Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
Câu này thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. nếu chúng ta có một phương pháp học đúng cách
2.
Học ăn học nói, học gói học mở.
Đây là là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
3.
Học hay cày biết.
4.
Học một biết mười.
Câu này có nghĩa là học chỉ một điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh.
5.
Học thầy chẳng tầy học bạn.
Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức đã học
6.
Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
Câu này có ý nghĩa là chịu khó học hỏi thì ắt giàu có.
7.
Ăn vóc học hay.
Ăn vóc là ăn uống đầy đủ bổ sung các chất thì mới có sức khỏe, cơ bắp. Học hay là học giỏi, giỏi giang xưng đáng với công sức đã bỏ ra để có được thành quả.
8.
Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
9.
Có cày có thóc, có học có chữ.
10.
Có học, có khôn.
11.
Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
12.
Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
13.
Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
14.
Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
15.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
16.
Hay học thì sang, hay làm thì có.
17.
Học để làm người.
18.
Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
19.
Học khôn đến chết, học nết đến già.
20.
Có đi có lại mới toại lòng nhau
21.
Kính lão đắc thọ
Câu này ý nói là phải kính trọng người lớn tuổi sẽ sống lâu.Bạn tôn kính người lớn tuổi thì người đó sống bao lâu bạn sẽ sống bấy lâu. Đây là văn hóa trong ứng xử
22.
Thuốc đắng dã tật
23.
Sự thật mất lòng
24.
Lời nói, gói vàng.
25.
Lời chào cao hơn mâm cỗ
Rất đơn giản câu này ý nói tình cảm, lễ nghi, lời chào mời thân mật còn quý hơn vật chất, miếng ăn.
26.
Kính trên, nhường dưới
Đây là văn hóa ứng xử, phải luôn biết kính trọng những người lớn tuổi và nhường nhịn những người nhỏ tuổi hơn.
27.
Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
Khuyên răn chúng ta nên sống thật, không nên nói dối sẽ rất ân hận về sau
28.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đây là đạo lý làm người, với ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta dùng
29.
Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
30.
Đi hỏi già,về nhà hỏi trẻ
Đi hỏi già: Người già nhiều kinh nghiệm sẽ giúp được bạn. Về nhà hỏi trẻ: Mọi chuyện ở nhà nên hỏi trẻ vì trẻ con ngây thơ không dấu diếm điều gì sẽ kể hết chuyện nó biết khi ở nhà.Đây là một kinh nghiệm sống mà ông cha ta đúc kết và truyền dạy.
31.
Một điều nhịn, chín điều lành
32.
Sang sông phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy
Câu này ý muốn nhắn nhủ bậc làm cha mẹ, muốn con cái mình học tập tốt thì cần phải yêu quý kính trọng người làm nghề giáo.
33.
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
34.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, khẽ gõ bên thành cũng kêu.
35.
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
36.
Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời...
37.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
38.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
39.
Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
40.
Vàng sa xuống giếng, khôn tìm,
Người sa lời nói, như chim sổ lồng
41.
Nói người, chẳng nghĩ đến ta,
Thử sờ lên gáy, xem xa hay gần
42.
Ngày thường chả mất nén hương
Đến khi gặp chuyện ôm lưng thầy chùa
43.
Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười
44.
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
45.
Ăn có nhai, nói có nghĩ.
Ăn bớt bát, nói bớt lời.
46.
Rượu nhạt, uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.
47.
Ăn lắm, thì hết miếng ngon,
Nói lắm, thì hết lời khôn hóa rồ.
-rừng vàng,biển bạc
-rừng che bộ đội ,rừng vây quân thù
-rừng là lá phổi xanh của trái đất
còn lại tra cốc cốc
CA DAO VỀ ĐẤT ĐỒ SƠN
1. Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
2. Gái lấy chồng Đồ Sơn- Bát Vạn
Trai lấy vợ sang huyện Hoa Phong
3. Sấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơi
4. Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
(Địa hình Đồ Sơn ví như một con Rồng đang chầu về viên ngọc là Hòn Dấu. Sách cổ gọi núi Đồ Sơn là Cửu Long- chín rồng với câu ca trên. Con út ở đây là núi Độc đứng riêng hẳn ra ở đầu bán đảo. Thực ra có tới 15 điểm cao từ 25m đến 129m trong dãy núi này cao nhất là Đồn cao. Trên đỉnh núi còn những dãy tường thành dấu vết đồn luỹ của Phạm Đình Trọng một tướng Chúa Trịnh đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu thế kỷ 18)
CA DAO VỀ ĐẤT THUỶ NGUYÊN
1. Nhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá nhất to sông Rừng
2. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
3. Ai về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men
4. My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
Dịch nghĩa:
"Núi My Sơn phía bắc tạo thế văn chương
Ngọn triều phía nam đem lại nguồn giàu có"
Một số câu ca dao về con cò
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!
- Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Chàng đi xa vợ xa con
Chàng đi đến tận nước non Cao Bằng.
