Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những màu được coi là màu cơ bản trong máy thu hình màu là: Màu đỏ (R), màu xanh lục (G) và màu xanh lam (B).
* Sơ đồ khối của máy thu hình màu:
1. Khối cao tần, trung tần, tách sóng: Nhận tín hiệu cao tần từ anten, khuếch đại, xử lí, tách sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số khuếch đại sau đó đưa tới các khối 2, 3, 4.
2. Khối xử lí tín hiệu âm thanh: Nhận tín hiệu sóng mang âm thanh, khuếch đại, tách sóng điều tần và khuếch đại âm tần để phát ra loa.
3. Khối xử lí tín hiệu hình: Nhận tín hiệu hình, khuếch đại, giải mã màu, sau đó khuếch đại ba tín hiệu màu (đỏ, lục lam) rồi đưa tới ba catôt đèn hình màu.
4. Khối đồng bộ và tạo xung quét: Tách xung đồng bộ dòng, xung đồng bộ mành và tạo xung quét dòng, xung quét mành đưa tới cuộn lái tia của đèn hình. Đồng thời còn tạo ra cao áp đưa tới anôt đèn hình.
5. Khối phục hồi hình ảnh (đèn hình màu): Nhận tín hiệu hình ảnh màu, tính hiệu quét để phục hồi hình ảnh hiện lên màn hình.
6. Khối xử lí và điều khiển: Nhận lệnh điều khiển từ xa hay từ phím bấm để điều khiển các hoạt động của máy thu hình.
7. Khối nguồn: Tạo các mức điện áp cần thiết cung cấp cho máy làm việc.
- Để có thể truyền âm thanh đi xa, ta sử dụng máy phát.
- Muốn thu tín hiệu âm thanh của các đài phát thanh phải theo nguyên lí của máy thu thanh: Đầu tiên tách sóng thành một chiều, sau đó loại bỏ sóng cao tần và giữ lại sóng âm tần.
Tham khảo
Tính giá trị điện trở
- Đối với điện trở 4 vạch màu:
Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trởVạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trởVạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trởVạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Hai tia sáng cùng cường độ thuộc hai trong ba màu gốc (đỏ, lục, lam) chồng lên nhau sẽ tạo nên màu thứ cấp. Thay đổi cường độ của ba màu gốc, ta có thể có được mọi màu tự nhiên trên màn hình màu.