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng và cấu trúc. a. Về số lượng : Ở mỗi loài sinh vật, số lượng của bộ nhiễm sắc thể trong tế bào có tính đặc trưng. Thí dụ : Người : 2n = 46 Ruồi giấm : 2n = 8 Đậu Hà Lan : 2n = 14 Gà : 2n = 78 Lợn : 2n = 38 b. Về hình dạng : Trong tế bào của mỗi loài sinh vật, các nhiễm sắc thể xếp theo từng cặp, hầu hết là những cặp tương đồng. Hình dạng của các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào ở mỗi loài cũng mang tính đặc trưng. Thí dụ : Ở ruồi giấm, trong tế bào sinh dưỡng có 4 cặp nhiễm sắc thể gồm 3 cặp nhiễm sắc thể thường (2 cặp có hình chữ V, 1 cặp có hình hạt) và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở cá thể cái có 2 chiếc hình que, ở cá thể đực có 1 chiếc hình que và 1 chiếc hình móc). c. Về cấu trúc : Cấu trúc của nhiễm sắc thể thể hiện ở thành phần, số lượng và trật tự của các gen trên nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài cũng mang tính đặc trưng.
26 tháng 11 2017
1. Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể : Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng và cấu trúc. a. Về số lượng : Ở mỗi loài sinh vật, số lượng của bộ nhiễm sắc thể trong tế bào có tính đặc trưng. Thí dụ : Người : 2n = 46 Ruồi giấm : 2n = 8 Đậu Hà Lan : 2n = 14 Gà : 2n = 78 Lợn : 2n = 38 b. Về hình dạng : Trong tế bào của mỗi loài sinh vật, các nhiễm sắc thể xếp theo từng cặp, hầu hết là những cặp tương đồng. Hình dạng của các cặp nhiễm sắc thể trong tế bào ở mỗi loài cũng mang tính đặc trưng. Thí dụ : Ở ruồi giấm, trong tế bào sinh dưỡng có 4 cặp nhiễm sắc thể gồm 3 cặp nhiễm sắc thể thường (2 cặp có hình chữ V, 1 cặp có hình hạt) và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở cá thể cái có 2 chiếc hình que, ở cá thể đực có 1 chiếc hình que và 1 chiếc hình móc). c. Về cấu trúc : Cấu trúc của nhiễm sắc thể thể hiện ở thành phần, số lượng và trật tự của các gen trên nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài cũng mang tính đặc trưng. 2. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể : Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của mỗi loài sinh vật được ổn định về số lượng, hình dạng và cấu trúc qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể và qua các thế hệ cơ thể khác nhau của loài. 3. Cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ nhiễm sắc thể : a. Ở các loài sinh sản vô tính : Sự nhân đôi kết hợp với phân li đồng đều của nhiễm sắc thể về 2 cực của tế bào trong quá trình nguyên phân là cơ chế giúp bộ nhiễm sắc đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. b. Ở các loài sinh sản hữu tính : Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế : nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - Qua giảm phân : bộ nhiễm sắc thể phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội. - Trong thụ tinh : sự kết hợp giữa các giao tử khác giới cùng loài dẫn đến tái tổ hợp nhiễm sắc thể và hình thành bộ nhiễm sắc thể 2n trong các hợp tử. - Qua nguyên phân : hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong nguyên phân có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể sắc về 2 cực tế bào giúp cho bộ nhiễm sắc thể 2n được duy trì ổn định từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác của cơ thể.
17 tháng 1 2018

Về nguyên tắc có thể nuôi tất cả các loài cá trên trong cùng 1 ao vì: (để làm các câu hỏi này e xét đến ổ sinh thái của các loài nha)

- Ổ sinh thái của các loài cá này về thức ăn có sự khác nhau nên sẽ ko có cạnh tranh nhiều về thức ăn các loài có thể sống chung trong 1 ao

- Ổ sinh thái về nơi ở có 1 số loài là trùng nhau tuy nhiên thức ăn lại khác nhau nên sự cạnh tranh cũng ko diễn ra quá gay gắt.

+ Về nguyên tắc có thể nuôi được các loài đó trong cùng 1 ao (nếu hai loài có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn thì ko nuôi cùng 1 chỗ được vì khi đó sẽ có sự cạnh tranh và tiêu diệt lẫn nhau giữa các loài)

18 tháng 1 2018

Ổ sinh thái là gì vậy?

22 tháng 3 2023

Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cậu huyết, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể dị hợp giảm dần.

Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hỉện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.