Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.
mở bài:
Ngỡ tưởng game chỉ là trò chơi giúp học sinh giải toả căng thẳng sau giờ học, nhưng hiện nay game trở thành “cơn nghiện” của học sinh.
II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Game: trò chơi điện tử trên máy tính
Nghiện game: là hiện tượng quá đam mê, bỏ mặc mọi thứu xung quanh, chỉ chăm chú vào đánh điện tử, chơi các trò trên mạng
Hiện trạng:
Phổ biến Các hàng internet ngày càng nhiều, số lượng học sinh chơi liên tục nhiều giờ tăng
Nguyên nhân:
Tính đa dạng của game thu hút giới trẻ Ý thức chưa cao, nhận thức còn kém Cha mẹ quản lý lỏng lẻo, nhiều bậc phụ huynh mải mê kiếm tiền mà quên mất thời gian dành cho con
Tác hại:
Ảnh hưởng xấu tới mắt: cận, loạn,… Tốn tiền, thời gian,… Học hành dễ sa sút Sinh ra nhiều tật xấu: ăn cắp, nói dối,…
Biện pháp:
Nhà trường, gia đình phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thói quen xấu này Học sinh tự có ý thức, chơi vừa đủ, dành nhiều thời gian vào hoạt động bổ ích ngoài trời,…
kết bài
Xã hội phát triển, nhu cầu giải trí tăng. Tuy nhiên không thể để hiện tượng nghiện game gia tăng vì nó là thói hư ảnh hưởng xấu tới học sinh.
Bước 1: Giải thích
- Khái niệm facebook: Là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
- “Con dao hai lưỡi”: Nhằm nói về mặt tích cực và tiêu cực mà facebook đem lại cho người dùng.
Bước 2: Hiện trạng sử dụng facebook ở Việt Nam hiện nay
- Theo số liệu thống kê mới nhất (11/2014) thì có 38% dân số Việt Nam sử dụng internet và khoảng 26% dân số sử dụng facebook, 47% dành 3 tiếng để dùng facebook một ngày.
- Những hoạt động mà giới trẻ thường thực hiện khi lên facebook là bình luận và chia sẻ: 65% nam, 70% nữ thường chia sẻ các bài viết, 56%nam và 62% nữ thường xuyên tag
- Ở Việt Nam có 44% có trên 400, 13% trên 1000 bạn bè trên Facebook, nhưng trong đó 36% người trả lời rằng phân nửa số bạn đó là người lạ.
Bước 3: Nêu lợi ích mà facebook mang lại
- Facebook giúp kết nối giữa con người với con người ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước và trên thế giới. Bạn có thể dễ dàng làm quen với những người bạn mới nhờ tính năng chat miễn phí và không giới hạn của facebook.
- Facebook giúp con người học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích nếu sử dụng các thông tin một cách hợp lí.
- Facebook giúp cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời (đây là điều cần làm trong xã hội hiện đại). Điều này giúp chúng ta nắm bắt thông tin của bạn bè cũng như những điều xảy ra quanh mình một cách nhanh chóng.
- Facebook là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm của bản thân như: Quan niệm sống, phong cách thời trang…
- Facebook là môi trường quảng cáo lý tưởng cho các doanh nghiệp, đây là phương tiện quảng cáo gẫn gũi, chi phí thấp… và rất hiệu quả cho các công ty.
- Facebook là công cụ giúp việc học cũng như làm việc trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn nhờ tính năng chat nhóm.
Bước 4: Tác hại do facebook gây ra
- Facebook có thể làm cho người dùng bị “nghiện”. Người nghiện facebook có thể quên hết mọi thứ như: Thời gian, công việc,… gây lãng phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian, học hành…
- Facebook gây ảnh hưởng đến sự riêng tư của con người, bởi nhiều người dùng không cẩn trọng dẫn đến tình trạng bị đánh cắp thông tin cá nhân, bị lừa đảo…
- Nhiều người sử dụng facebook cho mục đích xấu như: Bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác, phát tán các thông tin xấu, không đúng sự thật gây rối loạn…
- Facebook làm giảm tương tác giữa con người và con người: Người dùng bước vào thế giới ảo mà quên mất thế giới thật, không quan tâm đến những người xung quanh, vô cảm, thờ ơ với nhau…
- Facebook có thể làm con người ta lâm vào trạng thái tâm lý tiêu cự như: Ghen tị, mặc cảm, suy sụp tinh thần do bị bôi nhọ danh dự, nhân phẩm.
