Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
Bàn luận:
Chứng minh vai trò của việc học văn hóa:
+ Giúp cho học sinh có kiến thức để hoàn thành các kì thi
+ Giúp cho học sinh có thêm nhiều hiểu biết, mở rộng tư duy và nhận thức
+ Làm cho xã hội ngày càng phát triển
...
Chứng minh vai trò của việc luyện tập thể dục thể thao:
+ Giúp cho học sinh có kiến thức để hoàn thành các kì thi
+ Giúp cho học sinh được rèn luyện sức khỏe, cải thiện tinh thần
+ Làm cho môi trường học tập ngày càng đa dạng và phong phú các môn học hơn
...
Em có đồng tình với ý kiến đó không (có hay không cũng cần chứng minh em nhé!)
Chứng minh rằng, học sinh không chỉ cần học văn hóa mà còn cần phải học rèn luyện thể dục thể thao nữa:
+ Nếu chỉ học văn hóa mà không rèn luyện thể dục thể thao thì các em rất dễ bị strees, căng thẳng và áp lực
+ Không rèn luyện thể thao sẽ dẫn đến cơ thể ì ạch, lười vận động, gây hại cho sức khỏe
+ Tài năng của học sinh hiện nay không còn chỉ thể hiện qua việc các em giỏi các môn văn hóa mà còn qua các môn thể thao nữa
...
Mở rộng vấn đề:
Bản thân em đã làm gì để có thể học văn hóa và rèn luyện thể thao tốt nhất?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Một số ý:
- Tác hại của việc không tập luyện thể thao:
+ Sức khỏe giảm sút, tinh thần nặng nề khó học tập.
+ Cơ thể trở nên ì ạch, không thoải mái về tinh thần cũng rất khó đưa kiến thức vào đầu.
+ Học sinh cần cân đối giữa việc học và tập thể thao.
+ Muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe tốt.
- Dẫn chứng kiếm trên mạng là được.
☕T.Lam
TK:
Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận về tính tự lập.Yếu tố quan trọng để đạt đến thành công chính là đức tính tự lập.Tính tự lập là một phẩm chất cao quý, đánh giá được khả năng của bản thân.Thân bài
#1. Khái niệm tính tự lập
Tự lập là tự làm mọi thứ, tự sống cuộc sống mà mình chọn chứ không dựa dẫm hay nhờ đến sự giúp đỡ của ai khác.Tự lập là một đức tính tốt, người tự lập thường được mọi người yêu quý vì họ luôn tự biết cách xoay xở khi khó khăn, là điểm tựa vững chắc cho mọi người xung quanh.Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình.#2. Ví dụ về tính tự lập
Tự làm việc nhàTự đi họcTự học bàiTự làm mọi thứ mà không cần phải ai hỗ trợ#3. Biểu hiện tính tự lập
Người có tính tự lập là tự giác học tập, và làm việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra mà không cần ai đó theo sát, quản lý.Hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phù hợp với khả năng của bản thân mà không phải nhờ vả, nhờ sự trợ giúp của người khác, hoặc có suy nghĩ dựa dẫm, phụ thuộc gia đình, bạn bè thân thiết,…Tự tin, có bản lĩnh, chính kiến riêng, dám đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân#4. Ý nghĩa của tính tự lập
Tự lập là đức tính quan trọng, vô cùng cần thiết mà ông cha ta đã dạy bảo từ nhỏTự lập giúp chúng ta sẽ chủ động, linh hoạt trong mọi việc, chúng ta có cái nhìn rộng bao quát, toàn diện hơn về mọi mặt trong cuộc sống.Tính tự lập giúp ta tự tin sáng tạo, có những ý tưởng, sáng kiến mới hỗ trợ cho việc học tập và công việc sau nàyTính tự lập giúp ta tự giác, có ý thức hành động, dám nghĩ dám làm, bản lĩnh và tự tin hơn khi đưa ra những quyết định.Tự lập giúp bản thân nhằm khẳng định năng lực của bản thân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ hơn.#5. Dẫn chứng biểu hiện tính tự lập
Ví dụ Picaso thiên tài hội họaBác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của nước taJenner kylie – tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới Mở rộng vấn đề nghị luận#6. Phản đề
Nêu ra các hiện trạng tính tự lập của giới trẻ ngày nay (Phản đề)Học sinh đang thiếu dần tính tự lập, ỷ lại vào học thêm, mạng Internet, sách tham khảo,…Nhiều người dựa dẫm, chờ đợi người khác.Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người biết sống tự lập, không phải chờ đợi, dựa dẫm, sống bằng chính bản thân.Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu.Vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một thái độ đáng chê trách và lên án.#7. Bài học nhận thức và hành động
Rèn luyện tính tự lập từ khi còn nhỏ. Học cách tự lập từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày.Không ngừng học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đứcChăm chỉ học tập, tiếp thu tri thức, trau dồi những kiến thức văn hóa và chuyên môn cho bản thân.Cùng nhau giữ gìn và phát huy lan tỏa tính tự lập với tất cả mọi người xung quanhKết bài
Tóm tắt vấn đề cần nghị luận là tính tự lập.
