K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2018

Đây là những biện pháp của mình:

- Dành thời gian cho học tập nhiều hơn (buổi tối học khoảng từ 7h - 10h).

- Hay nghe các nhạc tiếng nước ngoài.

- Xem hoạt hình và các trò chơi bổ ích. (VD: Phim hoạt hình: Thám tử lừng danh conan, Thánh giải đố,....)

-...

14 tháng 9 2018

Cách học giỏi thật đơn giản

1. Học trước chơi sau, phần thưởng sung sướng,

2. Học trước khi quên, không bao giờ quên,

3. Không có điểm xấu, chỉ có cơ hội phấn đấu!

mìn nghĩ z đóa ~

tk nhá ~ 

_bông _ mun _ 
 

18 tháng 10 2017

chỉ có chăm chỉ thôi bạn ak

Cần phải chăm chỉ và siêng năng nha bn

13 tháng 12 2018

Cậu đọc học để lsmf gì học cho ai ik

13 tháng 9 2016
Quê em là m
t làng c
bên sông Đu
ng, thu
c huy
n Th
n thành, t
nh B
c
Ninh. Mùa xuân đ
ế
n, khung c
nh quê em như đư
c v
b
i bàn tay c
a m
t
h
a s
ĩ t
ài ba.
Sau r
m
Tháng Riêng tuy T
ế
t dã h
ế
t nhưng không khí T
ế
t cùng s
c s
ng c
a
mùa xuân v
n r
o r
c, xôn xaotrong lòng ng
ư
i và v
n v
t. Dư
i mưa xuân
l
t ph
t bay, cây c
i đâm tr
i này l
c xanh tươi. nh
ng búp lá non màu ng
c
bích rung rinh nhè nh
trư
c gió xuân hây
h
y. Tr
i rét ng
t. Xóm thơm n
c
mùi hao bư
i, hoa cau. Mùi hương dân d
ã, m
c m
c và vô cùng quen thu
c
c
a làng quê như l
ng đ
ng làn mưa b
i li ti r
c trên mái tóc, trên vai áo
ngư
i qua k
l
i th
m đ
mtrong t
ng câu quan h
, t
ng làn đi
u chèo réo r
t
ngân nga nơi b
ế
n nư
c sân đ
ình kh
p làng .
Ngoài đ
ng, lúc chiêm đang lên xanh mơn m
n. M
t màu xanh tr
i r
ng đ
ế
n
chân tr
i tím bi
ế
c, nh
t nhòa trong m
ưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh c
ò
tr
ng phau phau chao li
ng trên m
t ru
ng th
p thoángbóng ngư
i đang
lúi
húi làm c
, bón phân cho lúa.
Xa xa, dòng sông
Đu
ng nư
c trong veo, êm đ
m ch
y qua nh
ng ru
ng mía,
nương dâu tr
i dài tít t
p. M
y chi
ế
c thuy
n câu d
p d
nh trên sóng.t
trong
mui, khói lan t
a ra, la đà v
n vít trong sương chi
u b
ng l
ng. C
nh đ
p như
trong m
t gi
c mơ.
Mùa xuân là mùa c
a l
h
i, mùa quan h
giao duyên. Con ngư
i vùng Kinh
B
c quê em n
i ti
ế
ng là khéo tay, hát hay, làm gi
i ; x
ng danh Trai C
u
13 tháng 9 2016

Mùa xuân là một mùa rất đặc biệt trong năm. Mùa xuân cho chúng ta tuổi trẻ cho chúng ta một khởi đầu mới cho chúng ta sức sống niềm vui. Mùa xuân là mùa của hoa lá của cây cối tốt tươi là mùa của những lễ hội. Và nhắc đến màu xuân ta cũng không thể không nhắc đến những cơn mưa xuân. Những cơn mưa xuân báo hiệu mùa xuân đang đến luôn gợi cho chúng ta rất nhiều những cảm xúc đặc biệt .

