Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào của thứ hai của của bài mùa xuân nho nhỏ viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu nêu vẻ đẹp của mùa xuân đất nước
Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng ai những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ đi để nhường chỗ cho nàng thu dịu dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua.
Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hoà hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang thu” – linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ cuối bài:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Mở đầu khổ thơ vẫn là nắng và mưa của mùa hạ đấy thôi, nhưng chỉ là “vẫn còn” và “vơi dần” – tất cả ngày một nhạt đi, chứ không như cái nắng gay gắt, chói chan cùng cơn mưa ào, xối xả của một mùa hạ sôi động nữa. Dường như vẫn còn luyến tiếc lắm, nhưng cuối cùng hạ vẫn phải chấp nhận rằng: “thu sang” và hạ phải đến một chân trời khác. Bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cỏi nước nhà.
Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ vãng nữa. Cũng chính vì lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất trời trên quên hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn máu chạy khắp cơ thể qua chính con tim này!
Gợi ý
2. Khổ 2:
- Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Bức tranh mùa thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đất trời theo tốc độ di chuyển từ hạ sang thu, nhẹ nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiên sang thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”. Như thế, thiên nhiên đã được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn. Và bức tranh sang thu từ những gì vô hình như “hương ổi” ,”gió se”, từ nhỏ hẹp như con ngõ chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể với một không gian vừa dài rộng, vừa xa vời.
- Tác giả cảm nhận thu sang bằng cả tâm hồn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
+ Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ đã rất tài hoa ghi lại linh hồn của cảnh vật, của dòng sông quê hương nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn mang đầy tâm trạng của con người như chậm lại, như trễ nải, như ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời.
+ Trái ngược với vẻ khoan thai của dòng sông là sự vội vàng của những cánh chim trời bắt đầu di trú về phương Nam. Không gian trở nên xôn xao, không có âm thanh nhưng câu thơ lại gợi được cái động.
-> Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng, dựng lên hai hình ảnh đối lập, ngược chiều nhau: sông dưới mặt đất, chim trên bầu trời, sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng. Đó là sự khác biệt của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa.
- Cả bầu trời mùa thu cũng có sự thay đổi:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
+ Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi ra trong thời điểm giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng.
+ Hình như đám mây đó vẫn còn lại một vài tia nắng ấm của mùa hạ nên mới “Vắt nửa mình sang thu”. Đám mây vắt lên cái ranh giới mỏng manh và ngày càng bé dần, bé dần đi rồi đến một lúc nào đó không còn nữa, để cả đám mây mùa hạ hoàn toàn nhuốm màu sắc thu.
=> Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được nhân hóa khiến cho bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị.
=> Cả ba hình ảnh trên là tín hiệu của mùa thu sang còn vương lại một chút gì của cuối hạ. Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). => Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng.
3. Khổ 3:
- Nếu ở hai khổ thơ đầu của bài thơ, dấu hiệu mùa thu đã khárõ ràng trong không gian và thời gian,sang khổ cuối vẫn theo dòng cảm xúc ấy, tác giả bộc lộ suy ngẫm của mình về con người, về cuộc đời:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đẵ vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứngtuổi”.
+ Nắng vẫn còn vàng tươi nhưng nắng thu trong và dịu hơn cáinắng chói chang, gay gắt của mùa hạ.
+ Mưa cũng vẫn còn nhưng đã vơi nhiều so với mùa hạ. “Vơi dần” không chỉ là ít mưa đi mà còn là mưa ít nước đi. Đây cũng là dấu hiệu của sự chuyển mùa.
- Hai câu kết của bài thơ không chỉ mang nghĩa tả thực, mà còn mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi những suy nghĩ cho người đọc người nghe:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
+ “Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộcđời.
+ “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từng trải, vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.
Khi con người trải nghiệm nhiều sẽ trở nên hiểu mình, hiểu người, hiểu đời hơn. Con người sẽ bình tĩnh đón nhận mọi biến cố trong cuộc đời. Nhưng con người không ngậm ngùi nuối tiếc mà chỉ thấy mình vững vàng hơn. Đó là nét đẹp, nét lạ độc đáo trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ về thiên nhiên, về đời người trước những thăng trầm biến đổi.