Bước 5: Phương pháp giải quyết
- Về phương diện nhà quản lí: Cần đưa ra các biện pháp, các công cụ làm lành mạnh môi trường facebook.
- Gia đình, nhà trường: Cần quan tâm, giáo dục, định hướng cho học sinh để các em sử dụng facebook một cách hữu ích.
- Bản thân giới trẻ: Cần có ý thức khi sử dụng facebook. Cần luôn luôn giữ trạng thái tỉnh táo, làm chủ được bản thân và không sử dụng facebook vào mục đích thiếu lành mạnh.
Bước 1: Giải thích
- Khái niệm facebook: Là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
- “Con dao hai lưỡi”: Nhằm nói về mặt tích cực và tiêu cực mà facebook đem lại cho người dùng.
Bước 2: Hiện trạng sử dụng facebook ở Việt Nam hiện nay
- Theo số liệu thống kê mới nhất (11/2014) thì có 38% dân số Việt Nam sử dụng internet và khoảng 26% dân số sử dụng facebook, 47% dành 3 tiếng để dùng facebook một ngày.
- Những hoạt động mà giới trẻ thường thực hiện khi lên facebook là bình luận và chia sẻ: 65% nam, 70% nữ thường chia sẻ các bài viết, 56%nam và 62% nữ thường xuyên tag
- Ở Việt Nam có 44% có trên 400, 13% trên 1000 bạn bè trên Facebook, nhưng trong đó 36% người trả lời rằng phân nửa số bạn đó là người lạ.
Bước 3: Nêu lợi ích mà facebook mang lại
- Facebook giúp kết nối giữa con người với con người ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước và trên thế giới. Bạn có thể dễ dàng làm quen với những người bạn mới nhờ tính năng chat miễn phí và không giới hạn của facebook.
- Facebook giúp con người học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích nếu sử dụng các thông tin một cách hợp lí.
- Facebook giúp cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời (đây là điều cần làm trong xã hội hiện đại). Điều này giúp chúng ta nắm bắt thông tin của bạn bè cũng như những điều xảy ra quanh mình một cách nhanh chóng.
- Facebook là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm của bản thân như: Quan niệm sống, phong cách thời trang…
- Facebook là môi trường quảng cáo lý tưởng cho các doanh nghiệp, đây là phương tiện quảng cáo gẫn gũi, chi phí thấp… và rất hiệu quả cho các công ty.
- Facebook là công cụ giúp việc học cũng như làm việc trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn nhờ tính năng chat nhóm.
Bước 4: Tác hại do facebook gây ra
- Facebook có thể làm cho người dùng bị “nghiện”. Người nghiện facebook có thể quên hết mọi thứ như: Thời gian, công việc,… gây lãng phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian, học hành…
- Facebook gây ảnh hưởng đến sự riêng tư của con người, bởi nhiều người dùng không cẩn trọng dẫn đến tình trạng bị đánh cắp thông tin cá nhân, bị lừa đảo…
- Nhiều người sử dụng facebook cho mục đích xấu như: Bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác, phát tán các thông tin xấu, không đúng sự thật gây rối loạn…
- Facebook làm giảm tương tác giữa con người và con người: Người dùng bước vào thế giới ảo mà quên mất thế giới thật, không quan tâm đến những người xung quanh, vô cảm, thờ ơ với nhau…
- Facebook có thể làm con người ta lâm vào trạng thái tâm lý tiêu cự như: Ghen tị, mặc cảm, suy sụp tinh thần do bị bôi nhọ danh dự, nhân phẩm.
Bước 5: Phương pháp giải quyết
- Về phương diện nhà quản lí: Cần đưa ra các biện pháp, các công cụ làm lành mạnh môi trường facebook.
- Gia đình, nhà trường: Cần quan tâm, giáo dục, định hướng cho học sinh để các em sử dụng facebook một cách hữu ích.
- Bản thân giới trẻ: Cần có ý thức khi sử dụng facebook. Cần luôn luôn giữ trạng thái tỉnh táo, làm chủ được bản thân và không sử dụng facebook vào mục đích thiếu lành mạnh.
Mời bn tham khảo..\- Học tốt~~~
Tham khảo:
Bài tham khảo 1
I. Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng Facebook
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội và giải trí ngày càng cao chính vì thế mà thế giới ảo nhanh chóng ra đời, trong đó không thể không kể đến Facebook. Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, chi phối rất nhiều người và gây ảnh hưởng rất lớn đến con người. Tình trạng thanh thiếu niên nghiện Facebook ở nước ta ngày càng nhiều và tình trạng này càng nguy hiểm. chính vì thế mà chúng ta nên kịp thời hạn chế hiện tượng này.