Khi mùa xuân đến là khi những đàn chim én đua nhau gọi bầy báo hiệu mùa xuân đang đến khi ấy cũng lúc những cánh hoa xuân đang trào dâng những sức sống những mầm non và cả những cành lộc trên  những cây quất cây đào. Mùa xuân không chỉ đặc biệt ở đó mà dường như mùa xuân khiến người ta nhớ người ta thương người ta cảm nhận nhiều về nó có nhiều cảm xúc về nó là còn bởi vì nó còn là mùa của những cơn mưa xuân. Chính vì lẽ đó mà mưa xuân đã vào trong thơ văn của rất nhiều nhà thơ nổi tiếng trong đó có Nguyễn Bính.

Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy. 
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.

Ngắm một cơn mưa xuân thật khiến cho chúng ta trào dâng những cảm xúc đặc biệt. Mưa xuân  không dầm dề nát đất thối cỏ như mưa thu cũng không  ồn ào và náo nhiệt như mưa mùa hạ mà nó như chính cái tên của nó nhẹ nhàng êm đềm. Mưa xuân không rơi không đổ ào ào mà bay giống như bụi vậy. Đứng từ hin nhà cảm nhận những hạt mưa xuân đang phơi phới bay tôi cứ nghĩ đây đâu gọi là mưa mưa gì mà không  thấy mưa chỉ thấy bụi. Khẽ lấy bàn tay ra hứng mưa,từng hạt mưa bé xíu chạm nhẹ vào tay như những hạt bong bóng vậy nhưng không vì thế mưa xuân không làm cho ta ướt áo không làm cho ta cảm lạnh sau mỗi lần chạ

9 tháng 9 2016

Chịu khó lắng nghe và hòa nhập với bài thầy cô đang giảng (là nắm bắt những lời thầy cô và suy nghĩ liên tưởng về chủ đề đang học)

Đừng nhìn 1 thứ j đó trên 1'

10 tháng 9 2016

ko mk đang nói ở nhà cơ

Lúc đi ngủ mà ko muốn ngủ mà mắt cứ díp lại thì phải làm gì?

21 tháng 4 2018

Vậy câu hỏi đâu bạn. Ko có câu hỏi thì mình chịu thôi.

Hình như là vào lời giải hay ghi ra tờ giấy xong cô gọi đọc thì nhìn vào tờ giấy mà đọc là được

chỉ cần tập chung hok thuộc ko quan tâm xung quanh ,mk sẽ hok thuộc đc 

1 tháng 10 2016

+ Học ngữ pháp

+ Mỗi lần học có từ mới chép ra 1 quyên vở 3 lần một dòng ghi nghĩa 2 dòng còn lại ghi tiếng anh

+ Mua quyển từ điển và quyển 600 động từ bất quy tắc

+ Học tiếng anh với người nước ngoài ( trên mạng,.....)

+ Nghe những bài hát tiếng anh tập dịch nghĩa và hát theo nó

5 dòng trê là những gì bạn cần để học giỏi tiếng anh.

1 tháng 10 2016

Làm sao tôi có thể giỏi tiếng Anh dễ dàng và nhanh chóng?

Để giao tiếp tiếng Anh ở cấp độ phản xạ, bạn phải nhớ hơn 1000 ý hoàn chỉnh và phải phản xạ được từng ý trong vòng dưới 7 giây.

Để tôi hỏi bạn vài câu tiếng Việt và bạn chỉ có vài giây để nói câu tiếng Anh, bạn nói được bao nhiêu câu nhé. Đừng tra từ điển, hãy cố nhớ một cách tự nhiên xem bạn bật ra đúng được bao nhiêu câu: “Tôi buồn nôn quá”, “Tối hôm qua tôi không chợp mắt được chút nào”, “Tôi sợ bị mắc mưa”, “Tôi gọi điện thoại cho bạn nhưng gọi không được”, “Tôi không thể nghĩ ra gì hết”… Nếu bạn có 7 giây để nhớ 1 câu tiếng Anh, bạn có thể nhớ được bao nhiêu câu? Đây chỉ là vài câu giao tiếp thông dụng nhất được dùng hàng ngày và hầu như ngày nào cũng gặp. Tại sao lại là 7 giây? Vì 7 giây là toàn bộ thời gian bạn có thể trì hoãn trong giao tiếp. Nếu sau 7 giây mà không nói, xem như bạn không nói hoặc không có cơ hội nói nữa. Tôi có thể liệt kê ra hàng chục câu thật sự thông dụng khác nữa để bạn tự kiểm tra mình. Nhưng hãy đặt lại vấn đề như thế này, tại thời điểm cần nói hoặc cần hiểu khi nghe, nếu bạn không thể nhớ ra liệu bạn có nghe hoặc nói được không? 

