K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2016

MB: giới thiêu về người bạn thân mà em định tả:

TB: nêu những kỉ niêm của em với người bạn đó

nêu ngoại hình của bạn, nêu nhưng đặc điểm nổi bật của khiến em nhớ nhất

nêu tình cảm,cảm nghĩ của em về người bạn của em, rằng em yêu quý bạn.....

KB: nêu mông muốn của em đối với bạn: muốn tình bạn của chúng ta mãi mãi gắn bó và không xa rời, mong bạn và em sẽ có thể nắm tay nhau đi trên của đường tương lai,....suy nghĩ của em về bạn,em rất yêu quý bạn của em.

8 tháng 12 2016

1.MB

- Giới thiệu về người bạn thân .

2.TB

- Tả đôi nét về ngoại hình + tính cách

- Điều gì ở bạn làm em yêu quý ?

- Kỉ niệm gắn bó của em với bạn !

- Suy nghĩ , tình cảm của em với bạn ?

3.KB

- Nêu cảm xúc , ước muốn của em .

8 tháng 12 2016

Mở bài:

- Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

Thân bài:

- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)

- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?

- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy ( gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?

- ( Dưới con mắt củaem nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết

- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) ( Tình cảm của em gửi gắm tới con vật , người tặng. Em dạy nó những gì?

- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

8 tháng 12 2016

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết, người mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, những nỗi buồn trong cuộc sống. Người bạn như một món quà quý giá mà thượng đế ban tặng cho mỗi người. Và quan hề tình bạn ấy như thế nào, tốt đẹp hay tiêu cực thì hoàn toàn nằm ở cách lựa chọn bạn bè, cách cư xử, quan tâm giữa những người bạn ấy. Nếu ta trân trọng và chân thành trong mối quan hệ ấy thì ta sẽ có được những người bạn đích thực, và ngược lại, ta sẽ cảm thấy cô đơn, trống trải vì chỉ có một mình. Và cũng rất may mắn, trong cuộc sống của mình, em cũng đã tìm kiếm được một người bạn đích thực, người có thể sẻ chia, đồng hành cùng em trên suốt con đường đời phía trước.

Từ năm học mẫu giáo đến khi đã trở thành một học sinh của mái trường cấp hai, em đã quen rất nhiều người bạn, chúng em đã cùng vui chơi, cùng học tập rất vui. Tuy nhiên, người bạn tốt nhất, thân nhất của em là bạn Phương. Em và Phương ở cùng một ngôi làng nhỏ ở ngoại thành của Hà Nội. Em và Phương học cùng nhau từ năm lớp mẫu giáo, chúng em đã cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có những niềm vui và nỗi buồn thì chúng em đều chia sẻ với nhau. Phương là một cô gái rất xinh đẹp, đôi mắt bạn to tròn trông rất hiền lành. Bạn học rất giỏi, vì vậy bạn ấy là người luôn giúp đỡ em cũng như các bạn trong lớp cùng học tập, mỗi khi có bài nào khó, chúng em thường nhờ Phương giúp, Phương luôn rất nhiệt tình, cởi mở giải đáp những thắc mắc, những bài toán khó mà chúng em không giải được. Trước khi chúng em trở thành những người bạn thân thiết như ngày nay, em đã rất ấn tượng và ngưỡng mộ Phương. Bởi bạn không chỉ học giỏi mà còn rất xinh đẹp, tốt bụng.