II. Thân bài:
1. Facebook là gì?
- Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi
- Facebook có thể dùng dưới các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
- Bên cạnh những mặt hại thì facebook cũng có mặt tích cực riêng
2. Hiện trạng sử dụng facebook ở nước ta hiện nay?
Theo số liệu thống kê năm 2015 thì:
- Hơn 20 triệu người dùng facebook hàng ngày, 2,5 giờ trung bình mỗi ngày được dành ra để sử dụng Facebook
- Mỗi tháng ở Việt Nam có tới 30 triệu người dùng Facebook
- ¾ người dùng facebook ở Việt Nam từ độ tuổi 18 đến 35 tuổi
3. Lợi ích của việc sử dụng facebook?
- Facebook là cầu nối, giúp kết nối con người với con người lại gần nhau hơn, bất kể bạn ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước và trên thế giới bạn đều có thể giao lưu kết bạn. Bạn có thể dễ dàng làm quen với những người bạn mới mà bạn chưa từng biết nhờ tính năng chat miễn phí và không giới hạn của facebook.
- Facebook giúp con người học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích từ những lớp học online.
- Facebook giúp cập nhật thông tin bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, kịp thời.
- Facebook là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân như: Quan niệm sống, phong cách thời trang…
- Nơi quảng cáo, kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp
- Giúp bạn làm việc nhóm dễ dàng hơn
- Là nơi bạn có thể trút giận và chia sẻ vui buồn
4. Tác hại của facebook
- Lâm vào tình trạng nghiện facebook, làm lãng phí thờ gian của con người
- Bạn có thể bị lấy cắp thông tin khi tham gia facebook
- Nhiều người sử dụng facebook với mục đích xấu như: Nói xấu, bôi nhọ danh phẩm người khác,….
- Làm con người càng tin vào thế giới ảo, không quan tâm đến thế giới ảo
- Làm con người lâm vào các trạng thái tiêu cực như: Ghen tỵ, mặc cảm, đua đòi,….
5. Biện pháp giảm thiểu tình trạng sử dụng facebook thường xuyên
- Nhà nước: Đưa ra các biện pháp sử dụng facebook lành mạnh, có hình phạt cho những hành vi xấu trên facebook
- Nhà trường: Quan tâm đến học sinh, hướng dẫn học sinh sử dụng facebook một cách có hiệu quả
- Bản thân: Có ý thức đúng đắn khi sử dụng facebook
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về hiện trạng sử dụng facebook.
Mẫu mở bài: Có lẽ khoảng thời gian mà ai ai khi đã trưởng thành đều nhớ đến chính là lúc mình còn ngồi trên ghế nhà trường. Kỉ niệm ấy hồn nhiên, trong sáng như cơn mưa rào đẹp đẽ. Thế nhưng, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng nghỉ; internet và mạng xã hội đã gián tiếp bóp nghẹt những kỉ niệm ấy. Vì sao lại nói thế?, ấy là vì trong trường học hiện giờ xuất hiện vô vàn thách thức với tình trạng học tập của học sinh. Mà một trong những lý do đó là vấn đề: "...."
Một số ý chính cho bạn.
- Nguyên nhân xảy ra hiện tượng:
+ Quá đắm mình vào thế giới game online, mê mẩn các họa tiết và nhân vật ảo trong game.
+ Bạn bè rủ rê, lôi kéo chơi game chung từ đó sa đọa.
+ Thấy người khác chơi, mình tải về chơi theo và mong muốn đạt được điều gì đó cao trong game.
+ ...
- Biểu hiện:
+ Chơi game bỏ ăn uống.
+ Gạt chuyện học sang một bên.
+ ..
- Tác hại:
+ Làm hư mắt, tổn hại đến sức khỏe của học sinh.
+ Cha mẹ lo lắng, nhà trường cố gắng mệt mỏi khuyên răn.
+ ..
- Hậu quả:
+ Mất đi một tương lai tốt đẹp vốn có.
+ Bị cận thị chỉ có tăng mà không có giảm.
+ Sống vô nghĩa, sống có lỗi với người thân và mọi người xung quanh chỉ vì một con game vô bổ ích.
+ Sống phí thời gian, lỗi với cha mẹ đã cho mình hình hài một cuộc đời để sống.