Khi cần nói tiếng Anh, nhiều người bắt đầu lục tìm từ vựng trong trí nhớ và cố gắng lắp ghép chúng lại với nhau để đặt thành câu bằng kiến thức ngữ pháp họ đã học, nhưng chưa bao giờ ghép lại thành một câu đúng mà người bản xứ thường dùng cả. Vấn đề nằm ở chỗ là, cho dù bạn có biết 1 ngàn, 2 ngàn hay 3 ngàn từ vựng đơn lẻ, cũng có thể bạn chẳng bao giờ nói được 1 câu đúng nào. Vậy thì làm sao để nói được câu đúng? Đó là khi bạn biết các cụm động từ. Nếu bạn biết 1 ý hoàn chỉnh, là 1 cụm động từ, bạn có thể nói được hàng chục hoặc hàng trăm câu khác nhau. Nếu bạn biết và nhớ được 100 cụm, bạn sẽ rất ngạc nhiên về số lượng câu mình có thể nói được và khi biết và nhớ được 1000 cụm, chắc chắn bạn sẽ nói được tiếng Anh lưu loát. Biết và nhớ ở đây được hiểu là, trong cùng 1 thời điểm bạn có thể bật ra tất cả các cụm trong vòng dưới 7 giây.

Vậy cụm động từ ở đây được hiểu như thế nào mới đúng? Cụm động từ là tất cả các cấu trúc nằm trong câu có chứa ít nhất một động từ chính. Ví dụ, “to feel sick” (cảm thấy buồn nôn), “not sleep a wink” (không chợp mắt được chút nào), “to get caught in the rain” (bị mắc mưa), “to come up with something” (nghĩ ra điều gì đó)… Từ những cấu trúc như trên, bạn mới có thể thêm chủ từ, thêm trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, thay thế danh từ… là có thể hình thành nên nhiều câu khác nhau trong nhiều tình huống khác nhau như: “I got caught in the rain last night” (Tối qua tôi bị mắc mưa), “Go quickly or you’ll get caught in the rain” (Đi nhanh lên không bạn sẽ bị mắc mưa đấy), “You’ll be sick when you get caught in the rain”… Tôi có thể đặt nhiều câu khác nhau với cấu trúc đó nữa, nhưng hãy quay lại vấn đề chính. Những cụm động từ thật sự cần thiết cho bạn là những cụm có thể dùng lại được ở nhiều tình huống khác nhau chứ không phải những câu giao tiếp thông dụng đặc thù mà bạn chỉ có thể dùng cho 1 tình huống duy nhất và ít khi dùng lại cho những tình huống khác, ví dụ: “Easier said than done” (Nói dễ hơn làm), “Take it easy” (Hãy bình tĩnh), “Wait and see” (Hãy chờ xem)… Đây cũng là những câu hay nhưng dùng để “nói chơi” là chính nhưng trong giao tiếp thì bạn thật sự cần những cụm động từ, chứ không phải những câu “nghe hay” và dễ nhớ này.

Nghe có vẻ như chúng ta đã bắt đúng mạch của căn bệnh trầm kha này rồi phải không? Nhưng hãy nhìn vào sự thật sau đây để nhận ra một sai lầm mà người học tiếng Anh hay mắc phải: học để suy luận?! Cách học đó đã khiến hàng triệu sinh viên, học sinh bao nhiêu thế hệ nay đã đổ công sức, tiền bạc của mình xuống sông, xuống biển khi kết quả học trên 10 năm vẫn phải học lại từ đầu. Sự thật là các thành phần trong mỗi câu nói kết hợp lại với nhau không theo một quy luật nào và chỉ có thể nhớ nằm lòng mới có thể sử dụng đúng được. Mời các bạn xem qua.

