K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2018

minh dang can gap

18 tháng 11 2018

MB: Giới thiệu tình huống gặp gỡ: Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.

- Cô giao bài tập, em ngồi nghxi suốt buổi trưa rồi chằng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.

TB: *Kể lại diễn biến câu chuyện:

- Ngạc nhiên, không biết đây là đâu.

- Thấy 1 cô gái hiền dịu bước ra.

- Giới thiệu, biết đó là Tấm.

- Vui mừng khi gặp được Tấm.

- Giới thiệu về bản thân.

- Kể lại kết thúc truyện sáng nay học. Đưa ra thắc mắc.

- Chị Tấm buồn rầu, chị đứng dậy và giải đáp: (Bạn có thể sử dụng cách giải đáp sau nhé!):

 A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.

- Cảm ơn chị rồi tạm biệt ra về.

KB: Bừng tỉnh dậy và vui mừng cảm ơn chị Tấm đã giải đáp thắc mắc của mình.

(P/s: k dùm mình nhé! Cảm ơn trước nha)

18 tháng 11 2018

Bài lam :

Buổi sáng hôm qua, lớp em có một tiết ngoại khóa Ngữ văn. Cả lớp sôi nổi bàn về chủ đề: Truyện cổ tích. Bao nhiêu thắc mắc về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện dân gian này chúng em đều được cô giáo giải đáp ngọn ngành. Nhưng cuối giờ, cô giáo cho chúng em một bài tập mà đứa nào đứa nấy cứ bắt đầu bứt tại mãi không trả lời cho được. Các em hãy cho Cô biết tại sao Cô Tấm hiền như thế mà kết cục truyện lại có hành động trả thù mẹ con Cám lạ kỳ như vậy.

Cô cho chúng em mang bài tập về nhà nhưng ngồi nghĩ suốt cả buổi trưa, em cũng chẳng thể tìm được câu trả lời cho thoả đáng. Những ý nghĩa làm hai mắt em mỏi mệt vô cùng, em chìm vào giấc ngủ và rồi... đi vào một giấc mơ.

- Ôi! Ở đâu mà trang hoàng nguy nga như vậy! Em băn khoăn tự hỏi.

Đúng lúc đó có một cô gái hiền dịu bước ra:

- Em là ai? Có chuyện gì mà lại đến đâu?

- Em... em... không biết! Vậy chị là ai?

- Chị là chị Tấm!

Vậy là em đang ở trong thế giới của truyện cổ tích à? May quá! Gặp chị Tấm ở đây chắc mình sẽ hỏi được câu trả lời. Nghĩ vậy, em liền cất tiếng:

- Thưa chị! Em đang sống ở thế kỷ XXI. Hôm nay chúng em học một bài về chị. Nhưng cả lớp em đều thắc mắc, tại sao hiền như cô Tấm mà lại giết chết cô Cám thảm thương như vậy?

- Có chuyện như thế thật sao? Chị Tấm ngỡ ngàng.

- Em nói thật mà, chị không tin sao?

Thế là em kể lại cho chị Tấm nghe trọn kết cục câu chuyện mà chúng em được học.

Câu chuyện vừa kết thúc, chị Tấm liền ngồi thụp xuống, mặt chị tỏ vẻ rất buồn rầu. Nhưng rồi tự nhiên chị đứng dậy mạnh mẽ và dứt khoát:

- A! Chị hiểu ra rồi. Trên thực tế dù có ác đến mấy cũng chẳng ai làm như vậy và nếu là chị thì lại càng không thể. Nhưng em biết không, dù sao thì chuyện về chị cũng là cổ tích, điều gì cũng có thể xảy ra. Có lẽ lưu truyền lâu đời ở dân gian nên câu chuyện về chị đã thay đổi ít nhiều. Nhân dân ta vốn thích sự công bằng và yêu thương rất mực những người hiền lành hiếu thảo nên mới thêm vào cái nội dung như em vừa kể. Mẹ con chị Cám dù sao cũng gây ra bao điều tàn ác, riêng với chị, chị cũng đã phải chết đi chết lại đến mấy lần. Dân gian nghĩ rằng gây ra ác nghiệp chắc chắn sẽ bị người đời ác báo nên mới nghĩ ra cái chết xứng đáng với mẹ con chị Cám như vậy.