Một số câu ca dao về tình anh em.
- Anh em hiền thậm là hiền.
Bởi một đồng tiền mà đấm đá nhau.
- Ai về đợi với em cùng
Thân em nay bắc mai đông một mình.
Chi bằng ruộng tốt rừng xanh
Vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà!
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non cùng người
Cho kịp chân ngựa chân voi
Cho kịp mọi người kẻo trễ việc quan
Bắt cá mà gả cho cò,
Nửa đêm con vạc đưa đò rước dâu.
Cưới về buổi sáng hôm sau,
Mẹ cá buồn rầu ngồi gục nỉ non
Thấy cò đang rỉa thịt con
“Cò ơi, cò hỡi… bất nhơn thế này!
Tham khảo nhé em:
Xin chào đồng hương Hưng Yên:
1. Con cò mà đậu cành tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
Sáng mai mẹ cõng chợ Bần
Mọi người mới hỏi sao chân cò què
Cò rằng cò đậu ngọn tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
2.Tân Dân một tháng ba mươi sáu trận chống càn
Xác thù chất đống máu loang đầy đồng
3. Mấy năm Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng dính nồi, trẻ khóc như ri
4. Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Nghi Xuyên
Cây đa Đông Tảo còn in hận thù
5. Ai vào mảnh đất Đường Hào
Có cụ Tán Thuật đào hào đánh tây
6. Chớ tham đồng bạc con cò
Bở cha ***** đi phò thằng tây
Chuyện đâu có chuyện lạ đời Quan đi theo giặc bắt người lành ngay Ngàn năm nhớ mãi nhục này Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù Bốt Bần ngày thánhg âm u
7.Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ anh vài bốn năm Lên Bần, xuống Thứa, chợ Dầm Quanh đi quanh lại ba năm em về.
8.Thằng Tây súng ngắn, súng dài Dân tao:
Vồ, gậy, dao bài, câu liêm.
Trường kỳ tao đánh ngày đêm
Đánh cho mày phải đảo điên tơi bời
Văn Giang chẳng phải đất chơi.
Văn Giang là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên
I. Văn bản:
1.Cổng trường mở ra
- Tác giả: Lý Lan
- PTBĐ chính: Biểu cảm .
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
- Xuất xứ: Viết ngày 1/9/2000 trên báo Yêu trẻ - TP.HCM – số 166
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu ….. ngày đầu năm học: tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con.
+ Phần 2: từ thực sự mẹ….. mẹ vừa bước vào: Sự hồi tưởng của mẹ về ngày khai trường.
+ Phần 3: Mẹ nghe nói…. đến hết: Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
=> Nội dung: Văn bản ghi lại những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên, đó là dấu ấn khó phai của tác giả và cũng là của cuộc đời mỗi người.
2.Mẹ tôi
- Tác giả: Ét- môn– đô đơ A– mi- xi
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Thể loại: Văn bản nhật dụng, viết dưới hình thức bức thư.
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” năm 1886.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ Bố để ý là sáng nay…. vô cùng: Lý do bố viết thư.
+ Phần 2: trước mặt cô giáo…. tình thương yêu đó: Hình ảnh ngưới mẹ qua người cha.
+ Phần 3: Từ nay,….. của con được: Thái độ của người cha
=> Nội dung: Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội trong bức thư của người bố.
3.Ca dao.
* Những câu hát về tình cảm gia đình:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào của hát ru.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc: Công cha với núi ngất trời; Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển Đông.
- Từ láy: mênh mông
- Điệp từ: núi, biển
=> Công lao cha mẹ không gì sánh nổi
=> Con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
=> ND: Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
* Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đồng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Hai câu thơ đầu:
+ Câu thơ dài, sử dụng từ ngữ địa phương
+BPNT: điệp từ, đảo ngữ, đối xứng, từ láy.
+ Tác dụng của biện pháp tu từ: Diễn tả sự rộng lớn, trù phú và đầy sưc sống của cánh đồng.
Hai câu sau:
+ BPNT: So sánh “thân em” với “chẽn lúa đòng đòng”
+ Tác dụng BPNT: cho thấy hình ảnh cô gái trẻ trung, phơi phới và tràn đầy sức sống.
=> Lời của chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống-> chàng trai ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước và cô gái-> bày tỏ tình cảm của mình.
=> Nghệ thuật của bài thơ:
+ Thường gợi nhiều hơn tả
+ Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ,….
+ Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
+ Thể thơ: lục bát biến thể.
=> Nội dung:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
* Những câu hát châm biếm:
- Những câu hát châm biếm thể hiện nỗi niềm tâm sự của tần lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp lao động dưới chế độ cũ.
- Những câu hát châm biếm là những câu hát phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của hạng người và sự việc đáng chê cười.
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
- Hình thức: nói ngược.
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
-Hạng người này thời nào, nơi nào cũng cần phải phê phán.