Trong 1 bài phỏng vấn gần đây, Hữu Thỉnh đã giải thích “Sấm là những khó khăn thử thách mà dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và Mỹ. Còn hàng cây là hình ảnh của đất nước, dân tộc ta vững vàng vượt qua thử thách. Trải qua bao nhiêu thử thách, bom đạn ác liệt, chúng ta không còn sợ bất cứ thế lực nào, vững vàng vượt lên phái trước trong công cuộc xây dựng đất nước”.
Tham khảo nha em:
1.
Trăng là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Trăng như một biểu tượng thơ mộng gắn với tâm hồn thi sĩ. Nhưng có một nhà thơ cũng viết về trăng, không chỉ tìm thấy ở đấy cái thơ mộng, mà còn gửi gắm những nỗi niềm tâm sự mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là trường hợp bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
2.
Sang thu là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích, gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu – thu mới về, thu chợt đến. Và cái cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:
Vẫn còn bao nhiêu nắng.
Đã vơi dần cơn mưa.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:
- Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.
- Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.
- Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :
+ Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
Ánh trăng
Trăng vẫn tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Sự thức tỉnh mạnh mẽ và bài học về ân nghĩa thủy chung.
* Hai câu đầu: Sự khoan dung, độ lượng của vầng trăng
- Từ láy “vành vạnh”: hình ảnh vầng trăng tròn đầy, viên mãn => Ẩn dụ cho quá khứ tình nghĩa, đầy đặn, đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ.
- Phó từ “cứ” gợi sự bền vững bất biến với thời gian.
- Hình ảnh tương phản “người vô tình”: con người ý thức về sự lãng quên của mình.
* Hai câu cuối: Sự giật mình thức tỉnh
- “Ánh trăng im phăng phắc” phép nhân hóa thể hiện sự trách móc trong im lặng như nhắc nhở mỗi người: con người vô tình nhưng thiên nhiên luôn tròn đầy bất diệt.
- “Giật mình”: là phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình trong cách sống nông nổi, thờ ơ của mình.
=> Dòng thơ cuối dồn nén bao tâm tư, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên day dứt ám ảnh.
=> Ánh trăng là tấm gương soi để thấy được gương mặt thực sự của mình, tìm lại cái tinh khôi mà tưởng như đã ngủ mãi trong quên lãng
=> Chiều sâu triết lí: Hãy sống theo đạo lí ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, cùng nhân dân, đất nước. Đây là lời nhắc nhở tới tất cả mọi người.
Sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Cảm nhận mùa thu trong sự suy nghĩ, chiêm nghiệm.
a. Những hiện tượng của mùa hạ mờ nhạt dần và mùa thu trở nên đậm nét hơn.
- Nắng (vẫn còn) – Mưa (đã vơi) – Sấm (cũng bớt) – Hàng cây (đứng tuổi).
- Các tín hiệu sang thu vẫn còn lấp lửng giữa hai mùa. Nhưng dường như dấu hiệu của mùa thu đã lộ rõ hơn: vẫn nắng, mưa, sấm, chớp như mùa hạ nhưng mức độ đã khác, lắng dần, chừng mực và ổn định hơn. Thiên nhiên đất trời của những mùa hè sôi động dường như đang dần nhường chỗ cho bước chân của mùa thu.
- Cách sử dụng từ ngữ rất độc đáo: những từ “đã”, “vẫn còn”, “cũng” mang sắc thái khẳng định về những dấu hiệu của mùa hè. Những từ chỉ số lượng “bao nhiêu”, “vơi dần” không xác định số lượng cụ thể nhưng lại phù hợp với thiên nhiên lúc thu sang.
b. Hình ảnh hàng cây đứng tuổi gợi suy ngẫm về đời người lúc chớm thu
- Câu thơ “Hàng cây đứng tuổi” được đặt ở vị trí rất quan trọng: kết thúc bài thơ. Khiến câu thơ như một bản lề khép lại bài thơ đồng thời cũng như mở ra một thế giới khác: thế giới từ cây – thiên nhiên sang thế giới con người.
+ Thế giới cây: “Cây đứng tuổi” là cây đã trưởng thành, già dặn, vững chắc, không còn run rẩy trước những mưa giông và sơn sấm chớp của mùa thu.
+ Thế giới người: Phép nhân hóa “đứng tuổi” tạo nên hình ảnh thấm thía, đẩy hình tượng thơ từ miêu tả sang biểu hiện, từ cảm xúc sang suy tư, từ cụ thể sang khái quát: vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm chớp, bão giông khi thu sang gợi liên tưởng đến sự chín chắn, từng trải của con người sau những cơn giông bão của cuộc đời.