Tính tự lập là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, là nguồn sức mạnh lớn lao giúp chính bản thân con người đương đầu với khó khăn, trắc trở trong cuộc sống Tự lập không chỉ là một phẩm chất mà nó còn là một lối sống, một phong cách sống đẹp của con người, được xem là giá trị cốt lõi trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi người, là chìa khóa gặt hái thành công. Hãy tập cho mình cách sống tự lập ngay từ những điều giản đơn nhất các bạn nhé! Có như vậy, khi đương đầu mới biển lớn cuộc đời, chúng ta mới vững tay lái và phát huy được hết những khả năng của bản thân.Đề 1 :
Lập dàn ý cho bài văn : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !
Mở bài: Bạn có thể nêu tác dụng của việc học một cách khái quát hoặc hậu quả nếu không chịu khó học tập => nếu không chịu khó học tập sẽ không làm được việc gì có ích
Thân bài:
- Giải thích
+ Học là gì? (Học là con đường tiếp thu và tích lũy tri thức. Đó chính là quá trình mỗi người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm hành trang bước vào cuộc sống. Học tập có một tác động không nhỏ tới mọi người và tương lai của mỗi người. Học tập giúp ta khám phá cuộc sống khám phá chính bản thân mình, rèn cho ta lối sống cách cư xử có văn hóa và đặc biệt là giúp ta hòa nhập với cộng đồng...)
+ Nêu một số dẫn chứng những tấm gương thành công bằng việc học.
+Học có nhiều dạng học: Học nghề, học phổ thông, học nâng cao, học chuyên nghiệp.....
- Khẳng định sự quan trọng của việc học:
+ Truyền thống của dân tộc ta tôn sự trọng đạo, coi trọng sự học, coi trọng thầy giáo.
+ Trong kháng chiến chống Pháp Mỹ (Ví dụ như kháng chiến chống Pháp chúng thực hiện chính sách "Ngu dân" với dân ta không cho dân ta học hành khiến dân ta kém hiểu biết để dễ bề cai trị....)
+ Hiện nay việc học quan trọng thế nào (Cuộc sống ngày càng hiện đại làm gì cũng cần phải có kiến thức...)
- Thực trạng hiện nay (Có nhiều bạn không xác định được mục đích thực sự của việc học. Nhiều bạn đi học chỉ để ba mẹ vui lòng, nhiều bạn thì coi việc học như một lẽ tự nhiên đến tuổi thì phải đi học, nhiều bạn lại học gạo học chay cúp tiết. Thậm chí nhiều anh chị là SV rồi vẫn không coi việc học là quan trọng chỉ học đối phó để có bằng. Đặc biệt là hiện nay, tệ nạn học đường xảy ra ngày càng nhiều.Nhiều bạn học sinh đốt cháy thời gian bỏ mặc mơ ước để chơi game. Việc mua bằng bán cấp diễn ra một cách tràn lan....) Trước thực trạng đó chúng ta phải làm gi`?
- Hậu quả nếu không học tập.
Kết bài: Nếu mở bài bạn nêu lợi ích của việc học thì kết bài cũng thế còn nếu mở bài bạn nêu hậu quả nếu không học tập thì kết bài cũng thế
Đề 2 :
Dàn bài:
1. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề nghị luận (bảo vệ rừng thiên nhiên)
– Nêu rõ sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ xa xưa cho đến nay con người và thiên nhiên gắn bời với nhau như thế nào.
– Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (theo cả 2 nghĩa đó là tích cực và tiêu cực)
2. Thân bài
– Nêu ngắn gọn khái niệm về môi trường, tầm quan trọng của vấn đề môi trường với con người.
– Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mấtđộng vật, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ).
– Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đều con người và thiên nhiên như không có nước sạch, lũ lụt, môi trường ô nhiễm,…
– Liên hệ ngay đến việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương
– Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại. Con người cần phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống được tốt đẹp ?
3. Kết bài
– Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn và cần được ngăn chặn kịp thời.
– Kêu gọi, vận động mọi người mọi tầng lớp biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản
thân mình và toàn xã hội.
Mình có bài này, bạn tham khảo nhé, chúc bạn học tốt!!!