Ở những cấp học trước đó, em và Phương chỉ là những người bạn bình thường, tuy có nói chuyện, em có đôi lần nhờ Phương giúp giải những bài toán khó, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ bình thường. Chỉ lên cấp hai, khi bước vào một ngôi trường hoàn toàn xa lạ, gặp những thầy cô và những bạn bè mới làm em rất bỡ ngỡ, cảm giác hồi hộp mong chờ nhưng cũng rất lo lắng, có chút cô đơn nữa. Bởi, trường cấp hai em theo học không phải là một ngôi trường ở huyện mà là ngôi trường ở tỉnh. Cũng vì vậy mà lớp cấp một của em chủ yếu học ở huyện, có lẽ em sẽ phải bắt đầu làm quen với mọi thứu mới lạ nơi đây. Khi đã được xếp lớp, thật tình cờ, em lại được chung lớp với Phương, bất ngờ hơn nữa là chúng em còn được ngồi cùng bàn. Ngõ tưởng em phải học một mình nơi ngôi trường xa lạ này, nhưng bây giờ biết mình đã có một người bạn quen, niềm vui sướng khiến em và Phương bắt tay nhau rồi hét ầm lên, làm cả lớp đang nhốn nháo bỗng quay hết xuống nhìn bọn em. Lúc bấy giờ bọn em mới biết mình vừa làm ồn quá mức cho phép, chúng em đã bịt miệng lại và nhìn nhau cười rất vui vẻ.

Có lẽ, từ thời điểm này em và Phương bắt đầu thân thiết và hiểu nhau hơn. Quen thân với Phương rồi em mới biết bạn ấy là một người rất vui vẻ, hài hước. Mỗi giờ ra chơi bạn ấy lại kể cho em rất nhiều câu chuyện vui như: Truyện Lọ Lem phải về sớm nên Hoàng Tử đã mang xe máy chở Lọ Lem về, nhưng đi đến giữa đường thì bị công an bắt vì xe không chính chủ, hay một trăm năm không có ai đánh thức được nàng công chúa ngủ trong rừng, vì một trăm năm rồi nàng không đánh răng….những câu chuyện cổ tích được Phương chế rất hài hước, khiến giờ ra chơi nào em cũng cười đến đau bụng. Nhìn vẻ bề ngoài hiền lành của Phương em không nghĩ bạn ấy lại vui vẻ và hài hước đến vậy. Cũng nhờ có Phương mà học ở một ngôi trường xa lạ, bạn học xa lạ nhưng em không hề cảm thấy cô đơn mà trái lại rất vui vẻ. Em thật sự thấy vui và biết ơn khi Phương học cùng lớp với mình.

Có một kỉ niệm làm em nhớ mãi. Hôm đó sau khi kết thúc tiết năm của buổi học, trời cũng đã sẩm tối. Em cùng Phương vội vàng ra nhà để xe để lấy xe đi về. Nhưng thật không may, xe đạp của em đã bị xịt lốp nên không thể cùng Phương về nhà như mọi khi. Lúc ấy em rất buồn rầu và nghĩ sẽ ra mượn điện thoại của bác bảo vệ để gọi về cho bố, mong bố có thể lên đón. Nhưng cũng chưa kịp gọi thì trời bỗng đổ cơn mưa rào, chúng em đứng nép vào mái hiên của nhà xe để trú mưa. Lúc ấy em buồn đến phát khóc. Vừa đúng lúc ấy thì có một cánh tay dịu dàng để lên vai của em và lời nói đầy dịu dàng của Phương : “Đừng lo, tớ sẽ ở đây cùng cậu mà. Một lát nữa tạnh mưa rồi chúng mình cùng dong xe về”. Vì quá bất ngờ vì sự cố hỏng xe nên em đã quên mất Phương. Hóa ra ngay từ đầu bạn ấy đã luôn bên cạnh em, khi thấy em lo lắng thì bạn ấy đã lên tiếng an ủi. Lúc ấy em đã rất muốn cảm ơn Phương, vì nếu không có bạn ấy thì thực sự em cũng không biết phải giải quyết như thế nào nữa.