- Ôi! Cảm ơn chị bây giờ thì em đã hiểu rồi.

Em tạm biệt chị, không ngờ cũng đã đến giữa buổi chiều, em giật mình ra khỏi giấc mơ khi nghe tiếng reo của chiếc đồng hồ báo thức. Em bừng tỉnh, vui mừng cảm ơn chị Tấm. Bây giờ trong lòng em đang thầm nghĩ, câu trả lời của em ngày mai chắc chắn sẽ được cô giáo đánh giá rất cao. Em tin cô sẽ rất hài lòng.

18 tháng 11 2018

( Dàn ý mình không chi tiết mấy, mình ghi một số ý tưởng làm bài, khi viết bài văn hoàn chỉnh, bạn dựa theo các ý nha!)
LẬP DÀN Ý:

I: Mở bài:

Tôi có một người chị cùng cha khác mẹ với tôi. Mẹ chị ấy đã mất. Sau đó, bố lấy mẹ và sinh ra tôi. Chị ta không có tình yêu của mẹ, còn tôi thì lúc nào cũng được mẹ yêu chiều và chăm sóc tốt. Bởi vì không cùng một mẹ đẻ ra nên tôi không yêu quý gì đến chị ta mặc dù lúc nào chị ấy cũng rất yêu thương tôi như em ruột. Một hôm, tôi được gặp nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám.

II: Thân bài:

- Miêu tả lại sự ngạc nhiên khi được gặp Tấm, miêu tả dáng người và vui vẻ nói chuyện cùng nhân vật này.

- Tấm hỏi tôi có biết Cám- người em cùng cha khác mẹ với Tấm không? Tôi trả lời là có và nhận xét luôn về nhân vật Cám này. Đặc biệt phải nhận xét một cách không có ấn tượng với nhân vật Cám.

- Tấm sẽ nói cho tôi biết mình cx giống như Cám trong câu chuyện và khuyên tôi bài học phải yêu lấy người chị cùng cha khác mẹ của mình. Tôi nhận ra mình đã sai và yêu chị hơn.

- Bỗng nghe thấy tiếng mẹ gọi dậy, tôi biết đó là một giấc mơ nhưng giấc mơ đó thật ý nghĩa, tôi đi làm lành với chị và yêu chị ấy hơn.

III:KB:

Hai chị em tôi, mặc dù không phải cùng một mẹ đẻ ra nhưng chúng tôi giờ đã rất gắn kết với nhau, yêu thương nhau khiến bố mẹ vui lòng.

8 tháng 12 2016

Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.

Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa.
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn.
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được ...

... điều đó mà làm bậy. Thôi, cậu cứ yên tâm, mình sẽ nói cho cô chủ biết và nhờ cô chử chăm sóc cho cậu để cậu nảy mầm mới cậu sẽ lại thực hiện được ước mơ của mình.

Chao ôi, được chứng kiến câu chuyện, tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ, sống mũi mình cay cay. Tôi thầm trách mình đã vô tình để xoài phải khổ thế này. Liền chạy ngay đến bên cây xin lỗi và hứa từ nay sẽ chăm sóc cho cây chu đáo.

Câu chyuện thật cảm động phải không các bạn. Qua câu chuyện này tôi khuyên các bạn đừng ai bẻ cành, bứt lá và hãy chung tay xây dựng trái đất mãi mãi một mầu xanh.

8 tháng 12 2016

Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vây mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.

Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán nhỏ che chở cho chúng nó. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời.

"Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có mội tí thôi mà lũ trẻ đã… đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị nó giằng, nó kéo, nó giật, nó đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm!

Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình.

Rồi ngón tay tôi, những chiệc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ chúng nó khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng nó lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng hao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!".

 

Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.

- Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò áo độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu không tôi sẽ đi mách các thầy cô đó!

Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi.

Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số em nông nổi đến mức chơi nghịch ác mà thôi!

Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành giập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu hư kia nhé!



