Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cốt lõi tư tưởng: - Khích lệ ý chí chiến đấu của quân và dân ta.
- Đập tan tư tưởng bàng quang, thờ ơ, hoang mang, dao động, có tư tưởng cầu hòa của một số chiến sĩ.
Trong truyền tư tưởng của người Việt Nam, tư tưởng nhân nghĩa là một trong những tư tưởng cốt lõi phản ánh vào đó một hệ thống các quan điểm về triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, triết lý chính trị, triết lý quân sự, triết lý ngoại giao,... Tư tưởng nhân nghĩa đạt đến một bước phát triển mới ấy đã được thể hiện trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Cũng chính tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đã phát triển ấy từ truyền thống tư tưởng nhân nghĩa trong văn hoá Trung Hoa đã góp vào việc nâng tầm tư duy truyền thống của người Việt Nam hướng đến chủ nghĩa nhân đạo.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (1380–1442) được hình thành từ một hệ thống các quan điểm của triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, triết lý chính trị, triết lý quân sự, triết lý ngoại giao,. . . và là tất cả những triết lý trong một thể thống nhất ấy lại được bao trùm bởi cả một vũ trụ quan ông. Như vậy, tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự thống nhất giữa đạo trời và đạo người thể hiện chung ở chủ nghĩa nhân đạo. Hệ thống các quan điểm trong tư tưởng của Nguyễn Trãi là kết quả của sự kế thừa quan điểm triết học truyền thống phương Đông nói chung, của dân tộc nói riêng. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã trở thành một tư tưởng nhân nghĩa tiêu biểu nhất của truyền thống tư tưởng dân tộc, bởi nó chính là sự hội tụ những tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc truyền lại, rồi tiếp tục lưu chảy trong truyền thống tư tưởng nhân nghĩa của người Việt Nam sau này.
Tư tưởng nhân nghĩa ấy của Nguyễn Trãi đã được thể hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Quân trung từ mệnh tập,Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí.
Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa vẫn luôn thể hiện tư tưởng nhân nghĩa truyền thống, bởi nhân nghĩa vẫn là cái gốc của đạo trời, nên "Bại nghĩa thương nhân, trời đất cơ hồ muốn dứt" (Bình Ngô đại cáo). Nhân nghĩa cũng vẫn là cái gốc của đạo người lãnh đạo, người cai trị dân, vì: "Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc"; cho nên đó cũng chính là cái gốc của sự ứng xử của người lãnh đạo, của bậc quân vương đối với người dân: "Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, viện công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu" (Lại thư trả lời Phương Chính). Mục đích "an dân" được thực ở người quân tử theo đạo trời để bảo vệ sự sống (an dân), rằng: "đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân" (Thư dụ hàng (các tướng sĩ) thành Bình Than). Phải chăng đây vẫn là sự thể hiện tư tưởng mà trong Kinh dịch, Hệ từ hạ đã viết (thiên địa chi đại đức viết sinh).
Lòng nhân nghĩa đó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi chính là sức mạnh bảo vệ quốc gia dân tộc, được thể hiện bởi vai trò của bậc trung quân ái quốc. Đây cũng là tư tưởng đã được thể hiện trước đó ở thời kỳ chống sự xâm lược của nhà Nguyên. Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) cũng nhấn mạnh: "Tự cổ các bậc nghĩa sĩ trung thần đã từng diệt thân để cứu nước" (Tự cổ trung thần nghĩa sĩ, dĩ thân tử quốc hà đại vô chi).
Trong thực tiễn của lịch sử dân tộc Việt Nam, lúc tình huống càng nguy cấp trước sự xâm lược, thì càng là lúc mà lòng nhân nghĩa thể hiện được sức mạnh to lớn, và vẫn tất yếu giành được thắng lợi: "Chính lúc cờ nghĩa nổi lên, đương khi thế giặc mạnh" (nghĩa kỳ sơ khởi chi thời, chính tặc thế phương trương chi nhật, Bình Ngô đại cáo); "kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều". Lý do này cũng là ở sức mạnh của nhân nghĩa, vì "yếu" chỉ là kém hơn sức mạnh quân sự, nhưng mạnh hơn bởi sự hợp lực đức nghĩa của "kẻ nhân giả". Còn "ít" chỉ là nhỏ hơn về số người, nhưng mạnh hơn cũng bởi sự hợp lực sức mạnh lòng nhân của "kẻ nghĩa giả". Quả đúng là đức nhân và việc nghĩa là một sức mạnh: (cường nhi nghĩa); (đồng lực, độ đức; đồng đức, độ nghĩa); và (nhị nhân đồng tâm kỳ lợi đoạn kim).
