K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2023

Để thực hiện thí nghiệm để xem độ hoà tan của muối và đường, bạn có thể làm theo các bước sau:

Chuẩn bị các vật liệu cần thiết, bao gồm:Một số lượng nhỏ muối và đường cần kiểm tra.Nước cất hoặc nước sạch để làm dung dịch.

Đo lường và lưu ý số lượng muối và đường cần sử dụng. Cố gắng sử dụng cùng một lượng để so sánh kết quả.

Chuẩn bị các cốc thủy tinh hoặc ống nghiệm để chứa dung dịch. Đảm bảo chúng sạch và khô trước khi sử dụng.

Đặt các cốc hoặc ống nghiệm vào một nơi có ánh sáng đủ để bạn có thể quan sát rõ.

Đổ một lượng nước cất hoặc nước sạch vào từng cốc hoặc ống nghiệm. Lưu ý mức nước để có thể so sánh sau này.

Thêm từng loại muối và đường vào các cốc hoặc ống nghiệm tương ứng. Ghi lại lượng đã thêm vào.

Khuấy đều từng dung dịch để đảm bảo muối và đường hoàn toàn hòa tan.

Quan sát và ghi lại sự hoà tan của muối và đường trong nước. Bạn có thể đo lường bằng cách so sánh mức nước ban đầu và mức nước sau khi đã thêm muối và đường.

Dựa vào kết quả quan sát, giải thích sự khác biệt giữa độ hoà tan của muối và đường. Ví dụ, muối có khả năng hoà tan tốt hơn đường trong nước vì muối có tính chất ion và tạo liên kết ion với phân tử nước, trong khi đường chỉ tạo liên kết phân tử với nước.

Lưu ý: Kết quả của thí nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại muối và đường bạn sử dụng, nhiệt độ và áp suất của nước, cũng như tỷ lệ pha chế.

22 tháng 2 2023

a)

- Nước là hợp chất cộng hóa trị giữa nguyên tử O và 2 nguyên tử H => Không dẫn điện

- Nước biển có thành phần chủ yếu là muối ăn (NaCl): đây là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (Na) và phi kim điển hình (Cl) => Dẫn điện

b)

- Đường ăn là hợp chất cộng hóa trị giữa các nguyên tử C, H và O => Nhiệt độ nóng chảy thấp => Khi đun nóng nhanh chóng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

- Muối ăn là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (Na) và phi kim điển hình (Cl) => Nhiệt độ nóng chảy cao => Khi đun nóng trên chảo muối ăn vẫn ở thể rắn

22 tháng 2 2023

Đề xuất cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định “Nếu thiếu nước trong thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết”:

- Sử dụng hai chậu cây giống nhau:

+ Một chậu (A) cung cấp đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, tưới nước thường xuyên.

+ Chậu còn lại (B) cung cấp đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng nhưng không tưới nước.

- Quan sát sự phát triển của cây trong 2 chậu: Sau một thời gian, cây trong chậu (A) vẫn phát triển bình thường còn cây trong chậu (B) bị héo, giảm sức sống và chết dần.

27 tháng 2 2023

Chọn B

Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tốc độ hô hấp của cá vàng.Bằng cách đếm số lần đóng - mở nắp mang của cá vàng/ phút ở các nhiệt độ nước khác nhau ta có thể biết được ảnh hưởng của nhiệt độ lên hô hấp của cá vàng.Hãy tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn dưới đây:Đồ nước ấm (30 "C) vào bình thuỷ tinh và thả vào đó một con cá vàng. Sau một vài phút, đếm số lần đóng - mở...
Đọc tiếp

Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tốc độ hô hấp của cá vàng.

Bằng cách đếm số lần đóng - mở nắp mang của cá vàng/ phút ở các nhiệt độ nước khác nhau ta có thể biết được ảnh hưởng của nhiệt độ lên hô hấp của cá vàng.