+ ....
- Đánh giá vấn đề:
+ Tiêu cực cần bài trừ.
+ Phê phán những hành động nghiện game của một số bạn học sinh.
- Liên hệ thực tế:
+ Trong lớp em.
+ Ở trường em.
- Liên hệ bản than em: em có nghiện game không?, vì sao và nếu có em sẽ làm những gì để khắc phục tình trạng nghiện game của bản thân?.
+ Gợi ý giải pháp:
_ Tự kiềm chế bản thân bằng cách tự giác lấy vở học hành.
_ Lập thời gian chơi, học một cách đúng đắn.
_ Em có thể viết một bài báo tường để tuyên truyền việc không nên nghiện game mà nên chăm chỉ học hành. Từ đó, ta có thể sống có ích cho cuộc đời và không hổ thẹn với bản thân, cha mẹ mình.
_ ....
Mẫu kết bài: Sẽ không bao giờ có vấn đề nào mà chúng ta không giải quyết được, bằng những sự nỗ lực kiên trì cố gắng không ngừng nghỉ em tin rằng vấn đề "học sinh ngày nay bỏ ra 3 - 4 giờ để chơi game mỗi ngày còn hơn bỏ ra 1 giờ lo việc học" sẽ được hạn chế và sau cùng là không còn nữa.
Tham khảo:
1.
1. Mở bài:
Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập)Đưa ra chân lí: Nêu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.2. Thân bài:
Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat…)Chứng minh cho các bạn thấy: Nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thứcKhông có kiến thức để làm việc sau nàyBị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chungẢnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này3. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung việc học.
2.
a. Mở bài: Giới thiệu về hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b. Thân bài:
- Giải thích nội dung của hai câu tục ngữ: gửi gắm bài học về sự biết ơn, nhớ ơn, kính trọng dành cho các thế hệ đi trước, nguồn cội của mình và dân tộc
- Biểu hiện của sự biết ơn:
Thể hiện qua các tập tục truyền thống (thờ cúng tổ tiên, tổ chức các ngày giỗ, kị, tảo mộ…)Thể hiện qua các ngày lễ truyền thống để tưởng nhớ những người có công ơn với nhân dân, tổ quốc (ngày thầy thuốc, ngày nhà giáo, ngày của cha mẹ, ngày thương binh, liệt sĩ…)Thể hiện qua các tác phẩm thơ ca nhạc họa ca ngợi, thể hiện niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trướcThể hiện qua hoạt động cố gắng phấn đấu rèn luyện, xây dựng, phát triển đất nước, khẳng định vị thế của dân tộc trên trường thế giớiThể hiện qua hành động phê phán, lên án những kẻ phản bội đất nước, có suy nghĩ hạ thấp dân tộc…- Ý nghĩa của lòng biết ơn:
Là truyền thống đáng quý, tốt đẹp của dân tộcGắn kết con người lại với nhau, gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơnTạo nên giá trị tinh thần tích cực, thúc đẩy mọi người lao động và cống hiến bởi mọi sự cống hiến đều sẽ được ghi nhận, trân trọng- Liên hệ cá nhân:
Bản thân em đã có những suy nghĩ, hành động gì để thể hiện lòng biết ơn?Truyền thống biết ơn đó có thúc đẩy em phải cố gắng rèn luyện học tập tốt hơn không?c. Kết bài: Cảm nhận chung của em về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong xã hội hiện đại ngày nay.
3.
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
2. Thân bài
- Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống:
Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.- Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.
Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.- Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Rừng đã cùng con người đánh giặc.3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
1. Mở bài
Giới thiệu vài nét về vai trò của rừng: Rừng lá phổi xanh của Trái đất và cải tạo không khí không chỉ cho thiên nhiên mà con người, bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm mà còn nhiệm vụ của mỗi người.
2. Thân bài
– Vai trò của rừng về mặt kinh tế
+ Rừng mang lại nhiều loại gỗ quý hiếm.
+ Rừng tạo ra một hệ sinh thái riêng, các loại động thực vật sinh sống và tạo ra cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh mang nguồn thu nhập đáng kể.
– Vai trò của rừng về mặt an ninh, quốc phòng.
Rừng giúp che chở bảo vệ bộ đội trong thời kì chiến tranh.