Nhưng tư tưởng nhân nghĩa truyền thống Việt Nam, còn là việc dùng sức mạnh nhân nghĩa để chống bạo tàn: "Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân làm biến đổi cường bạo" (Bình Ngô đại cáo). Sức mạnh nhân nghĩa được thực hiện bằn thu phục nhân tâm của kẻ xâm lược: "công tâm". Mặc dù đây là tư tưởng trước đó đã được nói đến ở thời Tam Quốc (tâm vi thượng, công thành vi hạ; tâm chiến vi thượng, binh chiến vi hạ). Nhưng tư tưởng "công tâm" mà Nguyễn Trãi nhấn mạnh đã được nâng thành tư tưởng có tầm chiến lược và được sử dụng như một nghệ thuật.
Việc vận dụng quan điểm nhân nghĩa như một nghệ thuật trong tư tưởng của Nguyễn Trãi thể hiện ở chỗ nhân nghĩa vừa là phương tiện vừa là mục tiêu. Nhưng cũng chính vì là nghệ thuật dùng nhân nghĩa trong điều kiện thực tiễn lịch sử phải là sức mạnh được tập trung vào công cuộc giải phóng dân tộc, đó là: "dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội". Đặc biệt, trong hoàn cảnh đó phải thực hiện cả "quyền mưu làm gốc để trừ kẻ gian tà"; và "nhân nghĩa làm gốc để giữ vững bờ cõi" (Quyền mưu bản thị dụng trừ gian; nhân nghĩa duy trì quốc thế an). Cũng chính vì nhân nghĩa để thắng hung tàn, mà quyền mưu thì dùng trừ gian, do đó "quyền mưu" chính là nhân nghĩa trong thời kỳ chống xâm lược.
Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện theo tinh thần trên còn bao hàm cả sự khoan dung. Khi Nguyễn Trãi soạn Chiếu thư cho vua Thái tổ đã giải quyết tốt tình huống bang giao với phương Bắc ngay sau khi nước nhà giành độc lập:
Lúc ấy, các Tướng sĩ và nhân dân ta, đều thâm thù sự tàn bạo của người Minh, nên đều mật khuyên Hoàng đế nhân dịp giết chết cả đi. nhưng ngài dụ rằng:
"Việc phục thù trả oán, là tình thường của mọi người, nhưng không ưa giết người, là bản tâm của người nhân. Huống chi người ta đã hàng, mà mình lại giết chết, thì còn gì bất tường hơn nữa. Ví bằng giết đi cho hả giận một lúc, để gánh lấy tiếng xấu giết kẻ hàng mãi tới đời sau, chi bằng hãy cho sống ức vạn mạng người, để dứt mối chiến tranh tới muôn thuở, công việc sẽ chép vào sử sách, tiếng thơm sẽ truyền tới ngàn thu, há chẳng đẹp lắm ư?". Các bầy tôi đều bái phục độ lượng khoan hồng của Hoàng đế."
Lấy việc thực hiện tinh thần nhân nghĩa thời kỳ này so với thời trước đó vào thời Trần thì tinh thần nhân nghĩa trên đây trong tư tưởng Nguyễn Trãi là đỉnh cao phát triển tư tưởng nghĩa.
"Trong lịch sử đời Trần có vụ sau khi nhà Nguyên thất trận hai lần nên phải chịu hòa hiếu bang giao với nước ta. Vua Nhân Tôn liền sai quan đưa bọn tướng tá tù binh Mông Cổ về Tàu như Tích Lệ, Cơ Ngọc, Phàn Tiếp. Riêng tướng Mã Nhi là tên đã giết hại nhiều người Việt, để rửa hận cho nhân dân Việt nên vua mới dùng mưu của Trần Hưng Đạo đem ra giữa bể rồi sai người đánh đắm thuyền cho chết đuối. Về sau vua Dực Tôn (1829–1883) xem hồ sơ vụ này có phê bốn chữ "Bất nhân phi nghĩa".
