Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
+ Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.
+ Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.
b, Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.
+ Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.
+ Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.
c, Phương pháp nêu ra ví dụ
- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.
+ Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.
d, Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.
e, Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.
f, Phương pháp phân loại, phân tích
- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.
So với văn nghị luận hiện đại, văn nghị luận trung đại có những sự khác biệt:
- Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.
- Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng "mệnh trời", đạo "thần chú", lí tưởng nhân nghĩa…
Ngược lại với những đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường có lối viết giản dị, câu văn gần với đời sống hằng ngày.
- Giọng văn biến đổi linh hoạt, đa dạng: khi bi thiết nghẹn ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát khiến cho bài hịch vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, không rơi vào tình trạng giáo điều khô cứng, cũng không phải là sự ủy mị, lãng mạn.
- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén với hệ thống luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đầy thuyết phục: tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi-> giãi bày tấm lòng mình → ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ → những việc làm sai trái của họ → những việc họ nên làm → gợi ý sách nên đọc → kết luận
- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả phân tích được rõ thiệt hơn, tình hình thực tế và trong tương lai của những con người ấy.
- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại đặc biệt là tác giả sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi - một đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả, giục giã cho bài hịch.
- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.
Thành công trong nghệ thuật kể chuyện của văn bản “Trong lòng mẹ” thể hiện ở:
- Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.
- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.
Liệt kê các nét đặc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất kết hợp biện pháp tu từ ẩn dụ, liệt kê
- Đưa ra những luận điểm đúng đắn, dẫn chứng thuyết phục người nghe.
- Thể hiện lời văn mạnh mẽ, hùng hồn.
VD chứng minh:
Chiếu dời đô: nêu rõ nguyên do dời thành
Hịch tướng sĩ: khuyến khích tướng sĩ có dũng khí đánh giặc, dẫn chứng trong lời nói thuyết phục tất cả mọi người.
cảm ơn bạn nhiều