Hãy tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn dưới đây:

Đồ nước ấm (30 "C) vào bình thuỷ tinh và thả vào đó một con cá vàng. Sau một vài phút, đếm số lần đóng - mở nắp mang của cá vàng trong 5 phút (ở nhiệt độ của nước khoảng 26 – 30°C), ghi lại số liệu. Sử dụng nước đá để hạ từ từ nhiệt độ của nước (để giữ nguyên mức nước không thay đổi thì khi sử dụng nước đá có thể lấy bớt nước trong bình đi một lượng tương đương), đếm số lần cá đóng - mở nắp mang trong 5 phút (ở nhiệt độ của nước khoảng 16 – 20 °C). Lập lại quá trình này ở nhiệt độ 6 – 10 °C.

Ghi số liệu thí nghiệm vào bảng 22.1.

Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra nhận xét gì?

1

- KQ thí nghiệm: Sự đóng-mở nắp mang cá sẽ tăng dần từ khoảng nhiệt độ 26-30°C đến khoảng nhiệt độ 16-20°C và cao nhất sẽ ở khoảng nhiệt 6-10°C.

- Nhận xét: khi nhiệt độ càng giảm thì cường độ hô hấp tế bào càng tăng, do đó cơ thể cá cần nhiều O2 hơn nên sự đóng mở nắp mang tăng lên

25 tháng 9 2023

Từ thí nghiệm 2, ta có nhận xét

a) khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương

b) độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

23 tháng 2 2023

- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng sáng:

Bước tiến hành

Giải thích

Bước 1: Chuẩn bị hai hộp A, B bằng bìa các tông đủ lớn để có thể đặt vào đó cốc trồng cây đậu. Ở hộp A, một bên thành hộp có một cửa sổ ngang tầm với ngọn cây đậu; ở hộp B, có một cửa sổ ở thành hộp phía trên.

Ở bước này tạo ra điều kiện chiếu sáng khác nhau ở 2 hộp:

- Hộp A, ánh sáng chỉ được chiếu từ một bên.

- Hộp B, ánh sáng được chiếu đều từ trên xuống dưới.

Bước 2: Dùng hai cốc đựng đất, trồng một hạt đậu nảy mầm vào mỗi cốc và tưới đủ ẩm hằng ngày.

Bước này giúp trồng cây để tạo ra đối tượng thí nghiệm.

Bước 3: Sau một tuần, khi các cây đậu đã đủ lớn, đặt một cốc vào hộp A và một cốc vào hộp B. Sau đó, đóng nắp hộp và đặt cả hai hộp ngoài sánh sáng.

Bước này là đưa đối tượng thí nghiệm – cây đậu vào các điều kiện chiếu sáng khác nhau ở hộp A và hộp B.

Bước 4: Sau hai ngày, quan sát hướng vươn lên của cây đậu ở hộp A và hộp B.

Bước này nhằm thử xem phản ứng hướng sáng của cây đậu trong điều kiện chiếu sáng khác nhau.

- Trình bày và giải thích các bước của thí ngiệm chứng minh tính hướng nước:

 

Bước tiến hành

Giải thích

Bước 1: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B).

Ở bước này nhằm tạo ra đối tượng thí nghiệm – cây con và điều kiện độ ẩm ban đầu như nau ở cả 2 hộp A và B.

Bước 2: Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày bổ sung nước vào cốc để nước từ từ thấm dần ra mùn cưa.

Ở bước này nhằm tạo ra sự khác nhau về điều kiện nước ở hai hộp:

- Hộp A, nước được tưới đều khắp từ mọi phía.

- Hộp B, nước chỉ được tưới từ một phía (phía có cốc giấy).

Bước 3: Sau 3 – 5 ngày, gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp.

Ở bước này nhằm thử xem phản ứng hướng nước của rễ.

Thí nghiệm A:

KQ: thân cây bị uốn cong

Giải thích: vì ánh sáng chiếu từ bên thành của hộp sang

THí nghiệm B

KQ: thân cây vẫn thẳng

Giải thích: vì ánh sáng chiếu từ phía trên xuống

22 tháng 2 2023

Sau khi tiến hành thí nghiệm ta thấy: bóng của vật là bóng đen rõ nét trên mặt đất.

Vì lúc trời nắng và không có mây che thì mặt trời là nguồn sáng hẹp, các tia sáng đến mặt đất được coi là song song và có cường độ lớn, nên khi có vật chắn sáng sẽ tạo ra bóng đen rõ nét trên mặt đất.