Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em xem tham khảo!
- Một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ, chuột và châu chấu. Thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng; châu chấu là thức ăn cho ếch và chim,…
- Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ. Vì nếu số lượng cá thể của loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên => Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn bị phá vỡ.
a)
- Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là: ánh sáng, gió, con người, độ ẩm, nhiệt độ, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất
b)
- Nhân tố vô sinh bao gồm: gió, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng
- Nhân tố hữu sinh bao gồm: sinh vật trong đất, con người, động vật ăn thực vật
Tham khảo!
– Ví dụ quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới.
– Các đặc điểm cho thấy quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới là quần xã sinh vật:
+ Đây là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau như quần thể cây chuối hột, quần thể lim xanh, quần thể dương xỉ, quần thể khỉ, quần thể rắn hổ mang, quần thể thỏ, quần thể vi sinh vật,… Các sinh vật trong đây có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
+ Tập hợp các quần thể sinh vật này cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
SV sản xuất: Cỏ bò, cỏ mần trầu, lá cây vông, đậu xanh, đậu đỏ,...
SV tiêu thụ: Thỏ, gà, cá diêu hông, heo, ếch, châu chấu, nhái bén, hươu cao cổ,...
SV phân giải: giun, vi sinh vật phân giải,...
- Khái niệm :
- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
- Đặc trưng cơ bản :
1. Đặc trưng về thành phần loài
Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể mỗi loài; loài ưu thế và loài đặc trưng
- Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài thể hiện sự đa dạng của quần xã đồng thời cũng biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Các quần xã ổn định có số lượng loài lớn và số lượng cá thể mỗi loài cao.
- Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh mẽ.
- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.
- Phân bố theo chiều thẳng đứng: sự phân tầng thực vật trong rừng dựa theo điều kiện chiếu sáng, từ đó kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng.
- Phân bố theo chiều ngang, ví dụ: phân bố sinh vật từ bờ biển và đất liền, phân bố sinh vật từ vùng nước ven bờ đến ngoài khơi xa.
Tham khảo!
Ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi khu sinh học:
- Gấu bắc cực thích nghi với điều kiện quanh năm băng giá ở khu sinh học đồng rêu đới lạnh: Có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm, không có lông mi do lông mi có thể gây đóng băng trên mắt, bộ lông màu trắng giúp chúng ngụy trang, có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.
- Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;…
- Cây đước thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại khu sinh học rừng ngập mặn: Bộ rễ chia làm hai phần là rễ cọc và rễ phụ, rễ cọc cắm thẳng, rễ phụ phát triển thành chùm, mọc từ phần thân gần gốc giúp cây chống đỡ, hạn chế ảnh hưởng của sóng và gió; Quả đước có dạng hình trụ dài, khi già sẽ tự rụng cắm thẳng xuống lớp bùn và hình thành cây mới.
Cây xương rồng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm ở khu sinh học sa mạc và hoang mạc: Thân cây biến dạng thành thân mọng nước giúp dự trữ nước cho cây, thân cũng có các rãnh chạy dọc chiều dài thân giúp chuyển nước mưa, nước sương thành một dòng xuống rễ; Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước; Rễ cây dài, lan rộng giúp cây hấp thu nước;…
Tham khảo :
Một số ví dụ:
- Tạo các hàng lỗ trong viên than tổ ong để tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí, cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy.
- Để nung đá vôi thành vôi sống được nhanh hơn, người ta tiến hành đập nhỏ đá vôi.
- Thanh củi được chẻ nhỏ hoặc than được đập nhỏ trước khi đem nhóm bếp.
Tham khảo!
Trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật vì: Con người có tư duy, có lao động để phục vụ cho mục đích của mình. Thông qua những hoạt động này, con người đã tác động và làm biến đổi rộng rãi, mạnh mẽ môi trường tự nhiên, dẫn đến tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của nhiều loài sinh vật.
Tham khảo!
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của cây lúa như: nước, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, cỏ dại, các loài động vật, con người,…
Sinh vật lấy ví dụ: con bò
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sinh vật đó: không khí, nhiệt độ, nguồn thức ăn, …