  • Người ta nói “do an exercise”, nhưng lại nói “make a mistake”; nói “make a phone call”, nhưng lại nói “have a conversation”; nói “do a job”, nhưng lại nói “take a break”; nói “take a step”, nhưng “make a jump”.
  • Người ta nói “talk about something”, nhưng nói “comment on something” và “discuss something”; nói “succeed insomething”, nhưng “fail at something”; nói “ask a question of somebody”, nhưng “have a question for somebody”; nói “accuse somebody of something”, nhưng “blame somebody for something”; nói “answer an e-mail”, nhưng “reply to an e-mail”.

Nếu tôi phải liệt kê, có thể 1 quyển sách 500 trang mới có thể liệt kê hết tất cả những khác biệt này. Và bạn thấy đấy, mỗi ý nói đều có cụm riêng của nó và nó hoàn toàn không thể tự ý suy luận và lắp ghép được. Bạn thử nói xem, trong một tình huống giao tiếp, bạn có thể suy luận được những vấn đề lẽ ra bạn cần phải nhớ nằm lòng không? 

Trong tiếng Anh có tổng cộng trên dưới 20000 cụm động từ nhưng trong văn nói giao tiếp hàng ngày, bạn chỉ cần trên 1000 cụm là có thể nói tiếng Anh lưu loát. Thật ra trên thực tế khi kiểm tra một người nói tiếng Anh lưu loát, họ cũng không thể nhớ đến 500 cụm động từ này. Đó là một thực tế mà bạn có thể yên tâm là mình có thể làm được.

Vậy làm thế nào để có thể nhớ trên 1000 cụm để nói được tiếng Anh lưu loát? Bạn không thể học hết những cụm từ này một cách đơn lẻ và nhớ chúng một cách dễ dàng được. Cách nhanh nhất bạn có thể học chúng là học thuộc lòng các câu giao tiếp có chứa chúng. Khi học câu, bạn sẽ nhớ tình huống dễ dàng giúp bạn vừa nhớ chính câu đó để giao tiếp và cũng vừa nhớ các cụm động từ để dùng lại trong các tình huống khác.

Nhưng hầu hết mọi người đều than phiền rằng học mãi nhưng không thuộc vì khó nhớ quá. Chúng ta hãy làm rõ vấn đề này vì có lẽ đây là vấn đề lớn mà hầu như toàn bộ người học tiếng Anh đều gặp phải. Vì sao bạn không nhớ? Đó là do 1 thói quen sai lầm mà bạn chưa biết hoặc chưa sửa. Hãy nhớ lại xem, bạn đã từng trải qua các lớp thời học phổ thông, vậy bạn nhớ được bao nhiêu bài lịch sử, bao nhiêu bài thơ, bao nhiêu bài địa lý… mà thầy cô bảo bạn phải học thuộc lòng để trả bài? Ngạc nhiên chưa? Bạn không nhớ tròn trĩnh nổi 1 bài. Đâu phải chỉ riêng học tiếng Anh bạn mới không nhớ, mà là toàn bộ các môn học bạn đều không nhớ. Đâu phải bạn không có năng khiếu học tiếng Anh, mà đơn giản là bạn có nhớ gì đâu mà nói, mà 

nghe?! 