 

17 tháng 11 2016

Tuổi học trò - một thờ kỉ niệm. Có thể nói, tuổi học trò là một tuổi thơ không một ai chưa từng trãi qua. Thầy cô đã dịu dàng dìu dắt ta, nhờ công ơn dạy dỗ đó tôi có một ngày hôm nay.........!

Thấm thoát trôi qua, đã 10 năm rồi. Tôi - tiến sĩ chuyên viên nghiên cứu máy bay. Ngày ấy, tôi có công việc về mái trường năm xưa để làm hoạt động tình nguyện. Đã 5 giờ sáng, đoàn của chúng tôi xuất phát bay từ Hà Nội về, vừa xuống sân bay chúng tôi đã xuất phát về một tỉnh miền Tây. Nhìn cảnh đồng quê thân thuộc, tôi ngỡ ngàng hỏi bác tài xế:

Mình đi đâu vậy chú - Tôi nhanh hỏi

Về vùng Đức Hòa, Long An chú ơi - Bác trả lời.

Tôi sững sờ vì đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tới nơi, tôi mở cửa bước xuống xe. Nhìn lại mái trường xưa, đã khác hơn xưa rồi, trường khang trang đầy đủ tiện nghi. Tôi đang nhìn bỗng thấy cô Sách - GV dạy Văn, phó hiệu trưởng trường, tôi chạy tới ôm cô ngay. Cô dẫn tôi vào phòng hội đồng, lúc ấy thầy cô đang họp (có cả giáo viên mới, thầy cô về hưu). Bước vào, mọi người ngỡ ngàng, nhất là những người đã dạy tôi bao nhiêu năm. Họ vẫn nhớ mắt tôi, gọi tôi bằng những cái tên thân thiết, rồi tôi ngồi xuống, trò chuyện việc làm, vì sao về trường,.... Lúc đó, họ mới biết tôi là một CTV về trường. Lúc đó, thầy hiệu trưởng nói : "Cảm ơn các em đã tạo điều kiện cho học sinh". Thầy dẫn chúng tôi đi tham quan trường, lớp học rồi triệu tập những em có hoàn cảnh khó khăn lên phòng nhận quà trợ cấp. Chúng tôi còn vào dự giờ một số lớp giỏi, khá hài lòng về thành tích của các em. Hôm ấy, thầy Lợi do sức khỏe đến không được, nhưng hay tin tôi về trường thầy đã lập tức sắp xếp đến trường ngay. Thấy thầy tới, tui sung sướng lắm - thầy là người giúp tôi thi vào ngành cơ khí máy móc. Nói chuyện một lúc, thầy bảo, đã 5 giờ rồi, em cũng nên về, kẻo ngày mai không đi làm kịp. Các thầy cô dẫn đoàn chúng tôi ra trước cổng, vẫy chào cho đến xe đi mất.......!

Mái trường là nơi nuôi dưỡng ước mơ, cần phải bảo vệ hành trình nuôi dưỡng ước mơ. Đó là điều mà một công dân nào cũng mong muốn.

 

17 tháng 11 2016

Đây chỉ là đoạn trích trong tập bài tập làm văn 90' của học sinh trường THCS AN NINH (năm 2004), thầy Nguyễn Văn Đơ kể tóm lại, nội dung, bổ sung mình tự làm nhé.

8 tháng 12 2017
  1. Mở bài

Giới thiệu tình huống gặp gỡ (thời gian - không gian - địa điểm - nhân vật).

- Có thể là: nhân ngày 22 - 12, trường em tổ chức kỉ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân (ngày Quốc phòng toàn dân) có mời đoàn cựu chiến binh đến thăm trường. Em được nghe người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong đoàn đại biểu đó kể chuyện.

- Đêm thơ Phạm Tiến Duật, được tổ chức tại nhà văn hoá của trường mà em đến tham gia, tình cờ em gặp một vị khách mời, người đó chính là anh lính lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

2. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ.

a. Khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.

Giọng nói: khỏe, vang

Tiếng cười: sảng khoái

Khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn - từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời.

Trang phục: bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.

b. Cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.

Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mĩ gian khổ, ác liệt...

Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng khốc liệt, bom Mĩ cùng với những cung đường – đốt cháy những cánh rừng... Vậy mà trên những tuyến đường ấy, các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến (cùng sự giúp đỡ của các cô gái thanh niên xung phong).

Điều đáng nhớ là những chiếc xe ở Trường Sơn trong những năm tháng ấy rất đặc biệt vì bom đạn của Mĩ ném như mưa khiến kính xe đều vỡ hết, ngay cả đèn cũng vờ hết, mui xe cái thì bị bẹp, méo, cái thì bung hẳn ra khỏi xe, thùng xe không cái nào không trầy xước. Có thể nói những phương tiện của ta lúc đó rất thiếu tốn, thô sơ... Nhưng với lòng yêu nước, chúng ta vẫn chiến đấu với tinh thần nhiệt tình hăng hái.

Chú còn nhớ với những chiếc xe như thế, bọn chú lái xe cho xe chạy mà không có vật che chắn nào. Trời! Gió táp vào mặt vào mắt cay xè, bụi thì khỏi phải nói. Bụi Trường Sơn phun tóc trắng xoá như người già, mặt lấm lem. Thế mà vẫn phì phèo hút thuốc không cần rửa, vẫn rất vui, nhìn nhau trông thật ngộ mỗi khi có dịp dừng chân, ai nấy đều cười.

Những ngày mưa thì khổ hơn nhiều, mưa xối xả ướt áo, những giọt mưa lớn rát mặt, có trải qua chứng kiến chú mới hiểu được thế nào là:

Trường Sơn, đông nắng tây mưa

Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.

Mưa thì mặc mưa, anh em lái xe vẫn tiếp tục cầm vô lăng lái hàng trăm cây số nữa, gió lùa quần áo lại khô. Cứ như vậy mà vượt qua ngày tháng khó khăn.

Không có kính cũng thật là thú vị, bởi cả không gian rộng lớn như ùa vào buồng lái: nào cánh chim hiếm hoi ở Trường Sơn, sao trời và con đường xa dài thẳng tít tắp như chạy thẳng vào trại tìm người chiến sĩ lái xe - tâm hồn người chiến sĩ lúc dó thật sự vui - một niềm vui phơi phới của người thanh niên đánh giặc:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Bọn chú, những người chiến sĩ lái xe rất hiểu nhau mỗi khi gặp mặt là tay bắt mặt mừng - bắt tay qua những ô kính vỡ - tiếp cho nhau sức mạnh hơi ấm tình đồng đội - những chiếc xe không kính của người lính đã về đây tụ họp thành tiều đội xe không kính.

Các chú nấu cơm bằng bếp Hoàng cầm dựng ở giữa trời. Dù chỉ có bữa cơm đạm bạc giữa rừng nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn như tình cảm gia đình. Hành trang nghỉ ngơi quý giá và đã chiến của người lính khi đó là chiếc võng dù mắc tạm bợ nghỉ ngơi qua loa rồi lại tiếp tục lên đường với những chiếc xe không kính.

Tôi ngây thơ hỏi chú:

- Vậy thì làm sao ta có thể thắng Mĩ khi mà ta chỉ có những chiếc xe không kính còn chúng lại có vũ khí hiện đại, tối tân?

- Cháu biết không bởi trên những chiếc xe đó có một trái tim: trái tim người chiến sĩ, một trái tim cùa tuổi trẻ yêu đời đầy sức trẻ, nhiệt tình, sôi nổi lạc quan, yêu nước tha thiết, căm thù giặc Mĩ. Đó còn là trái tim của chính nghĩa nên sức mạnh kì diệu tăng lên gấp bội. Cuối cùng ta đã đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào.

Kể đến đây tôi thấy ánh mắt của người lính sáng ngời. Khuôn mặt rạng rỡ, dường như đang sống lại những năm tháng ở chiến trường xưa... Tôi ao ước và khâm phục khi hình dung ra con đường mòn Hồ Chí Minh những năm đánh Mĩ đầy bom rơi đạn nổ đầy gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mà những người lính lái xe vẫn coi thường hiểm nguy vẫn dốc lòng dốc sức vì miền Nam ruột thịt vì sự nghiệp cách mạng.

