Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu con sông.
- Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
- Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi nghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước trong xanh của nó.
- Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.
- Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.
a) Tả chi tiết:
* Buổi sáng:
- Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.
- Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.
- Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!
- Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
- Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
- Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.
* Buổi trưa:
- Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.
- Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy.
- Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió
- Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.
- Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.
- Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.
* Buổi chiều:
- Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.
- Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.
* Buổi tối:
- Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
- Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.
- Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt.
- Một số người chèo thuyền ra giữa sông hóng gió, ngắm trăng.
3. Kết bài:
- Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.
- Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
I. Mở bài: giới thiệu về những đổi mới ở quê em
Ví dụ:
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì sự thay đổi chóng mặt của cơ sở hạ tầng và kĩ thuật là một điều không thể tránh khỏi. ở quê tôi cũng vậy, tất cả mọi thứ đều thay đổi khi xã hội- kinh tế phát triển.
II. Thân bài: kể về sự đổi mới ở quê em
1. Kể về quê em chưa đổi mới
- Những cánh đồng thẳng cánh cò bay
- Con đường đất chạy dài
- Những ngôi nhà gạch cũ kỉ
- Những hàng rào bằng cây cối dại mọc sang sát
- Mọi nhà gần nhau, cùng chung vui nói chuyện với nhau
- Những chú chim là tổ trên những cây cao
- Những dòng sông chảy quanh cánh đồng
- Những cánh diều bay vi vu trong gió
- Những chiều chăn trâu
2. Kể về quê em khi đôi mới
a. Sự đổi mới của quê hương em về cơ sở hạ tầng
- Những căn nhà lầu hai tầng mọc san sát nhau
- Những con đương bê tong thay cho những con đường đất ngoằn ngèo
- Những quán cà phê, công trình công cộng giải trí mọc khắp mọi nơi
- Những trụ đèn điện chiếu sáng mọi nơi
- Những hàng rào bằng cây bụi thay bằng những hàng rào sắt chắc chắn
b. Sự dổi mới của quê hương em về đời sống người dân
- Những cánh đồng lúa thẳng tắp thay bằng những khu giải trí, khu công nghiệp rộng lớn
- Người dân có những công trình vui chơi giải trí thoải mái
- Người dân không còn làm ruộng
- Những cánh diều vi vu thay bằng những trò chơi điện từ
- Không còn những con trâu, con bò say sưa gặm cỏ.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về những đổi mới ở quê em
Ví dụ:
Sựu đổi mới đã mang đến cho quê em những tiện lợi cần thiết. nhưng đã không còn nữa những buổi chiều thả bò chăn trâu cùng bạn bè dưới quê.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả những đổi mới ở quê em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
2 . khó quá bạn ơi
Bài 2 mk không biết là nên mk phải chép :
Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân.
Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.
Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
I. Mở bài: Giới thiệu mẹ
Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. Mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ co xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.
II. Thân bài
1. Tả ngoại hình
- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ
- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu
- Mắt to tròn và đẹp
- Đôi môi cong mịn
- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học
- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp
2. Tả tính tình
- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực đê nuôi e khôn lơn
- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến
- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà
- Mẹ nấu ăn rất ngon
- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
- Yêu thương mọi người xung quanh
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan và khổ cực
- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.
III. Kết bài
- Em rất tự hào về mẹ.
- Mẹ là động lực, là nguồn sống của em.
- Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho bước đi của em đi đến tương lai.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu mẹ em
Ví dụ: Chúng ta ai cũng có một gia đình, gia đình là nơi thân thương và nơi chúng ta chia niềm vui buồn mỗi khi vui buồn. trong gia đình tôi ai cũng yêu thương và quý mến nhau, tôi quý mên nhất là mẹ của em.
II. Thân bài: tả mẹ em
1. Tả bao quát mẹ em
- Mẹ em .... tuổi
- Mẹ em làm .....
- Mẹ em còn làm ...... mỗi khi rảnh rôĩ
2. Tả chi tiết về mẹ
a. Tả ngoại hình của mẹ
- Mẹ em cao ......
- Mẹ có dáng người .....
- Mẹ thường mặc ...... mỗi khi ở nhà
- Mẹ có gương mặt .......
- Mắt mẹ long lanh
- Mẹ có mái tóc .......