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một "người Cha" vĩ đại của dân tộc, đồng thời Người cũng là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ hay, đẹp và giản dị như con người của Bác vậy. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, vào một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ "Cảnh khuya" để lại trong em nhiều cảm xúc:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. " Như một người họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp kì ảo của một đêm trăng rừng: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.” Nổi bật lên giữa không gian đêm khuya thanh vắng tĩnh mịch là tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng soi rọi vào cành lá, tạo nên thứ áng sáng lung linh huyền ảo. Bóng trăng quấn quýt bóng cây, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm hơi sương: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hoà quyện, lung linh kì ảo. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng vằng vặc, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên giai điệu êm đềm, trong đó ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về cảnh đẹp thiên nhiên thì đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà." Đây là hai câu thơ giúp ta thấy rõ hơn con người cũng như nỗi lòng, tâm tình của một thi nhân, một vị lãnh tụ, một con người yêu thiên nhiên tha thiết và vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh Người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn về Bác, đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì dân tộc Việt Nam Bác có thể hi sinh tất cả. Trong cuộc đời 79 năm, Bác có biết bao nhiêu đêm không ngủ như vậy? " Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành" vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy Bác không chút nào xao lãng. Vì dân, chưa lần nào Bác nghĩ đến mình.1. Mở bài
Giới thiệu vài nét về vai trò của rừng: Rừng lá phổi xanh của Trái đất và cải tạo không khí không chỉ cho thiên nhiên mà con người, bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm mà còn nhiệm vụ của mỗi người.
2. Thân bài
– Vai trò của rừng về mặt kinh tế
+ Rừng mang lại nhiều loại gỗ quý hiếm.
+ Rừng tạo ra một hệ sinh thái riêng, các loại động thực vật sinh sống và tạo ra cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh mang nguồn thu nhập đáng kể.
– Vai trò của rừng về mặt an ninh, quốc phòng.
Rừng giúp che chở bảo vệ bộ đội trong thời kì chiến tranh.
Rừng còn là ngôi nhà chung nhiều loại động vật, thực vật khác nhau giữa chúng có mối quan hệt mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Rừng giúp giữ đất bảo vệ con người khỏi thiên tai như lũ quét, sạt lở, bão…
Rừng còn có công dụng quan trọng trong điều hòa bầu không khí tạo ra môi trường xung quanh trở nên trong lành và thoải mái.
– Hậu quả nếu chặt phá rừng
Bầu không khí bị ô nhiễm, thiên nhiên thay đổi có nhiều thiên tai xảy ra như hạn hán, lũ lụt…
Đất đai dễ xói mòn, lũ quét, sạt lở đất.
3. Kết bài
Tổng kết vai trò của rừng với thiên nhiên muôn loài và con người.
Trách nhiệm cá nhân, cộng đồng nhằm bảo vệ rừng không chỉ là nâng cao ý thức mà còn là hành động nhằm giữ gìn lá phổi xanh của nhân loại.
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài
- Giải thích các khái niệm:
+ "Rừng" là gì? Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, thường ở cao hơn đồng bằng và là nơi tập trung nhiều loại cây và động vật quý hiếm.
+ "Bảo vệ: Là giữ gìn, ngăn chặn sự phá hoại rừng để cho rừng được phát triển.
- Chứng minh vấn đề cần bàn luận:
+ Rừng cung cấp cho chúng ta nhiều loại gỗ quý (lim, mun, trắc, gụ,...) để làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như bàn ghế, tủ,... làm nhà, xây dựng đình chùa,...
+ Cung cấp nhiều cây thuốc chữa bệnh: Thuốc nam, thuốc bắc, đông y,...
+ Là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm như chim, hổ, khỉ, báo,...
+ Cung cấp oxi và giúp điều hòa khí hậu, làm môi trường trong lành, mát mẻ hơn.
+ Thành trì vững chắc chống lại xói mòn, lũ lụt, hạn hán.
+ Là khu sinh thái du lịch cho cả nước: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),...
+ Là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ như Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Việt,...
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
+ Tích cực trồng cây gây rừng, tránh tình trạng rừng xuống cấp.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
+ Có kế hoạch phòng chống cháy rừng....
3. Kết bài
- Khẳng định vai trò của rừng đối với con người.
- Có những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.
1. Mở bài:
- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...
2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…
Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…
- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…
Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:
- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…
Biểu cảm trực tiếp:
- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…
3. Kết bài
- Nhận xét về nụ cười ấy…
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.
- Yêu cầu:
- Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ.
- Kết hợp: miêu tả, tự sự.
- Nội dung chính:
+ Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu trên nụ cười của mẹ…
+ Nụ cười ấy có vai trò, ý nghĩa đối với gia đình, làng xóm…
+ Sự gần gũi giữa em với nụ cười ấy…
+ Biểu cảm trực tiếp về nụ cười của mẹ…
- Dàn ý tham khảo:
- 1. Mở bài:
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...
- 2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
- Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…
- Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…
- Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…
- Biểu cảm trực tiếp:
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…
- 3. Kết bài
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi. Chúc bn hok tốt!!!!!!!!
mọi người giúp với