Bộ nhớ sinh học của chúng ta có một cách ghi nhớ rất đơn giản mà ai cũng có thể ghi vào đó mọi thông tin cần thiết. Suy luận thì có thể khó hơn, đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn, nhưng để nhớ thì chỉ cần tìm mọi cách để lặp lạiLặp lại ở đây có thể là đọc lại, viết lại, nghe lại hay nói lại… Một lần lặp lại có thể bạn chỉ nhớ trong vài giây. Điều này giống như tôi đọc cho bạn nghe số điện thoại của tôi để bạn ghi vào sổ, và khoảng 1 phút sau tôi hỏi lại số điện thoại ấy, nếu bạn không giở sổ ra, bạn sẽ quên khuấy chúng và sẽ không bao giờ nhớ ra được nữa. Vì đó chỉ đơn giản là bạn mới lặp lại 1 lần. Nhưng nếu bạn nghe tôi nói, bạn đọc lại nhiều lần hơn, nhẩm lại trong đầu độ 10 lần, có thể 1 giờ sau bạn vẫn còn nhớ. Nhưng nếu bạn chia thành từng giờ, mỗi giờ bạn lặp lại khoảng 10 lần và sau 10 giờ lặp như thế, bạn có thể nhớ được hàng tháng hay hàng năm. Và nếu tần suất lặp lại nhiều hơn, có thể bạn sẽ nhớ suốt đời. Và đơn giản như thế, sự lặp lại là do chính bạn thực hiện mà không cần sự nỗ lực hay gắng sức nào. Nếu bạn cho rằng trí nhớ của mình kém hơn người khác, thì chỉ cần lặp lại nhiều lần hơn so với người khác. 

Quay lại thực tế việc học tiếng Anh, hầu hết mọi người chỉ lặp lại khoảng hơn chục lần và thấy nhớ trong đầu tại thời điểm đó thì bắt đầu tự cho rằng mình đã thuộc và không tiếp tục lặp lại. Kết quả là, chỉ sau 1 tuần họ quên toàn bộ những câu từ đã học từ tuần trước. Và càng tiếp tục học bài mới bao nhiêu, thì họ càng quên những bài cũ bấy nhiêu. Những gì họ có thể nhớ được là bài học hiện hành và những câu từ nào được các bài học dùng lại thường xuyên nhất. Chính vì thế, đừng nói là 10 năm, mà đến vài chục năm không biết là họ có thể nhớ gì để nói hoặc nghe hay không.

Khi học mãi mà vẫn không giao tiếp được, người ta lại tiếp tục nghĩ ra nhiều cách thức khác, nào là tăng cường giảng giải ngữ pháp, tăng cường ngày học, tăng cường luyện nghe… Nhưng trong đó nhiều người khuyên nhất là đi thực hành nói. Thật lòng mà nói, nếu thực hành nói mà giúp giỏi tiếng Anh thì chắc hẳn đã có nhiều người giỏi rồi. Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Thực tập nói chẳng qua là tìm cách lặp lại những câu từ đã học. Nhớ là lặp lại câu từ đã học chứ không phải tự chế, tự lắp ghép để ai muốn hiểu sao thì hiểu. Bạn thử nghĩ xem, có ai đời cho trẻ con đi ra đường nghe đám trẻ đường phố nói câu gì nó học theo câu đó để nói theo không?

Sự lặp lại tốt nhất là nhìn câu đúng, nghe giọng đọc đúng và đọc đúng theo hàng trăm lần. Việc bạn có thể lặp lại câu đúng hàng trăm lần, không sai lần nào là bạn đã tự tạo ra một môi trường hoàn hảo nhất trong việc học tiếng Anh cho riêng mình. Một đứa trẻ từ lúc biết nói cho đến hết tiểu học được bố mẹ chúng và thầy cô sửa câu đúng và bắt chúng nói lại ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác cho đến khi chúng thuộc nằm lòng và mỗi lần nói đều sử dụng đúng câu đó. Nhưng vì chúng ta là người lớn, không có ai bên cạnh “chịu khó” sửa cho chúng ta như đứa bé trên, nên chúng ta phải tự mình tìm câu đúng và tự tìm cách lặp lại chúng hàng trăm lần như quá trình một đứa bé “nạp” ngôn ngữ vào đầu. 