Quả nhiên, chỉ một lúc sau, cơn mưa đã tạnh, ngoài sân thi thoảng lại lộp độp những hạt mưa rơi từ trên tán lá cao, lúc ấy trời cũng đã nhá nhem tối. Em cùng Phương ra về. Vì đã gọi điện cho bố nên em chỉ còn cách ngồi đợi bố lên. Em cũng thấy rất có lỗi nên bảo Phương về trước nhưng bạn ấy bảo đợi bố lên đón em thì bạn ấy sẽ về. Lúc ấy em đã rất cảm động, vì trời tối, lại lạnh nữa mà chỉ có một mình em ngồi ở ghế đá thì cũng có chút sợ, nhưng bắt Phương phải ở lại cùng cũng khiến em cảm thấy rất có lỗi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ em mới cảm nhận được thấm thía ý nghĩa cao đẹp của tình bạn. Bạn bè không chỉ cùng nhau chia sẻ những niềm vui mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Khi bố em lên đón, bố đã chở cả em và Phương về, còn hai chiếc xe bố em gửi ở phòng trực của bác bảo vệ, vì trời tối nên bố em không yên tâm cho Phương đi một mình. Hôm ấy bố đã đưa chúng em đi ăn món gà rán KFC rất ngon, chúng em cũng đã rất vui.

Có lẽ cũng kể từ hôm trời mưa ấy mà em và Phương trở nên thân thiết hơn rất nhiều, chúng em đi đâu, làm gì cũng đều có nhau. Chúng em thân nhau đến mức khi mọi người thấy chúng em đi một mình thì như thấy một hiện tượng gì lạ lắm, mọi người sẽ thay nhau hỏi Phương đâu, hay sao hôm nay hai đứa không đi cùng nhau…Em đã có một người bạn vô cùng thân thiết, em rất yêu quý Phương và em cũng sẽ mãi mãi trân trọng tình bạn này của chúng em.

7 tháng 12 2016

Câu 1: Cảm nghĩ về 1 loài cây em yêu

*. Mở bài:
- Giới thiệu về cây tre Việt Nam
- Cảm nhận chung về cây tre
*. Thân bài:
a. Những đặc điểm gợi cảm của cây tre

- Về hình dáng, tập tính: Thân ,lá, cành…..
- Về phẩm chất: Đoàn kết , yêu thương, kiên cường……
Gợi cảm xúc yêu mến, cảm phục vì cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
b. Cảm nhận về giá trị của cây tre trong đời sống
Tre gắn bó với đời sống vật chất: Làm vũ khí chống ngoại xâm, dụng cụ lao động sản xuất…..
- Tre gắn bó với đời sống tinh thần: Làm bóng mát, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ…
c.Tre gắn bó với riêng em:
- Gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của em……
d. Suy ngẫm về cây tre trong đời sống hiện tại :
- Ý nghĩa biểu tượng cây tre:
- Ngày nay tre dần lui về vị trí khiêm nhường…. Song cây tre mãi là biểu tượng của tâm hồn người Việt Nam…
*. Kết bài :
- Khẳng định lại tình cảm của em với cây tre
 
Câu 2: Cảm nghĩ về 1 người thân trong gia đình
1.. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.
Câu 3: Cảm nghĩ về 1 người bạn thân

Cảm nghĩ về tình bạn
a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
Câu 4: Cảm nghĩ về 1 loài vật nuôi
MB: Giới thiệu vật nuôi (vì sao em có nó, nó là con gì,..)
TB: +Nuôi nó trong nhà có ích: vd, nếu là chó thì trung thành, mèo bắt chuột,...
+Kỉ niệm của nó đối với em hoặc gia đình em
+Vật nuôi có ý nghĩa đối với em như thế nào
+Tình cảm dành cho nó
KB: Khẳng định sự trung thành/... của loài vật đó ; tình cảm của em đối với nó và ngược lại
 
 
 
7 tháng 12 2016

Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?

- Cu Ti là em ruột cùa tôi.

- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy e đi được ba bốn bước.

Thân bài:

a) Tả hình dánq của em bé

- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).

- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt. mái tỏ đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay...

+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười do hống như trái táo chín.

+ Đôi mắt tròn long lanh.

+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.

+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.

+ Cắm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.

+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.

- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.