- Hai dòng đầu:
+ Bắt vần “ao”, “đào”
+ Chuẩn bị giới thiệu nhân vật “chú”
+ Cô yếm đào( cô gái đẹp) >< chú tôi( có nhiều tật xấu)
- “ Hay tửu hay tăm” nghiện rượu, nát rượu.
- “ Hay nước chè đặc” nghiện chè.
-“ Hay nằm ngủ trưa”
-“ Ngày thì ước những ngày mưa” khỏi phải đi làm
-“ Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” được ngủ nhiều
* Những câu hát than thân:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- BPTT:
+ Điệp từ “ thương thay”: Lời người lao động thương và đồng cảm với những người khốn khổ và chính mình.
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con tằm: bị bóc lột sức lao động
- Con kiến: chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo.
- Con hạc: cuộc đời mịt mờ, phiêu bạt.
- Con cuốc: nỗi oan trái không ai hiểu.
=> Nỗi khổ trăm bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
=> Nội dung: Thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực, phơi bày các sự việc mâu thuẫn, các thói hư tật xấu.
II. Tiếng Việt
1. Từ láy
- Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa, nhưng khi ghép lại thành 1 từ có nghĩa.
- Tác dụng của từ láy?
+ Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật, hiện tượng.
2. Từ ghép
- Các loại từ ghép
+ Có 2 loại từ ghép là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
- Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
3. Quan hệ từ
- Thế nào là quan hệ từ?
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.; Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
- Sử dụng quan hệ từ?
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
+ Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp
Mình mới viết được thế này thôi bạn ạ, bạn cho cả cái đề cương lên đây thì bạn đợi tí nhé
Thanks
1.
Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
Câu này có ý nghĩa rất sâu sắc, ý muốn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí , nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.
2.
Học ăn học nói, học gói học mở.
Đây là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người cần phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho tế nhị, văn minh
3.
Học hay cày biết.
Câu này nói về những người học giỏi mà lao đông cũng giỏi
4.
Học một biết mười.
Câu này có ý nghĩa là thông minh, sáng tạo không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự phát minh phát triển, mở rộng được những điều đã học.
5.
Học thầy chẳng tầy học bạn.
Câu tục ngữ này có nghĩa học những điều hay lẽ phải do thầy cô hướng dẫn là quan trọng, nhưng học ở bạn bè cũng rất cần thiết vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học của thầy cô giáo.
6.
Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
7.
Ăn vóc học hay.
Câu tục ngữ có nghĩa có ăn mới có sức khỏe, vóc dáng, có học mới biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống
8.
Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
9.
Có cày có thóc, có học có chữ.
Câu này muốn nói phải làm lụng thì mới có cái để ăn mà sống, còn muốn có chữ thì bắt buộc phải học tập.
10.
Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
Lỏng chữ, còn có chỗ để chen, để thêm cho nó hết lỏng.Dốt đặc thì không thể thêm bất cứ cái gì vô đó cả.
11.
Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
Câu này nó cũng giống câu cần cù bù thông minh, ý nghĩa là nếu bạn chăm chỉ chịu khó học thì dù ko thông minh lắm như bạn cũng sẽ gặt hái được một số kiến thức kĩ năng nào đó.
12.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
13.
Hay học thì sang, hay làm thì có.
Đại ý của câu này là Chăm học thì. làm nên quan sang, chăm làm thì trở nên giàu có. Khuyên người ta nên chăm chỉ.
14.
Học để làm người.
Đây là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ, khuyên chúng ta nên học tập để trở thành người có ích cho xã hội, đất nước.
15.
Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
Câu này rất đơn giản, nghĩa là làm việc vất vả thì nhất định được kết quả như mong muốn
16.
Học khôn đến chết, học nết đến già.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta không ngừng học hỏi dù ở bất kỳ độ tuổi nào đi chăng nữa.
17.
Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
Câu ca dao với đại ý là muốn khuyên chúng ta phải học tập để trở thành người có ích và nên học những gì tốt chứ không nên học tập những cái xấu.
18.
Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
Hai chữ “anh hùng” trên dùng để bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của việc học tập, không chỉ học hiểu mà còn học để trung thành.
19.
Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
Việc học tập phải đi đôi với thực hành thì kết quả mới tốt được.
20.
Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
Lời ca dao đưa ra hình ảnh viên ngọc. Nói đến viên ngọc ta phải hiểu đây là đồ vật trang sức rất quý, có giá trị, đẹp lóng lánh. Nhìn vào ai cũng phải trầm trồ, ước muốn. Nhưng có ai biết đâu rằng trước kia nó chỉ là một viên đá thô sơ, tầm thường được người thợ mang về đục đẽo, mài gọt, giũa từng li từng tí mới được như vậy. Nếu như không có sự mài giũa công phu, không phải do bàn tay khéo léo của người thợ thì viên ngọc đó sẽ không sáng chói, rực rỡ
21.
Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
Đây là một trong những câu ca dao nói về học tập, khuyên mỗi người chúng ta cần phải học tập những đạo lý, lễ nghĩa làm người.
22.
Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
.............................................. -sổ tay đến đây là hết-.........................................