- Mũi mẹ ...... và đôi môi luôn mỉm cười
b. Tả tính tình của mẹ
- Mẹ em rất hiên hậu và thân thiện
- Mẹ rất thích nấu ăn và đọc sách
- Mẹ rất yêu trẻ con
c. Tả hoạt động của mẹ
- Mẹ yêu mỗi khi rảnh thường .....
- Mẹ thường ......
- Mẹ giúp đỡ mọi người xung quanh
- Mẹ được mọi người xung quanh yêu mến
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mẹ
Ví dụ: em rất tự hào về mẹ. em rất yêu mẹ, em sẽ có gắng học thật tốt để mẹ tự hào về em.
a) Mở bài
- Trong các truyện cổ tích, nhân vật ông tiên để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Tại sao?
- Dẫn dắt người đọc và tình huống em gặp ông tiên (tưởng tượng).
b) Thân bài
- Miêu tả chân dung nhân vật ông tiên
+ Hình dáng
+ Khuôn mặt
+ Chòm râu, mái tóc
+ Cây gậy.
- Những lời đối thoại của em với ông Tiên.
- Miêu tả hành động của ông tiên (tưởng tượng, ví dụ: Em bị lạc đường, ông tiên đã cho em một chiếc xe ngựa thông minh và thế là em được về nhà,... ).
c) Kết bài
Ý nghĩa của nhân vật ông tiên trong truyện và trong suy nghĩ của em.
Bài tham khảo 3
Mở bài: Giới thiệu chung:
- Em rất thích truyện cổ tích vì cổ tích rất hay, có nhiều nhân vật hấp dẫn.
- Trong truyện, Tiên ông thường xuất hiện để cứu giúp người hiền lành, lương thiện qua những cơn khốn khó, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.
Thân bài: Tả ông Tiên:
* Ngoại hình:
- Tiên ông xuất hiện trong hào quang và hương thơm.
- Là một cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt phúc hậu, tay chống gậy trúc.
- Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp…
* Tính nết:
- Thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ…
- Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác…
* Phép thuật:
- Có phép thần thông biến hóa.
- Đi mây về gió, thoắt biến, thoắt hiện.
Kết bài: Cảm nghĩ của em:
- Nhân vật Tiên ông trong cổ tích đại diện cho công lí của nhân dân.
- Hình ảnh đẹp đẽ của Tiên ông trở nên gần gũi, quen thuộc, in đậm trong trí nhớ của em.
1. Phần Mở bài
- Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việt Nam rất hay và rất lí thú.
- Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.
- Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).
- Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.
2. Phần Thân bài
a) Miêu tả ngoại hình
* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám
Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.
Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...
- Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.
* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt
- Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.
- Khuôn mặt của ông phúc hậu.
- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.
- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.
- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.
- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.
- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.
b) Miêu tả hoạt động
- Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.
- Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.
- Ông bước những bước chậm rãi.
- Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.
- Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.
- Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”
- Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.
2. Phần Kết bài
- Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.
- Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thể hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giúp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì”
1) mở bài
giới thiệu chung về đêm trăng ấy:
* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất
* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu
2) thân bài
tả cảnh đêm trăng:
* lúc xẩm tối:
+ màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao
+ trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng
+ gió thổi mát rượi
+ làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng ns cười
* lúc trăng lên:
+ mặt trăng tròn vành vạnh như 1 chiếc đĩa lơ lững giữa ko trung
+ ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..
+ trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng
+ cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình
3) kết bài
cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:
- cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như 1 bức tranh
- ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy
- càng thêm yêu mến quê hương
- ko bao h quên hôm ấy
mình lm đc vậy thôi... chúc bn học tốt nhé
Thân bài: tả quang cảnh xung quang:
*Tả tiếng côn trùng
*Tả người người đi lại
*Tả tiếng lao xao của tre hòa đồng với dàn ca của tiếng côn trùng(chỗ này bạn nên nhân hóa)
*Tả bầu trời chung
...(bạn suy nghĩ thêm nha)
-Tả chi tiết:
*hình ảnh trăng hiện lên
*Hình ảnh trăng cùng với các vì sao
*Sử dụng phép so sánh và nhân hóa để tả trăng(so sánh:trăng tròn, trong vắt như tâm hồn của con người/nhân hóa:ông trăng tròn trĩnh cười phúc hậu làm sao...)
*Lấy qua chủ đề chú cuội để tả trăng
*Cảnh vật thế nào khi càng về khuya
*Trăng và sao thế nào(sáng hơn, trong hơn, đẹp hơn...)