+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng

+ Thích đi giày vai.

b) Tính tình ngây thơ của bé

- Tập đi, tập nói:

(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuối tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)

- Sinh hoạt cùa bé:

Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

Kết hài: Cảm nghĩ của em về người tả.

Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập di, dạy hát và mong bé chóng lớn


 

11 tháng 11 2016

1.. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

2 tháng 10 2016

MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.

17 tháng 10 2016

MB: - Giới thiệu về mẹ

Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.

TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.

- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có... )

- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( Dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ.. )

- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta.

- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( Thật tha thiết, bao la va ấm áp,... ).

- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ ( từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt cần đến mẹ ).

- Mẹ thật quan trọng đối với ta ( luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn bên ta).

KB: - Nêu cảm súc tình cảm về mẹ

Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương và luôn ở bên con.

29 tháng 9 2016

Mở bài: Giới thiệu về trường THPT Chuyên Hà Nội-Ams và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…)

  • Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

  • Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)
  • Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
  • Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành  nhân cách, quan tâm tới học sinh,  truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Công dụng của ngôi trường:

  • Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
  • Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
  • Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.

Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.

29 tháng 9 2016

Em c'onw chị ạ

4 tháng 11 2016

Cảm xúc về người thân ( mk lm về cha nhé )

: Cảm nghĩ về cha
1.. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

11 tháng 10 2019

Mở bài: Trên thế giới này,luôn có 1 người luôn luôn tin tưởng,soi sáng, đùm bọc,che chở, săn sóc , động viên tôi, và luôn luôn dõi theo từng bước chân của tôi.Đối với tôi đó là 1 người thật cao cả, thật tuyệt  vời, 1 người mà tôi rất ngưỡng mộ. Mang nặng đẻ đau và nuôi tôi khôn lớn từng ngày. Người đó còn dành tất cả những tình cảm yêu thương cho tôi và sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì tôi. Đó là 1 thứ tình cảm thiêng liêng ,cao quý. Tóm lại,người đó là mẹ . Là người thân thương nhất của đời tôi

#Nấm

11 tháng 10 2019

Kết bài:Cảm ơn mẹ mọi thứ. Từ những điều nhỏ nhặt nhất. Công lao của mẹ chắc tôi sẽ  k đền đáp nổi nhưng tôi xin hứa sẽ thật cố gắng hk giỏi,... để mẹ tự hào về tôi. Và dù mai  sau có đi đâu chăng nữa thì tôi vẫn sẽ nhớ về người mẹ thân thương của tôi..Cảm ơn mẹ rất nhiều...

10 tháng 12 2016

1. MỞ BÀI:
- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)
- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)
=> EM YÊU MÙA XUÂN.
2. THÂN BÀI:
Các phương diện của mùa xuân:
Mùa xuân của vạn vật
- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
Mùa xuân của đất trời
- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)
=> Đã có lúc em đã thốt lên :"Xuân thật đẹp, thật diệu kì!"
Mùa xuân của tình người
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
Mùa xuân của phong tục gia đình
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh giày.
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hôi để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
=> EM YÊU MÙA XUÂN
3.Kết bài: (đơn giản nên bn tự viết nha)