Tuy nhiên, mục tiêu cao nhất của việc thực hiện nhân nghĩa chính là để "an dân". Nhưng chưa hết, thực hiện phương tiện nhân nghĩa để thực hiện mục tiêu an dân đã tạo một nấc thang mới trong sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, khi mà việc nhân nghĩa không phải chỉ tuyệt đối hoá ở mệnh trời, được thể thông qua người quân tử như trong tư tưởng truyền thống, mà ở Nguyễn Trãi thì: "việc nhân nghĩa cốt ở an dân", cần được hiểu rằng: cốt ở yên dân (yếu tại an dân) là nhân nghĩa xuất phát từ chính việc người thay cho mệnh trời, mà ở đây chính là dân lành? Xuất phát từ quan điểm đó là tư tưởng thể hiện lòng biết ơn dân: "Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày". Tất nhiên, lòng biết đã có trong tư tưởng Nho giáo: "Bách tính không đủ ăn thì vua đủ ăn sao được" (bá tính bất túc quân thục dữ túc, Luận Ngữ, Nhan Uyên), nhưng lòng biết ơn dân cũng là mục đích an dân, vì dân, lo cho dân, để rồi: "nơi thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu".
Ngay trong thời đại của mình vào thế kỷ XV, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã được thực tiễn trả lời những giá trị của nó, không dừng lại ở đó, cho đến nay những tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị.
Nội dung |
Giọng điệu |
Ví dụ |
Ngợi ca |
Hào hùng, sảng khoái |
Cốt Đãi Ngột Lang … còn lưu tiếng tốt! |
Tâm tình |
Chân thành, xúc động |
Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày… lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. |
Phê phán |
Đanh thép, dứt khoát, nghiêm khắc |
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo…tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. |
Khuyên bảo |
Gần gũi, chân tình |
"Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những …mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên... |
Nội dung |
Giọng điệu |
Ví dụ |
Ngợi ca |
Hào hùng, sảng khoái |
Cốt Đãi Ngột Lang … còn lưu tiếng tốt! |
Tâm tình |
Chân thành, xúc động |
Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày… lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. |
Phê phán |
Đanh thép, dứt khoát, nghiêm khắc |
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo…tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. |
Khuyên bảo |
Gần gũi, chân tình |
"Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những …mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên... |
Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.
Trong phần hai, sau khi đã nêu những tấm gương trung nghĩa của các tướng sĩ trong sử sách và thực tế (ở phần mở đầu), tác giả hướng người tiếp nhận bài hịch vào hiện tình đất nước để khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc ở mỗi người. Nghệ thuật khích lệ ở đoạn này như sau: - Nêu tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù vừa bằng những sự việc cụ thể, vừa bằng những hình ảnh ẩn dụ, với lời lẽ rất mạnh mẽ, biểu lộ lòng căm thù, sự khinh bỉ tột độ quân giặc của tác giả (đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói). - Tác giả tự bộc bạch nỗi lòng của mình để khích lệ các tướng sĩ. Lòng yêu nước, chí căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thật mãnh liệt, thiết tha, sôi sục, khiến lời văn như có máu chảy ở đầu ngọn bút, gây xúc động cao độ cho người nghe. Tác giả dùng cách trò chuyện với giọng chân tình, tha thiết, thể hiện mối quan hệ không chỉ là chủ soái với tì tướng, mà còn là của những người cùng chung cảnh ngộ, cùng một vận mệnh trước hoàn cảnh đất nước
Tham khảo nha em:
Bao trùm tác phẩm Hịch tướng sĩ là lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng, ý chí căm thù giặc sâu sắc của tác giả. Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc. Ôi, đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân! Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.
ThamKHẢO
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/viet-doan-van-voi-luan-diem-trong-hich-tuong-si-long-yeu-nuoc--faq271997.html#:~:text=Vi%E1%BA%BFt%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20v%C4%83n,s%C4%A9%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bng.
??????????????????????
ápofja9yspoy
2447897weiyt
lm sơ đồ tư duy về trình tự ....