Rừng còn là ngôi nhà chung nhiều loại động vật, thực vật khác nhau giữa chúng có mối quan hệt mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Rừng giúp giữ đất bảo vệ con người khỏi thiên tai như lũ quét, sạt lở, bão…
Rừng còn có công dụng quan trọng trong điều hòa bầu không khí tạo ra môi trường xung quanh trở nên trong lành và thoải mái.
– Hậu quả nếu chặt phá rừng
Bầu không khí bị ô nhiễm, thiên nhiên thay đổi có nhiều thiên tai xảy ra như hạn hán, lũ lụt…
Đất đai dễ xói mòn, lũ quét, sạt lở đất.
3. Kết bài
Tổng kết vai trò của rừng với thiên nhiên muôn loài và con người.
Trách nhiệm cá nhân, cộng đồng nhằm bảo vệ rừng không chỉ là nâng cao ý thức mà còn là hành động nhằm giữ gìn lá phổi xanh của nhân loại.
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài
- Giải thích các khái niệm:
+ "Rừng" là gì? Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, thường ở cao hơn đồng bằng và là nơi tập trung nhiều loại cây và động vật quý hiếm.
+ "Bảo vệ: Là giữ gìn, ngăn chặn sự phá hoại rừng để cho rừng được phát triển.
- Chứng minh vấn đề cần bàn luận:
+ Rừng cung cấp cho chúng ta nhiều loại gỗ quý (lim, mun, trắc, gụ,...) để làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như bàn ghế, tủ,... làm nhà, xây dựng đình chùa,...
+ Cung cấp nhiều cây thuốc chữa bệnh: Thuốc nam, thuốc bắc, đông y,...
+ Là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm như chim, hổ, khỉ, báo,...
+ Cung cấp oxi và giúp điều hòa khí hậu, làm môi trường trong lành, mát mẻ hơn.
+ Thành trì vững chắc chống lại xói mòn, lũ lụt, hạn hán.
+ Là khu sinh thái du lịch cho cả nước: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),...
+ Là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ như Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Việt,...
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
+ Tích cực trồng cây gây rừng, tránh tình trạng rừng xuống cấp.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
+ Có kế hoạch phòng chống cháy rừng....
3. Kết bài
- Khẳng định vai trò của rừng đối với con người.
- Có những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.
" Một năm bắt đầu bằng mùa xuân , cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ " , đúng là như vậy . Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người , nó đại diện cho sự đam mê , niềm mơ ước , sự khát khao có hoài bão và mục tiêu quyết tâm thực hiện được điều mình mong muốn .
Có bao giờ bạn hỏi rằng " sống trải nghiệm " là gì chưa ? Sống trải nghiệm chính là trải qua để hiểu biết và tích lũy thêm kinh nghiệm từ đời sống . Ý nghĩa của cuộc sống này cũng vậy , sẽ có người nói là vinh hoa phú quý , nhưng với tôi nó chỉ đơn thuần là tất cả chúng ta sinh ra để sống , để trải nghiệm . Điều làm nên cuộc đời mỗi người chính là trải nghiệm có được trong hành trình cuộc đời của mình . Sự trải nghiệm này giống như một người thầy của cuộc sống vậy . Trải nghiệm sẽ giúp con người khám phá ra bản thân , đưa ra quyết định đúng đắn để có thể bước vững chắc trên con đường đời này . Tuy thế vẫn có một số người có lối sống thụ động , ỷ lại , ... . Trải nghiệm mang cho chúng ta những bài học vô giá và chúng ta cũng có thể tìm ra điểm yếu để khắc phục , khám phá ra tiềm năng của bản thân . Chúng ta tự chủ được bản thân , biết mình là ai và muốn gì nên hãy vì thế mà sống và trải nghiệm của đời của mình một cách trọn vẹn nhất để không phải tiếc nuối về sau .
Hãy tự tin đừng ngại gì hết . Hãy chơi một trò chơi mới , một môn thể thao mới hay làm những điều mình thích . hãy sống với lối sống trải nghiệm này để học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ hơn nhé .
I. Mở bài.
- Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay.
- Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,...).
II. Thân bài.
1. Giải thích khái niệm:
- Game: là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,... được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
- Nghiện: là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.
- Nghiện game: là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.
2. Nêu thực trạng:
- Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game.
- Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh.
- Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game,...
3. Nguyên nhân:
- Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ.
- Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo.
- Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ.
- Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ.
4. Hậu quả:
- Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của.
- Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.
5. Rút ra bài học và lời khuyên:
- Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải.
- Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.
- Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.
III. Kết bài.
- Khẳng định lại vấn đề ( tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,... )
- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.
Mình cũng chơi mà viết như đúng rồi =.=