10 tháng 12 2016
Biểu cảm về mùa xuân.
Ðối với những người Việt tha hương, nhất là những người đang lưu lạc ở xứ tuyết Bắc Âu giá lạnh và ít người đồng hương cư ngụ, thì khí Xuân chắc hẳn khó có thể hiển hiện rõ quanh họ được. Nhưng chắc chắn rằng giờ này đây trong lòng mỗi người Việt chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu trên đất khách quê người đều đang rạo rực một niềm hân hoan, và cũng đang bừng bừng một nỗi mong chờ về một mùa Xuân nơi đất Tổ.
Trong bốn mùa, mùa Xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp. Mùa Xuân có đầy đủ những yếu tố căn bản để cho vạn vật trong vũ trụ hòa đồng, kết hợp một cách linh động trong công cuộc súc tiến sự sinh sôi nẩy nở.
Ðối với đồng bào Việt, mùa Xuân là mùa của hội hè, đình đám, giải trí, vui chơi sau những ngày tháng làm lụng vất vả, mà đỉnh cao là Tết Nguyên Ðán:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Tháng Hai đình đám, tháng Ba hội hè.
Mùa Xuân là một mùa lễ lớn của dân tộc, một mùa lễ đã được hình thành và theo giòng thời gian đã được bồi đắp thêm bởi những tinh hoa theo sự phát triển của từng thời đại trong suốt suốt chiều dài lịch sử, một mùa lễ mà đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác, đã trở thành phong tục, tập quán, nề nếp và truyền thống của văn hóa Việt trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt. Ðó chính là một trong những sản phẩm quý giá thuần tính dân tộc của non sông bốn nhìn năm văn hiến.



Dân tộc chúng ta có một truyền thống văn hóa dựa trên triết lý nhân bản, dân tộc đoàn kết, và trăm lòng hợp nhất của Quốc tổ Hùng Vương thể hiện qua sự tích Trăm Chứng Tiên Rồng:



Dân ta lịch sử mấy nghìn năm

Trăm trứng đua chen toả nắng hồng

Năm mươi theo Mẹ lên triền núi

Một nửa cùng cha xuống biển đông



Dù theo mẹ lên núi, hay theo cha xuống biển, dù đồng bào ta ở khắp mọi nơi, cách nhau muôn vạn thiên lý, nhưng lòng vẫn cứ ở bên nhau, vẫn nhớ mình là con Hồng cháu Lạc, giòng giống Tiên Rồng, được sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Tinh thần ấy được tỏa khắp mọi nơi, mọi thời, từ những sinh hoạt hàng ngày cho đến những việc lớn lao như xây dựng đất nước, bảo vệ non sông, làm vẻ vang cho giống nòi.
Ðó chính là cái triết lý căn bản, là cái gốc của nền Văn minh Việt, là bản sắc của dân tộc Việt, và là những gì mà chúng vẫn luôn lấy làm tự hào. Ngày Tết Nguyên Ðán cổ truyền được hình thành ngay từ thời kỳ Hùng Vương và được truyền đến ngày hôm nay cũng mang một ý nghĩa cao cả đó. Sự tích bánh chưng, bánh dày lại tô điểm cho ý nghĩa này thêm cao đẹp.
Theo truyền thuyết, bánh dày có hình tròn, không có nhân tượng trưng cho trời, ý nghĩa là công cha; còn bánh chưng có hình vuông, gói lá xanh, trong có nhân đậu và thịt, tượng trưng cho đất, hàm ý là nghĩa mẹ (theo quan niệm thời xưa, đất có hình vuông gồm cây cối, sông ngòi, động vật, ngũ cốc... tượng trưng cho sự cưu mang của người mẹ). Bởi thế nên cứ vào dịp Tết hàng năm mọi người dân Việt dù có nghèo đến thế nào đi chăng nữa thì cũng phải có hai loại bánh truyền thống này bầy trên bàn thờ Gia Tiên để tưởng nhớ đến công lao sinh thành và dưỡng dục của bậc tiên tổ. Ðồng bào Việt ở miền Trung và miền Nam còn có bánh tét hay còn gọi là bánh đòn để thay cho bánh chưng.
Theo phong tục đồng bào Việt lấy ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ đưa ông Táo về trời, làm ngày khởi đầu cho năm mới, đó chính là sự khởi đầu của ngày Tết. Theo quan niệm xưa, từ ngày này trở đi các thần đều về chầu Ngọc Hoàng, nên vào dịp này ma qủy thường hay đến quấy phá trần gian. Vì lẽ đó mà hầu hết mọi gia đình Việt đều dựng một câu nêu, trên ngọn treo cái khánh và cột chỉ ngũ sắc. Cái khánh này khi có gió thổi sẽ va vào nhau tạo thành âm thanh làm cho ma qủy sợ hãi không dám tới quấy phá gia đình nữa.
Ðêm cuối cùng của tháng Chạp dân Việt ta gọi là đêm Giao Thừa hay còn gọi là đêm Trừ Tịch, đêm tống cựu nghinh tân, đêm tiễn năm cũ đón năm mới, là đêm giao mùa giữa Ðông và Xuân. Theo tục lệ thì đúng 12 giờ khuya, tức vào giờ Tý, mọi gia đình đều bày mâm cơm để làm lễ cúng cúng tổ tiên, và rước tổ tiên, ông bà, những người thân yêu đã quá cố về cùng ăn Tết với gia đình, đồng thời cũng để tưởng nhờ đến những người thân yêu đã ra đi.