Những con người bình dị cống hiến cả tuổi xuân (tuổi trẻ) - xương máu cho cách mạng. Nhờ có những người chiến sĩ lái xe, những có thanh niên xung phong mà ta mới có cuộc sống ngày nay.

- Từ đó bày tỏ những suy nghĩ về chiến tranh (tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hòa bình của con người...), về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vàng chói lọi đã đi vào thơ ca:

Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây.

- Trách nhiệm gìn giữ hòa bình.

3. Kết luận:

Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi.

3 tháng 12 2018

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối do dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối, cùng, sau bao khó khăn, thử thách, Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

3 tháng 12 2018

1. Phần Mở bài

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.

(Lâm Thị Mỹ Dạ)

- Quả đúng như vậy, truyện cổ dân gian nói chung, truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng đã đem đến cho thế giới tuổi thơ của em bao điều kì thú, bao giấc mơ đẹp bởi sự tuyệt vời và sâu xa của nó.

- Em yêu thích truyện Thạch Sanh từ thời em còn thơ bé. Hình ảnh người dũng sĩ Thạch Sanh đã in đậm trong tâm trí của em và lưu giữ mãi trong em cho đến tận bây giờ.

- Mỗi khi đọc truyện Thạch Sanh, em lại như thấy hiện lên trước mắt mình hình ảnh chàng dũng sĩ đang dương cung bắn đại bàng...

2. Phần Thân bài

a). Cảm nghĩ về nội dung tác phẩm

* Em yêu thích truyện trước hết bởi em cảm thương cho hoàn cảnh của Thạch Sanh.

- Cha mất khi Thạch Sanh chưa chào đời. Mẹ mất khi Thạch Sanh vừa khôn lớn. Thạch Sanh sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài chí có một lưỡi búa của cha để lại. Thạch Sanh sống bằng nghề đốn củi.

- Thạch Sanh không có ai là người thân. Khi có Lý Thông muốn kết nghĩa anh em với mình, Thạch Sanh hiền lành, thật thà, chât phác đã cảm động và vui vẻ nhận lời. Thật tội nghiệp cho một Thạch Sanh hiền lành và chất phác mà không nơi nương tựa.

* Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì câu chuyện lên án những kẻ gian xảo, mưu mô, độc ác.

Truyện lên án Lý Thông, một kẻ tham lam, mưu mô và độc ác.

- Lý Thông kết nghĩa với Thạch Sanh không phải để anh em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau mà chí để lợi dụng sức khỏe của Thạch Sanh mà thôi. Hắn nghĩ “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.

- Đến lượt Lý Thông đi nộp mình cho chằn tinh nhưng lại lừa Thạch Sanh đi thay. Khi Thạch Sanh giết được chằn tinh thì Lý Thông lại tìm cách đuổi Thạch Sanh đi và cướp công của Thạch Sanh. Lý Thông thật là một kẻ mưu mô và đáng ghét.

- Khi nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa bị mất tích, Lý Thông lại tìm cách lợi dụng Thạch Sanh. Hắn cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin về Thạch Sanh. Khi gặp Thạch Sanh, Lý Thông nói về việc tìm công chúa. Thạch Sanh thật thà kể lại cho hắn nghe. Và hắn đã nhờ Thạch Sanh giúp đỡ. Lý Thông đúng là một kẻ mưu mô xảo trá.

- Khi Thạch Sanh đã cứu được công chúa, Lý Thông liền lấp cửa hang nhằm giết chết Thạch Sanh để cướp công. Điều đó chứng tỏ Lý Thông là một kẻ vô cùng độc ác.

- Qua một loạt những lời nói, hành động của Lý Thông, tác giả dân gian đã vạch trần bản chất xấu xa, mưu mô, xảo quyệt, độc ác của mẹ con nhà hắn. Đó cũng chính là lời tố cáo của những người dân lao động đối với những kẻ xấu xa trong xã hội.

* Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì truyện ca gợi tài năng và lòng vị tha của người lao dộng.

- Truyện ca ngợi tài năng của Thạch Sanh. Tài năng ấy được đem ra trừ diệt bọn yêu quái yêu tinh, nhằm bảo vệ cuộc sống cho dân được yên bình.

