K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2016

Làng trẻ em SOS (tiếng Đức: SOS-Kinderdorf)  một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ và bảo vệ trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ. Tổ chức được thành lập năm 1949 bởi Hermann Gmeiner ở Imst, Áo.

Làng trẻ em SOS là nơi sinh hoạt của trẻ em mồ côi, khiếm khuyết hay là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần sự giúp đỡ, ủng hộ và yêu thương.

3 tháng 6 2017

- Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng thâu đêm.

- Tổ chức tết đầy đủ nghi lễ.

- Sắm quần áo, giày dép cho các em.

- Mua bánh kẹo, hạt dưa, hoa quả, cành đào, thịt gà, thịt lợn, giò chả.

- Đêm giao thừa quây quần bên ti vi đón năm mới và phá “cỗ ngọt”, chúc nhau sức khoẻ, hát hò vui vẻ v.v...

30 tháng 12 2018

Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:

- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc;

- Làng trẻ SOS;

- Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.

- Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...

Các tổ chức đó bảo vệ và chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, để các em được hưởng mọi quyền lợi, được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

21 tháng 1 2017

tuy không có được cuộc sống quá sung túc như bao người nhưng nhờ nhưng lòng hảo tâm ,nhưng người mẹ nuôi luôn quan tâm đến các em dã giúp các em vơi đi phần nào nỗi buồn của mình.cuộc sông giản dị mà vui vẻ mà đầm ấm đã giúp các em ở làng trẻ SOS hạnh phúc hơn phần nào.

21 tháng 1 2017

Những trẻ em ở làng trẻ SOS Hà Nội là những trẻ em rất bất hạnh nhưng cũng rất bất hạnh. Các em bị bỏ rơi từ nhỏ, thiếu đi tình thương, hơi ấm của bố mẹ. Hoặc có những em mất bố mẹ, người thân từ sớm, trở thành trẻ mồ côi, phải đi bươn trải ngoài xã hội để nuôi thân. Nhưng đã có những nhà hảo tâm kịp thời giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn đó với các em. Nhà nước cũng quan tâm, mở những làng trẻ SOS để các em có thể sống dưới một mái nhà ấm áp tình thương. Những người mẹ nuôi, anh chị em của các em mặc dù không phải là máu mủ ruột thịt nhưng cũng lấp đầy những chỗ trống trong lòng các em. Và tuy bất hạnh, nhưng các em đó cũng có phần may mắn. May mắn vì không phải các trẻ em bị bỏ rơi nào cũng được giúp đỡ như vậy đâu, vẫn còn rất nhiều trẻ em hàng ngày phải lặn lội đi làm việc để nuôi sống bản thân, những trẻ em như vậy rất cần tình thương của mọi người, sự quan tâm, giúp đỡ của các nhà hảo tâm và nhà nước để các em có một tương lai mới - tương lai rộng mở và đầy tình thương.

21 tháng 12 2017

- Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng thâu đêm.

- Tổ chức tết đầy đủ nghi lễ.

- Sắm quần áo, giày dép cho các em.

- Mua bánh kẹo, hạt dưa, hoa quả, cành đào, thịt gà, thịt lợn, giò chả.

- Đêm giao thừa quây quần bên ti vi đón năm mới và phá “cỗ ngọt”, chúc nhau sức khoẻ, hát hò vui vẻ v.v...



28 tháng 10 2021

Thói quen trì hoãn có phải là lười biếng

Để biết hậu quả và cách khắc phục thói quen trì hoãn với trẻ, trước tiên, chúng ta cần hiểu chính xác bệnh tình mà con đang mắc phải. Vấn đề được đặt ra nhiều nhất trong trường hợp này, trì hoãn có phải lười biếng không?

Có lẽ phần lớn chúng ta đều tin rằng, thói quen trì hoãn chính là lười biếng. Thế nhưng, thật bất ngờ, chúng ta đã nhầm.

So với lười biếng, trì hoãn có nghĩa tích cực hơn. Bởi trẻ có thói quen trì hoãn vẫn làm và không hề bỏ quan nhiệm vụ của mình. Nó chỉ là hoàn thành chậm và mất nhiều thì giờ thôi.

Ví dụ như ta giao việc lau nhà cho con. Lẽ ra việc này chỉ mất 15 phút, nhưng do có thói quen trì hoãn, nó không làm ngay mà đi làm các việc khác như: xem phim, chơi game, ngủ,… và đợi đến lúc bạn gần về mới lau. Tính thời gian, công việc lau nhà của trẻ do trì hoãn đã mất thời gian hàng giờ đồng hồ.

Còn lười biếng là sự thờ ơ và không có hành động gì của trẻ. Tiếp ví dụ lau nhà, trẻ lười biếng sẽ chẳng có một hành động lau nhà nào cả. Ngay cả khi bạn đã về nhà.

Thói quen trì hoãn bắt đầu từ đâu

Thói quen trì hoãn bắt đầu từ đâu

Như vậy, trì hoàn không phải là lười biếng và trẻ cũng chẳng bỏ công việc không hoàn thành. Nhưng tại sao trẻ lại có thói quen trì hoãn này? Hãy cùng Teky đi tìm hiểu cho rõ mọi ngành sự việc nhé.

Nỗi sợ không biết cách làm

Nhìn vào tận cùng thói quen trì hoãn của một đứa trẻ, ẩn sau những lớp áo lì lợm và ngang bướng bên ngoài, bạn sẽ thấy một tâm hồn thật đáng thương và tội nghiệp. Khi nó bị nỗi ám không biết làm đè nặng đến nỗi phải lảng tránh và chưa dám thực hiện ngay.

Có phải đôi lúc, chính phụ huynh đã từng trong tình cảnh như vậy.

Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ hình thành tâm lý ngại việc và thói quen trì hoãn ở trẻ.

Nỗi sợ thất bại

Đôi khi, nếu trẻ quá cầu toàn và luôn muốn mọi việc mình làm phải thật hoàn hảo. Trẻ rất dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi trước những việc mà chúng không chắc chắn sẽ làm được. Một điều trái ngược rằng, tâm lý sợ hãi này sẽ không giúp trẻ nỗ lực để làm bằng được nó. Nỗi sợ thất bại này sẽ gặm nhấm dần tâm hồn yếu đuối của trẻ và khiến chúng cố lẩn tránh việc đó lâu nhất có thể.

Cũng giống như nỗi sợ không biết làm, nỗi sợ thất bại lặp lại nhiều lần cũng sẽ hình thành tâm lý ngại việc và thói quen trì hoãn ở trẻ.

Khả năng quản lý thời gian

Thời gian một ngày chỉ có 24 tiếng và không thể nảy sinh ra được. Trong quỹ thời gian hạn chế này, trẻ đã mất hơn 2/3 quy thời gian để làm các công việc cố hữu trong ngày rồi

  • Ngủ: 8 tiếng
  • Học ở trường: 10 tiếng
  • Ôn bài ở nhà: 2 tiếng
  • Làm việc nhà: 30 phút
  • Ăn và nghỉ ngơi: 30 phút

Nếu có những công việc bất ngờ nảy sinh, như: trẻ có buổi đi chơi, đi ăn sinh nhật bạn,… Điều đó dễ khiến trẻ bị cuống và mất bình tĩnh, do sợ không hoàn thành kịp các công việc. Điều này làm nảy sinh tâm lý mệt mỏi, áp lực và khiến trẻ có thiên hướng trì hoãn công việc như trường hợp sợ thất bại và không biết làm.

  • Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả- Chìa khóa để thành công

Tâm lý ỉ lại

Đối với những đứa trẻ thông minh, chúng có khả năng biết rằng, nếu trì hoàn sẽ có người khác làm hộ. Điều này chắc chắn sẽ khiến trẻ hình thành thói quen trì hoãn phải không.

Đặc biệt, tư duy giáo dục của người Việt đã luôn nhồi nhét lối suy nghĩ này cho trẻ. Ta có thể dễ dàng kể ra như:

  • Ở nhà ỉ lại công việc nhà, ba mẹ sẽ làm hộ
  • Không làm bài tập ở trường, thầy cô sẽ giải giúp
  • Có việc gì không làm được, nhờ người lớn làm hộ
  • Vấp ngã không tự đứng dậy, đợi người đến đỡ

Tâm lý ỉ lại cực kỳ tai hại, vì nó dễ khiến trẻ trở thành người vô trách nhiệm và lười biếng sau này.

Bị xao nhãng công việc

Đây có lẽ là nguyên nhân rất dễ dàng và các phụ huynh có thể quan sát trực tiếp. Cuộc sống có rất nhiều thú vui thu hút trẻ như: game, tivi, điện thoại,… Khi trẻ dành quá nhiều thời gian cho những thú vui giải trí này, điều tất yếu là thời gian cho các công việc khác sẽ bị trì hoãn rồi phải không.

Trẻ sẽ hình thành thói quen trì hoãn khi nó đã làm việc này quá nhiều và dễ dàng thỏa hiệu với bản thân rằng: Cứ kệ đó đi để mẹ gần về rồi làm. Giờ đi chơi game đã.

Tác hại của thói quen trì hoãn

Tác hại của thói quen trì hoãn

Hậu quả của thói quen trì hoãn có lẽ là điều chúng ta chẳng phải phân tích quá nhiều. Điểm sơ qua, Teky có thể kể cho phụ nghe hàng tá tác hại của thói quen này với trẻ.

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả học tập của trẻ.
  • Dễ khiến trẻ bỏ lỡ những cơ hội và điều kiện tốt để phát triển bản thân
  • Hình thành các thói quen xấu: trì trệ, thiếu trách nhiệm và kỷ luật
  • Ảnh hưởng đến nỗ lực và phát huy thế mạnh của bản thân

7 cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ

Cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả

Chẳng có bậc phụ huynh nào mong muốn con mình có thói quen trì hoãn phải không nào. Nhưng nếu trẻ đã có biểu hiện xấu này, cách khắc phục thói quen trì hoãn sẽ như thế nào?

Phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng 7 cách dưới đây của Teky nhé.

1. Hướng dẫn thực hiện công việc rõ ràng

Không biết cách làm là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ trì hoãn công việc. Để bé không trì hoãn công việc, phụ huynh cần hướng dẫn con biết rõ cách thực hiện công việc trước khi giao cho trẻ.

Điều này nhằm giúp trẻ không còn ngại làm và trì hoãn công việc nữa.

2. Chấp nhận bản thân

Cách này nhằm giúp những trẻ có tâm lý sợ thất bại mà trì hoãn trong công việc. Nếu thấy con có biểu hiện trì hoãn công việc vì sợ thất bại, thường là trong học tập, phụ huynh hãy chủ động đến tâm sự và chia sẻ nhằm giảm nhẹ tâm lý cho con.

Cha mẹ hãy dạy con cách biết chấp nhận bản thân mình, ngay cả những điều mình chưa thể làm tốt ở hiện tại.

Động viên con hiểu rằng, chỉ cần con làm nghĩa là đang tăng dần cơ hội thành công. Còn nếu mãi trì hoãn không làm, con mãi là kẻ thất bại.

3. Dạy trẻ tự quản lý thời gian

Để loại bỏ thói quen trì hoãn do tâm lý ức chế với quỹ thời gian eo hẹp mà có quá nhiều việc phải làm ở trẻ, phụ huynh cần chủ động nói với con hiểu rằng: Thời gian trong ngày của ai cũng đều rất hữu hạn, trong khi có quá nhiều việc việc cần làm. Để hoàn thành ổn thỏa hết tất cả các công việc, con cần có kế hoạch phân bố thời gian cho từng công việc phù hợp. Nếu tối nay con muốn đi ăn sinh nhật bạn, hãy san sẻ bớt thời gian nghỉ ngơi để hoàn thành bài tập về nhà đột xuất và làm công việc nhà nhanh hơn.

Khi cha mẹ nhẹ nhàng bảo với con như vậy, trẻ sẽ hiểu và bằng lòng thực hiện theo.

4. Ngăn chặn tâm lý ỉ lại

Tâm lý ỉ lại là lối suy nghĩ cực kỳ nguy hại cho trẻ. Ngay lập tức, phụ huynh hãy loại bỏ ngay tâm lý này ra khỏi tư duy của trẻ.

Do lỗi suy nghĩ này ở trẻ bắt đầu từ những hành động của người lớn nên phụ huynh và mọi người xung quanh hãy thay đổi cách cư xử và giáo dục trẻ một chút. Hạn chế việc giúp đỡ trẻ quá nhiều, mà thay vào đó để trẻ tự làm, như:

  • Không làm hộ phần việc của con
  • Người lớn không tùy tiện giúp những gì trẻ có thể tự làm được
  • Thầy cô không dễ dàng giúp học sinh chữa bài khi chúng chưa chịu tư duy
  • Trẻ vấp ngã, không dễ dàng đỡ mà để nó tự đứng dậy

Khi phụ huynh để con tự làm mọi việc việc, không chỉ ngăn cản thói quen trì hoãn và tâm lý ỉ lại. Điều này còn giúp trẻ mạnh mẽ và tự lập hơn.