Để tiến trình này nhanh hơn, chúng ta hãy lặp lại “cưỡng bức” một chút, nghĩa là, nếu để tự nhiên khi rơi vào tình huống nào đó mới có cơ hội nói câu nào đó, thì chúng ta hãy chọn ra mỗi ngày vài câu có các cụm động từ giao tiếp thông dụng và dùng toàn bộ thời gian rảnh rỗi để có thể nghe và đọc lại mỗi câu khoảng trên dưới 200 lần. Nếu bạn nghĩ trí nhớ của mình kém hơn người khác, hãy nâng số lần lặp lên nữa. Nhưng nếu bạn nghĩ mình có thể nhớ nhanh, cũng đừng hạ thấp số lần lặp lại này. Mục tiêu của toàn bộ quá trình là bạn phải nhớ tổng cộng trên 1000 cụm động từ trong cùng một thời điểm, trong khoảng thời gian tối đa là 7 giây cho mỗi cụm là bạn thành công. Bạn lặp lại nhiều thì nhớ nhanh hơn, lặp lại ít thì nhớ chậm, cần thời gian để suy nghĩ. Nếu chỉ nhớ được một số câu hoặc không nhớ thì bạn sẽ không nói được. Vì đơn giản, bạn không nhớ thì làm sao mà nói!

Nếu các bạn cần tôi giới thiệu một nơi có sẵn các câu chọn lọc chứa đầy đủ các cấu trúc cần thiết để giao tiếp tiếng Anh lưu loát, xin hãy vào: http://www.hellochao.vn/lop-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/ nơi tôi là nhà đồng sáng lập. Đó cũng là tâm huyết cả đời của chúng tôi.

3 yếu tố quyết định kỹ năng nghe của bạn

Nếu bạn nghe một câu nhưng không hiểu rõ người ta muốn nói gì, nó nằm ở 1 trong 3 nguyên nhân sau: 1) bạn thiếu từ vựng; 2) bạn không nhận ra âm; 3) bạn chẳng biết cấu trúc câu, là cụm động từ mà câu đó đang dùng nên không hiểu được ý chính của câu.

Thiếu từ vựng 

Nếu từ vựng bạn quá ít, nghe từ mới không biết chúng là gì, hoặc bạn chỉ nhớ mang máng, không nhớ rõ nghĩa của nó.Điều này nói lên rằng, bạn học quá ít từ, hoặc học nhiều nhưng đã lặp lại chúng quá ít lần. Hãy cải thiện bằng cách lặp lại nhiều hơn. Cách lặp lại từ vựng tốt nhất là đặt chúng vào một câu ví dụ nào đó, bạn sẽ thuộc từ và thuộc luôn cả câu và có thể sử dụng lại cấu trúc của câu đó sau này.

Phát âm sai, không nhận ra âm khi nghe

Phát âm của bạn đóng vai trò rất lớn cho việc nhận ra từ vựng mà người nói đang dùng. Nếu bạn phát âm một từ theo cách nào, theo vùng miền nào thì người vùng đó nói bạn nhận ra dễ dàng, còn người vùng khác nói bạn sẽ rất khó nghe hoặc không nghe được. Nếu học tiếng Anh mà bạn không tập âm để biến chất giọng của mình thành giọng chuẩn bản xứ, bạn sẽ rất khó nghe người bản xứ. Điều đơn giản mà những người theo cách học cũ không thể nhận ra là, phát âm của bạn quyết định bạn có nghe được hay không. Trong tiếng Anh có tổng cộng từ 45-52 âm, trong đó có 21 nguyên âm là bắt buộc phải phát đúng. 21 nguyên âm này kết hợp với các phụ âm đứng trước và đứng sau chúng để tạo ra thành các tổ hợp âm khác nhau. Nếu phát đúng âm và tổ hợp âm bạn sẽ nhận ra từ dễ dàng khi nghe người bản xứ nói. Trên thực tế, người ta hay chọn cách luyện nghe chứ không học phát âm vì suy nghĩ đơn giản rằng không nghe được thì phải luyện nghe. Nhưng nếu bạn sửa được âm và phát đúng các tổ hợp âm thì có thể nghe được ngay từ lần đầu tiên mà không phải tốn thời gian để luyện nghe.