Theo lệ cổ sáng mồng Một, mọi người trong gia tộc đều đến nhà gia trưởng để thắp hương kính lễ tổ tiên, và xum vầy vui Xuân cùng gia quyến bên nội; ngày mồng Hai những người đã lập gia đình dắt vợ con đến chúc Tết và xum vầy cùng gia quyến bên ngoại; đến ngày mồng Ba những người có học thường đến chúc Tết thầy dạy của mình để tỏ lòng tôn sư trọng đạo. Vì thế mà tục ngữ Việt mới có câu rằng:

Mồng Một thì lễ tại gia, mồng Hai nhà vợ, mồng Ba Tết thầy
 
Có nhiều vật luôn liên hệ đến Tết và đã trở thành những biểu tượng của ngày lễ này, như hoa đào ở miền Bắc và hoa mai ở miền Trung và Nam. Những hàng câu đối và những bức tranh dân gian cũng được người dân Việt treo trong nhà một cách trang trọng. Ý nghĩa của những câu đối và những bức tranh đó không ngoài mục đích diễn tả sự hân hoan, ý nguyện hướng thiện và hoàn thiện bản thân, nhắc nhở con cháu nhớ đến công đức của tổ tiên, đến những tấm gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa của người xưa.



Ðối với dân tộc Việt, đón Tết là đón mừng sự trở lại của mùa Xuân, được xem như kỳ tái sinh của thiên nhiên. Ðây cũng là lúc gia đình xum họp cho những người bận công việc nơi xa xứ trong cả năm, là dịp cho mọi người trong gia đình quây quần dưới một mái nhà, không chỉ người sống mà cả người đã quá vãng. Ðối với người Việt sống ở xứ người như chúng ta, Tết còn có thêm một ý nghĩa nữa: đó là tình hoài hương. Hơn bất cứ khoảng thời khắc nào trong năm, Tết là lúc mà tâm tưởng của chúng ta tự nhiên hướng về đất nước, quê hương, thành phố, làng mạc, nơi mà cha mẹ, họ hàng và bè bạn ta vẫn còn đang sống, nơi mà tiên tổ ông bà ta bao thế hệ đã an thân.
Cho nên dẫu
Ði năm châu du ngoạn bốn phương trời,
vẫn nhớ tình quê,
say đắm tục truyền vùng đất Tổ
Qua bốn biển viếng thăm mười cửa Phật,
càng yêu nghĩa nước,
ngây ngất huyền thoại tích vua Hùng
Xin mượn đôi câu đối trên để gửi đến quý đồng bào Việt nơi quê nhà hay đang tha hương muôn dặm lời chúc Tết và năm mới Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh!
Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
26 tháng 11 2016

Mở bài: - Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sông con người. - Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 7, tập một.
Thản bài: - Giới thiệu xuất xứ của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. + Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: + Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. + Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 7 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. . + Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp7 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền. - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn. + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách: + Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thê kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga. + Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập. + Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: + Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách. + Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuôn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.


 

15 tháng 12 2017

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”. Bài thơ dược ra đời trong thời kì chống Pháp. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng lại được dịch theo thể thơ lục bát

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Bác không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa đất trời đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.