+ Chằn tinh là con yêu quái có nhiều phép lạ, có sức mạnh ghê gớm. Nó thường ăn thịt người. Người người đều khiếp sợ. Quan quân đã nhiều lần bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Vậy nhưng chỉ một mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh “Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoát hiện. Thạch Sanh không nao núng, dùng võ thuật đánh con quái vật. Chỉ một lúc, lưỡi búa của chàng đã xé xác nó làm hai..."

+ Đại bàng là một con yêu tinh có nhiều phép lạ nhưng cũng chết thảm hại bởi sức mạnh và tài năng của Thạch Sanh: “Nó vùng ngay dậy, vung cánh, chĩa vuốt lao đến. Thạch Sanh dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt, vung búa chật đứt vuốt sắc, bổ vỡ cái đầu con quái vật.. ".

+ Tài năng của Thạch Sanh còn thế hiện qua tiếng đàn. Bằng tiếng đàn, chàng đã chinh phục được quân của mười tám nước chư hầu.

- Truyện ca ngợi lòng vị tha của Thạch Sanh.

+ Lý Thông tìm mọi cách để hãm hại Thạch Sanh. Nhưng khi nhà vua cho Thạch Sanh toàn quyền xử tội hai mẹ con nhà Lý Thông, Thạch Sanh đã không giết mà tha cho hai mẹ con hắn về quê làm ăn. Trời đã không tha cho kẻ xấu xa, độc ác. Mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, bị hóa kiếp thành bọ hung, suốt đời chui nhủi trong bẩn thỉu. Hành động tha tội cho mẹ con Lý Thông của Thạch Sanh thế hiện đức độ lượng, lòng nhân ái bao dung cao đẹp của chàng dũng sĩ cũng là của nhân dân ta.

+ Hoàng tử mười tám nước chư hầu đã từng bị công chúa từ hôn rất tức giận khi nghe công chúa được gả cho Thạch Sanh, người trai nghèo làm nghề đốn củi thì kéo quân sang đánh. Thạch Sanh không dùng mũi tên vàng, búa thần để giao tranh với quân mười tám nước mà chỉ dùng tiếng đàn để đẩy lui quân giặc. Tiếng đàn phân tích phải trái, đúng sai. Tiếng đàn đã làm cho quân mười tám nước phải cúi đầu xin hàng. Tiếng đàn của Thạch Sanh là tiếng đàn của chính nghĩa, tiếng đàn của hòa bình.

+ Khi quân mười tám nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh còn sai thết đãi những kẻ thua trận một bửa cơm. Chỉ một niêu cơm nhỏ thôi mà quân mười tám nước ăn không sao hết được. Cơm cứ vơi lại đầy. Niêu cơm thần chính là niêu cơm của lòng vị tha, lòng nhân đạo của ông cha ta đối với kẻ thù khi chúng đã đầu hàng.

b). Cảm nghĩ về nghệ thuật của tác phẩm

- Truyện được kết cấu theo trình tự thời gian. Việc gì xảy ra trước kể trước. Việc gì xảy ra sau kể sau. Cách kể theo trình tự thời gian giúp người nghe dễ nhớ dễ hiểu.

- Truyện có nhiều yêu tà kì ảo hoang đường. Đó là con chằn tinh, yêu tinh, bộ cung tên vàng, cây đàn, niêu cơm thần, các phép biến hóa thần thông.... Yêu tà kì ảo hoang đường này làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và lí thú...

- Những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống lao động trong tác phẩrn góp phần làm cho câu chuyện gần gũi, gắn bó hơn với người lao động. Có lẽ vì thế mà không chỉ tuổi thơ chúng em mà người lớn cũng mãi nhớ về chàng dũng si Thạch Sanh giết chằn tinh, yêu tinh, đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước.

3. Phần Kêt bài

- Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, mưu mô độc ác và chống giặc ngoại xâm.

- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin và đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa.

Em yêu thích truyện cổ tích Thạch Sanh bởi vẻ đẹp lung linh về nội dung cũng như về nghệ thuật có nhiều yếu tố thần kì độc đáo của tác phấm.