Để học phát âm, cách tốt nhất là học âm trong các từ bạn đang học. Nếu bạn theo cách học âm đơn lẻ, rời rạc như cách người ta vẫn đang dạy, dù có dạy trực quan đến đâu bạn cũng không sửa âm trong từ được. Hiện nay có phương pháp đọc tách-ghép âm có thể giúp bạn sửa âm bản xứ thật nhanh bằng cách sửa âm tại từ bạn đang học. Theo phương pháp này, nguyên âm của từ hay âm tiết được tách ra đọc riêng rẽ cho bạn nhận biết, sau đó phương pháp dạy bạn cách đọc nối giữa nguyên âm và phụ âm đứng trước và đứng sau nó để hình thành nên âm của cả từ. Với cách này, bạn sẽ nhận biết được những nguyên âm khó và những tổ hợp âm lạ không có trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Một ví dụ về tổ hợp âm lạ mà ai cũng phát âm sai là từ “down”. Trong tiếng Việt có âm /au/ đứng cuối từ như trong từ “rau”, “trau”, “lau”… nhưng trong tiếng Việt không hề có từ nào mà âm /au/ kết hợp với âm /n/ đứng sau nó. Vì thế cho nên sang học tiếng Anh, khi phát âm họ bỏ luôn âm cuối và nói thành từ “dau” và bỏ luôn âm /n/. Một từ tiêu biểu khác là từ “time”. Trong tiếng Việt có âm /ai/ nhưng không hề có từ nào mà âm /ai/ kết hợp với âm /m/ đứng sau nó. Nên khi phát âm từ này, người Việt hay đọc là /tai/. Thời gian gần đây khi phát hiện ra mọi người đều phát âm từ “time” thiếu âm cuối /m/, nên người ta dạy thêm âm /m/. Nhưng vì trong tiếng Việt không có tổ hợp âm /aim/ nên người ta mượn âm /a/ để thay thế và đọc từ “time” thành /tam/ (bỏ nguyên âm đôi /ai/) thay vì đúng phải là /taim/.

Vậy phải học âm như thế nào? Hãy bắt đầu một cách nghiêm túc. Kể từ hôm nay, hãy tập lại tất cả các từ, dù là từ vựng đơn lẻ hay nằm trong câu. Nếu bạn đã tập 1 âm nhuần nhuyễn, thì khi gặp âm đó trong từ khác, bạn sẽ có thể phát âm dễ dàng. Tương tự, nếu bạn phát được 1 tổ hợp âm (nguyên âm kết hợp với phụ âm đứng trước hoặc đứng sau), bạn có thể phát âm chính xác các từ sử dụng tổ hợp âm đó. Nếu bạn sử dụng phương pháp đọc tách-ghép âm và không bỏ qua bất kỳ từ nào, tôi tin chắc rằng bạn có thể phát âm chuẩn xác và đổi giọng trong vòng 30 ngày.

Câu hỏi đặt ra là, cho đến khi nào bạn mới được gọi là đổi giọng? Hãy nhờ một giáo viên kiểm tra, nếu bạn nói chuyện bằng tiếng Anh một cách tự nhiên mà đã sử dụng toàn bộ âm chuẩn rồi thì xem như giọng bạn đã đổi. Điều này có nghĩa là bạn đã biến quán tính của mình thành phản xạ vô điều kiện. Nếu chỉ nhìn vào từ rồi dần dần nhớ lại mới có thể phát âm đúng thì xem như bạn cũng chưa đổi giọng vì nó chưa biến thành quán tính. Vì vậy, nếu âm nào chưa biến thành quán tính tự nhiên của bạn, hãy tìm cách đọc lặp lại chúng nhiều lần hơn nữa.