*Lũy làng thế nào?tiếng côn trùng thế nào?
....
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đêm trăng,cảm giác ra sao và tình cảm của em giờ đây đối với quê hương như thế nào?
Học tốt ha TRẦN HOÀNG KHÁNH LINH
I. Mở bài: Giới thiệu mẹ em lúc chăm sóc em khi bị ốm
Ví dụ:
Trong gia đình, em rất yêu mẹ. Mẹ là người luôn ân cần chăm sóc em mỗi khi bị ốm.
II. Thân bài: tả mẹ chăm sóc em khi bị ốm
1. Tả dáng vẻ mẹ lúc em bị ốm
- Mẹ rất lo lắng và hoảng hốt
- Khi em lên cơn sốt mẹ em chạy đôn chạy đáo
- Mẹ chạy đôn chạy đáo để mua thuốc, nấu cháo cho em
2. Tả hành động của mẹ lúc em bị ốm
- Mẹ nấu cháo và bón cho em ăn
- Mẹ mua thuốc cho em
- Mẹ lau người cho em mỗi khi em bị sốt
- Mẹ nhìn em trìu mến
- Mẹ xin cô cho em nghỉ học
- Mẹ chạy tất bật, mẹ vừa chăm sóc em vừa phải làm việc
- Mẹ rất mệt nhưng vẫn không than vãn
- Mẹ luôn luôn quan sát em
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mẹ khi chăm sóc em bị ốm
Ví dụ:
Nhìn thấy mẹ chăm sóc em ần cần và chu đáo, em rất thương mẹ. em sẽ cố gắng khỏi bệnh để mẹ em không còn phải mệt nhọc.
Bài văn mẫu :
"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"
Đúng thế, tới tận bây giờ tôi mới hiểu được ý nghĩa của câu thơ đó. Tôi đã nhiều lần tự hỏi "Liệu ba mẹ có thương mình không"? Chắc là các bạn đang rất ngạc nhiên về câu hỏi này nhỉ? Tôi thường luôn nghĩ rằng mẹ không quan tâm đến tôi nhưng tôi đã lầm.
Từ lâu rồi tôi không nhìn kĩ mặt mẹ, cho dù mẹ có thay đổi ra sao tôi cũng không biết. Hôm đó, tôi đi học với tâm trạng uể oải, đầu đau như búa bổ. Tôi gắng gượng ngồi học cho hết buổi như có tấn đá nặng ngàn cây đè lên đầu tôi. Tối về, tôi trèo vào phòng ngay, bỏ bữa cơm tối mà cô giúp việc đã dọn sẵn. Tôi nằm bẹp trên giường, tai ù hẳn đi. Trời khuya lắm rồi, tôi nằm quằn quại trên giường, mồ hôi toát ra như tắm. Đột nhiên có bàn tay mát lạnh đặt trên trán tôi. Tôi cố mở mắt nhưng hình như chúng không phải của tôi nữa. Tôi mơ màng thiếp đi trong vòng tay yêu thương ấy.
Ánh nắng lọt qua khe cửa sổ, không khí mát mẻ của mùa lá rụng ùa vào phòng tôi. Tôi mở mắt và thấy mẹ đang ngồi trên đầu giường, mẹ nói:
- Con uống thuốc đi nào!
Tôi miễn cưỡng há miệng mặc dù tôi rất ghét thuốc. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn mẹ thật kĩ. Hình như mẹ đã già hơn trước thì phải. Mái tóc mẹ đã điểm mấy sợi bạc, không còn đen óng nữa. Trên gương mặt trái xoan của mẹ đã có vài nếp nhăn. Tôi cố gắng nhìn thật rõ. Đuôi mắt của mẹ đã có vài vết chân chim, chứng tỏ suốt thời gian qua mẹ đã phải vất vả nhiều. Cái mũi dọc dừa và đôi môi anh đào mọng nước là thứ đã tạo nên nét yêu kiều của mẹ nhưng giờ đã phai tàn. Tôi chợt nhận ra chỉ có hơi ấm từ bàn tay mẹ và tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho tôi là không hề thay đổi. Đến trưa vì tôi khong nằm được gió quạt máy nên mẹ đã lấy quạt giấy quạt cho tôi. Vì đã là giữa trưa nên trời nóng bức lạ kì. Thường thì giờ này mẹ đã ngủ trưa nhưng vì tôi bị ốm nên mẹ vẫn ngồi đó, ngồi kế bên tôi lúc này. Những giọt mồ hôi lấm tấm nhảy nhót, lăn dài trên mặt mẹ như những hạt mưa. Mái tóc mẹ cột cao, điểm thêm cái nơ tôi đích thân làm cho mẹ vào ngày 8/3. Tôi kinh ngạc không ngờ rằng mẹ vẫn còn giữ nó, thì ra bấy lâu nay mẹ vẫn quan tâm và và gìn giữ những món quà của tôi tặng cho mẹ. Không gian đột nhiên vắng lặng chỉ còn tiếng quạt kêu phành phạch giữa trưa nắng oi ả. Hôm nay, mẹ mặc bộ quần áo màu tím sẫm thứ màu mà tôi rất thích. Mẹ cũng dùng loại nước hoa trái cây mà tôi hay xuýt xoa khi mẹ xịt cho tôi. Không! Mẹ chưa hề thay đổi, chỉ có lòng tôi thay đổi mà thôi.
Ôi! Tôi không biết nói thế nào cho hết rằng tôi thương mẹ biết bao. Mẹ tuy có những lần đánh mắng tôi nhưng tôi biết rắng chỉ vì mẹ thương tôi. Mong sao mẹ sẽ sống mãi cùng với con cháu để hình ảnh tận tụy chăm sóc con khi ốm khi ngủ:
"Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Bạn tham khảo
I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em
1. Mở bài
Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).
2. Thân bài
- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô
- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới
- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần
II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em
1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:
Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.
Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.
Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.
I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học
1. Mở bài
Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học
2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...
II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học
Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.
Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.
Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.
Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.
Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.
Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.
Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.
Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.
Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.
Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.
Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
Ngoài dàn ý miêu tả cảnh sông nước, các em học sinh lớp 5 có thể tham khảo thêm tài liệu tuyển tập văn tả cảnh lớp 5 với rất nhiều bài văn mẫu tả cảnh hay nhất của các bạn học sinh khá giỏi, các đề bài quen thuộc như tả cánh đồng quê, tả quang cảnh sân trường… đều được tổng hợp đầy đủ trong tài liệu văn tả cảnh lớp 5 được đăng tải chi tiết tại đây.
Bên cạnh đó dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng cũng là tài liệu rất hay để các em học sinh rèn luyện và ôn tập thêm về cách lập dàn ý bài văn miêu tả phong cảnh, hơn nữa dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng được trình bày rất chi tiết, chắc chắn sẽ giúp các em viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả cánh đồng buổi sáng hay và ấn tượng nhất.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
Ngoài dàn ý miêu tả cảnh sông nước, các em học sinh lớp 5 có thể tham khảo thêm tài liệu tuyển tập văn tả cảnh lớp 5 với rất nhiều bài văn mẫu tả cảnh hay nhất của các bạn học sinh khá giỏi, các đề bài quen thuộc như tả cánh đồng quê, tả quang cảnh sân trường… đều được tổng hợp đầy đủ trong tài liệu văn tả cảnh lớp 5 được đăng tải chi tiết tại đây.
Bên cạnh đó dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng cũng là tài liệu rất hay để các em học sinh rèn luyện và ôn tập thêm về cách lập dàn ý bài văn miêu tả phong cảnh, hơn nữa dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng được trình bày rất chi tiết, chắc chắn sẽ giúp các em viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả cánh đồng buổi sáng hay và ấn tượng nhất.
Chúc bn lm bài tốt <3 ^^
1.Mở bài: Giới thiệu dòng sông quê em.
2.Thân bài:
- Ở đâu?
- Quan sát vào thời điểm nào trong ngày (bình minh, trưa, chiều, tối)?
- Hình dáng: (uốn khúc giừa làng rồi chạy dải bất tận).
- Màu nước sông trong xanh.
- Cảnh hai bên bờ sông (bờ tre xanh vút chạy dọc theo bờ sông. Khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng).
- Buổi sáng binh minh chan hoà trên mặt sông.
- Trưa về sông hiền hoà, khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng.
- Chiều về dòng sông lấp lánh ánh vàng.
- Tối đến, sóng tĩnh mịch.
3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương.
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao
ban co the lam giong bai nay