=> Câu thơ của Hữu Thỉnh mang tầm khái quát và giàu triết lí, chiêm nghiệm, suy tư: Khi đã từng trải, con người sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.
Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm. “Sang thu” là một áng thơ xinh xắn dâng tặng Nàng Thu của một thi nhân - một thi nhân yêu quý mùa thu như bao thi nhân khác - Hữu Thỉnh. Bài thơ có khổ thơ mở đầu thật hay: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về". Những câu thơ mở đầu bài thơ giản dị đến bất ngờ: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se". “Bỗng” là bỗng nhiên, là bất ngờ, bất chợt. Đặt chữ “bỗng” ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ để tất cả giác quan của ta được đánh động, phải giật mình mà chú ý đón nhận mọi biến đổi của đất trời. Biến đổi đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà thơ là mùi hương nồng nàn của trái ổi chín thơm lừng. Ổi đã bắt đầu ủ mình để chín tự bao giờ và cũng lặng lẽ toả hương tự bao giờ nhưng vào khoảnh khắc này hương ổi mới đủ nồng nàn đánh thức giác quan của thi nhân. Hương thơm ấy rất mạnh, rất nồng nàn, ngào ngạt có vậy mới “phả vào trong gió se”. Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào hương thơm của nó mới đủ mạnh để tạo ra một sự lan toả như vậy trong không gian. Thứ hương thơm ấy lại lan toả trong làn gió se nhè nhẹ ren rét. “Gió se” là gió heo may, chúng đến với nhân gian vào mỗi dịp đầu thu làm tẽ tê, gai gai những cánh tay trần mềm mại. Trước Cách mạng, Xuân Diệu đã từng mang gió se đến cho người đọc với những thoáng rùng mình ớn lạnh: “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. Nhưng câu thơ của Hữu Thỉnh lại dắt mùa thu đến bên ta êm ái, dịu dàng biết bao. Viết về những làn sương mùa thu, nhà thợ cũng có cách viết thật duyên dáng: “Sương chùng chình qua ngõ”. “Chùng chình” là cố ý làm chậm lại. Thủ pháp nhân hoá đã biến sương thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn tan đi. Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.
* Khái quát lại nội dung bài thơ
- Bài thơ Sang thu chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
- Mạch nội dung của bài thơ gồm 3 phần:
+ Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu (khổ thơ đầu)
+ Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang (khổ thơ thứ 2)
+ Những tâm tư, suy ngẫm của tác giả (khổ thơ cuối)
* Phân tích khổ thơ cuối Sang thu
- Cảm nhận thực của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mình giữa 2 mùa.
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa"
+ “vẫn còn”, “vơi dần” => các tính từ chỉ mức độ bớt dần chỉ mức độ rằng hạ đang nhạt dần, thu đậm nét hơn.
+ Nắng: hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gây gắt.
+ Mưa: đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
=> Mùa hạ như vẫn đang vấn vương, níu kéo điều gì nhưng hiện thực vẫn cứ thế chảy trôi, thời gian vẫn cứ tuần hoàn.
- Suy ngẫm, triết lí cuộc sống về mùa thu của đời người.
"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
+ Hình ảnh ẩn dụ "sấm":
Nghĩa thực: hiện tượng tự nhiên của thời tiết. -> Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa.
Nghĩa ẩn dụ: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời
+ “bớt bất ngờ” => nhân hóa chỉ trạng thái của con người.
+ Hình ảnh ẩn dụ “Hàng cây đứng tuổi”
Nghĩa thực: hình ảnh tả thực của tự nhiên về những cây cổ thụ lâu năm.
Nghĩa ẩn dụ: thế hệ những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời.
=> Những con người từng trải, đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, đã trải qua những khó khăn của cuộc đời, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa.
* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ
- Sử dụng tính từ chỉ trạng thái, mức độ
- Hình ảnh chân thực.
* Liên hệ bản thân:
- Nêu tình cảm, rung động trước mùa thu.
- Nêu cách đối diện của bản thân trước sóng gió, khó khăn trong cuộc đời. (Đã gặp khó khăn chưa? Xử lí như thế nào? So sánh với cách giải quyết của những người trưởng thành, lớn tuổi? Rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân?)