Bạn cũng có thể vào Lớp học trực tuyến do chúng tôi tạo ra và học từng ngày để bổ sung vốn từ vựng và cách phát âm theo phương pháp đọc tách-ghép âm cho từng từ. Đây cũng cùng một nơi tôi đã giới thiệu với các bạn bên trên để học câu:http://www.hellochao.vn/lop-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/

Nhận dạng cấu trúc khi nghe để hiểu ý chính

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong kỹ năng nghe của bạn là khả năng nhận dạng cấu trúc khi nghe. Nhận dạng cấu trúc là gì? Một câu nào được nói hay viết đều sử dụng một cụm động từ mà ta gọi là cấu trúc câu. Mỗi cụm động từ đều có nghĩa riêng của nó và khi nhắc đến cấu trúc đó mọi người đều hiểu nghĩa giống nhau, không thể nhầm lẫn được. Nếu bạn thuộc cấu trúc đến mức nhận ra chúng trong khoảng thời gian dưới 7 giây, bạn sẽ hiểu ý người ta nói gì và tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe 1 vài từ chính là có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa. Nhiều người học theo cách cũ cứ phải nghe hết tất cả các từ rồi đoán nghĩa. Một phần do không hiểu cấu trúc nên không biết người ta nói gì. Một phần là không biết hết từ vựng nên không thể nhận ra. Lời khuyên về việc đi luyện nghe trở nên là một lời khuyên rất tồi khi trong đầu không có đủ âm, từ vựng và cấu trúc.

Tôi sẽ lấy một ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ tầm quan trọng của cấu trúc. Ví dụ, với cấu trúc “have been doing something” có nghĩa là làm một việc gì đó trong bao lâu rồi, hoặc một điều gì đó đã xảy ra trong bao lâu rồi cho đến thời điểm này. Cấu trúc này dùng để mô tả về độ dài của khoảng thời gian mà việc gì đó đã xảy ra. Nếu bạn hiểu được như thế, hãy xem câu “I have been studying English for 10 years”. Vì cấu trúc chuyển tải ý nghĩa là “làm việc gì đó trong bao lâu cho đến thời điểm hiện tại” và khi thấy một câu dùng cấu trúc đó, bạn chỉ cần lắng nghe động từ chính của nó là có thể nhận ra. “Làm việc gì đó” được cụ thể hoá trong câu ví dụ trên bằng động từ “study” (học). Vậy khi nhận dạng được cấu trúc, bạn có thể hiểu được là “học” trong bao lâu rồi và chỉ cần lắng nghe khoảng thời gian nữa là có thể hiểu được toàn bộ câu. Nếu ai đó dùng động từ khác thì bạn tập trung vào động từ khác đó và chỉ cần hiểu nghĩa của động từ đó mà thôi. Hiểu được điều này, bạn sẽ hiểu rằng một cấu trúc có thể dùng lại trong hàng chục, hàng trăm câu khác nhau mà khi nghe bạn đã có thể hiểu chúng ngay mà không cần lắng nghe toàn bộ mọi từ trong câu mới có thể hiểu được ý của người nói.

Trong lớp học mà chúng tôi thiết kế, từng câu được phân tích ra thành những cấu trúc riêng rẽ và giải thích cách dùng của chúng để bạn tham khảo. Nếu bạn thuộc câu, bạn có thể nhận biết các cấu trúc trong câu đó dễ dàng. Hãy tham khảo:http://www.hellochao.vn/lop-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/ và chọn ngày học đầu tiên để trải nghiệm phương pháp. 

Vai trò của ngữ pháp trong việc học ngôn ngữ

Trong 1 ví dụ trên khi tôi dùng cấu trúc “have been doing something” là dùng cấu trúc của thì perfect continuous mà trong môn ngữ pháp cũng có học. Nhưng điều đáng nói ở đây là, khi bạn học cấu trúc, nó đã bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh mà bạn không cần phải học ngữ pháp riêng rẽ. Khi học cấu trúc, người học có thể hiểu được trọn vẹn cách nói đúng câu, đúng văn hoá, đúng về mọi mặt trong ngôn ngữ mà không cần phải đụng tới khái niệm về ngữ pháp.

Vậy môn ngữ pháp có vai trò gì? Đó là môn học dành cho những nhà phân tích ngôn ngữ như nhà ngôn ngữ học hay ngành sư phạm. