Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của người anh hùng:
Tháng ngày bao quản thông sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chỉ kể việc con con!
"Thân sành sỏi", "dạ sắt son" sẽ bền bỉ trụ lại được cùng "tháng ngày", mưa nắng". Thế đối lập ở câu 5-6 thể hiện sự kiên tâm, vững trí của nhà cách mạng dù trong bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Tấm lòng thủy chung, son sắt "mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen" (Nguyễn Trãi) kia cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vững vàng đến “trơ gan cùng tuế nguyệt", đến ngạo nghễ đã là đạo sống, phẩm cách của người chiến sĩ chẳng tiếc thân mình cho sự nghiệp chung. Phan Chu Trinh xuất thân nho học, ở những vần thơ này ta thấy bản lĩnh của nhà nho đã hòa thấm thuần thục với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng. Trong bối cảnh đầy những gian nan, thử thách hồi đầu thế kỷ XX người chiến sĩ dám dấn thân vì giang sơn xã tắc cũng phải là những con người bất chấp hy sinh, nguy khó, biết quên thân mình. Có khi còn phải biết gồng mình lên, chiến thắng hoàn cảnh bằng ý chí. Cảm hứng lãng mạn hào hùng tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm ở hai câu thơ kết với hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi. Hai chữ "vá trời" lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh "những kẻ vá trời" vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kỳ vĩ (vá trời) với thực tế gian nan chỉ là "việc con con". Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không "con con" chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.
Bạn tham khảo nha:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Nhịp thơ 2/2/3 tạo nên hành động mạnh mẽ, ý chí quyết tâm của kẻ có chí vá trời lấp biển.
Và tiếp theo, hai câu luận (5 – 6) thể hiện nghị lực phi thường của kẻ làm trai trong một hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
“Tháng ngày”, “mưa nắng”, những thử thách của thời gian và hoàn cảnh không làm cho người chiến sĩ sờn lòng, nản chí, trái lại, lời thơ khẳng định một quyết tâm vượt qua mọi gian lao, khổ hận để giữ tấm lòng son sắt.
Hai câu thơ kết, tác giả bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm của “những kẻ vá trời khi lỡ bước”. Nếu nói rằng âm hưởng chủ đạo của bài thơ là khẩu khí anh hùng của một người tuy thất thế nhưng vẫn nuôi mộng lớn dời non lấp bể thì ở hai câu kết ý tưởng đó được thể hiện nổi bật nhất:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con!
Hình tượng kỳ vĩ “những kẻ vá trời” làm ta liên tưởng đến bà Nữ Oa trong câu chuyện thần thoại, sức mạnh của Nữ Oa là sức mạnh biến cải cả trời đất, vũ trụ. Khí phách của người anh hùng trong bài thơ được tỏa sáng, tạo nên sức truyền cảm góp phần động viên tinh thần những người yêu nước trong những giờ phút nguy nan nhất.
Đọc xong bài thơ, có hai hình ảnh đậm nét đọng lại trong tâm trí em. Đó là hình ảnh một người bị kẻ thù đày đọa nhưng vẫn coi thường gian khổ, chết chóc, dáng vẻ vẫn hiên ngang anh hùng. Người chí sĩ xem thực tế khổ ải của lao tù thực dân như một hoàn cảnh để tôi rèn khí phách. Một hình ảnh khác vượt lên hoàn cảnh tù đày, không gian, thời gian, một kẻ “làm trai” nguyện đem tâm huyết và nghị lực để cải tạo thế giới, biến cái cuộc sống thực tại hướng tới một chân trời sáng tươi của đất nước, dân tộc. Hai hình ảnh đó liên kết, đan xen, bổ sung cho nhau để dựng nên một tượng đài anh hùng rực rỡ trong dòng văn học yêu nước chống ngoại xâm. Cuộc đời và thơ văn của Phan Châu Trinh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam anh hùng.
a, văn bản: Đập Đá Ở Côn Lôn , tác giả :Phan Châu Trinh , nội dung chính là: hình tượng người chiến sĩ cách mạng với tư thế lẫm liệt hiên ngang dù gặp nan nguy vẫn không sờn lòng đổi chí.
b, nói quá là :Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. , tác dụng của phép tu từ đó là : làm nổi bật sự cường tráng , sức mạnh của 1 chiến sĩ cách mạng đáng được khen ngợi.
Bài 1:
1. Quê hương - Tế Hanh.
- Xuất xứ: trích trong tập Nghẹn ngào (1919).
2.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Tình cảm đối với quê hương được Tế Hanh trực tiếp thể hiện qua khổ thơ cuối này, nổi bật hơn cả là nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả. Đó là một nỗi nhớ không hề chung chung mà hết sức cụ thể, sâu sắc.
3. Liệt kê
4.
- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:
+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.
+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.
Bài 2:
1. Nghị luận
2. Đoạn văn sử dụng câu trần thuật đơn có từ "là".
3. Bài học: tránh xa những tệ nạn xã hội.
1. Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn.
2. Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.
Thắng địa chỉ mảnh đất Đại La - Thăng Long
-> Mong muốn được dời đô về đó.
4. Câu nghi vấn - Thể hiện sự tôn trọng, chưng cầu ý kiến quần thần.
1. những câu văn trên được trích từ van bản "Chiếu dời đô", của Lí Công Uẩn.Hoàn cảnh ra đời :năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất [1010], Lí Công Uẩn viết bài chieus bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư [nay thuộc tỉnh Ninh Bình] ra thành Đại La [tức Hà Nội ngày nay].
2. Thắng địa :chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.
-Tác giả dùng từ thắng địa để chỉ thành Đại La [nay là thủ đô Hà Nội].
-Việc lựa chon 'đất ấy" để "định chỗ ở" thể hiện khát vọng và niềm tin vào sự thái bình, thịnh trị của đất nước.
3. Xét theo mục đích nói, câu văn số 4 trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nghi vấn.
-Tác giả sử dụng kieur câu này vì cách kết thúc này mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm với mệnh lệnh của vua với thần dân. Đồng thời thể hiên rằng nguyện vọng dời đô của nhà vua phù hợp với nguyện vọng của thần dân.
một người chở hai chuyến xe,mổi chuyến chở 2 thùng hàng,mỗi thùng cân nặng 1919 kg .Hỏi người đó chở số ki_lô_gam