5. Loại bỏ thói quen xao nhãng

Loại bỏ thói quen xao nhãng

Xao nhãng công việc khiến trẻ làm mọi việc mất nhiều thời gian và kết quả không cao. Bởi khi đang làm việc này nhưng trẻ lại bị phân tâm bởi những thú vui khác. Trong một xã hội hiện đại có quá nhiều thú vui cám dỗ, dạy trẻ loại bỏ tính xao nhãng để khắc phục thói quen trì hoãn nghĩa là bạn đang dạy trẻ về sự từ bỏ.

Bạn dạy trẻ từ bỏ đam mê game, xem tivi, nghiện smartphone,…

Điều này sẽ không hề dễ dàng cho các bậc phụ huynh đâu. Nhưng bạn đừng sớm nản lòng nhé.

6. Lên kế hoạch thực hiện công việc

Bạn đang nghĩ, giao việc cho con. Nhưng khi mình đi vắng, trẻ ở nhà có làm việc luôn không hay sẽ trì hoãn công việc.

Nếu nghĩ như vậy, một bảng kế hoạch thực hiện công việc cụ thể cho con sẽ rất hữu ích cho bạn đấy.

Với bảng phân công công việc, bạn có thể yêu cầu mốc thời gian trẻ phải hoàn thành với từng công việc cụ thể và quan lý nó một cách dễ dàng.

Điều này còn giúp trẻ hình thành thói quen làm việc đúng deadline sau này.

  • Có thể bạn quan tâm: #Lập bảng phân công công việc phù hợp từng độ tuổi trẻ

7. Chỉ ra tác hại của thói quen trì hoãn

Đây có lẽ là cách mà phụ huynh thường làm với con nhất. Nói với trẻ những tác hại của thói quen trì hoãn. Thực hiện cách này yêu cầu phụ huynh phải duy trì mối quan hệ tốt và có một cách nói thuyết phục với trẻ.

Tuy nhiên, dù thế nào thì khi phụ huynh chỉ cho trẻ thấy tác hại của thói quen trì hoãn cũng đều mang lại kết quả nhất định. Dần dần khi thực sự hiểu, trẻ sẽ thay đổi và có cách khắc phục thói quen trì hoãn của bản thân.

TEKY – Khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ

TEKY – Học việc công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam

Phụ huynh có biết học công nghệ cũng là một trong những cách khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả không. Bởi học công nghệ không chỉ rèn luyện tư duy logic và tập trung. Nó còn yêu cầu tính tự giác và chuẩn chỉ về thời gian trong giải quyết vấn đề của trẻ đấy. Đây chẳng phải những cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ mà chúng ta vừa tìm hiểu đó sao.

Học công nghệ đang là lĩnh vực “hot” nhất hiện nay. Bởi cơ hội có việc làm tốt và thu nhập cao sau này cho trẻ.

Nếu phụ huynh muốn cho con theo học công nghệ. Teky tự tin là sự lựa chọn hoàn hảo nhất của bạn. Tại sao?

Teky là học viên công nghệ cho trẻ số 1 Việt Nam, do ông Nguyễn Hòa Bình (tức Shark Bình) đầu tư. Ông là một trong những nhà đầu tư công nghệ lớn và thành công nhất Việt Nam.

Teky có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, môi trường giáo dục STEAM năng động, giúp khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo trong trẻ. Tại Teky, trẻ được tự do tìm hiểu và khám phá thế giới, với nhiều hoạt động bổ ích như: trải hè, giải thi đấu,… Giáo viên và phụ huynh đóng vai trò là người định hướng và đồng hành cùng bé.

Teky đã cùng với phụ huynh tìm hiểu cách 7 cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả rồi. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bản đọc giải đáp được vấn đề của mình.

22 tháng 3 2021

Tham khảo:

Ý 1:

Ý ngĩa của công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em

+ Thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em

+ Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển đầy đủ, toàn diện

+ Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền trẻ em

Ý 2:

 

Để thực hiện tốt quyền của mình trẻ em cần làm những điều:

- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

-Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.

-Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.

-Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

-Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc hay dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

 

12 tháng 3 2021

Quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ khác nhau. Việc xem xét quy định và thực hiện quyền trẻ em phải xuất phát từ quan điểm của trẻ em, vì vậy quyền trẻ em là những đặc lợi mà trẻ em được hưởng theo quy định của  pháp luật.

Quyền trẻ em là trẻ em được bảo vệ , chăm sóc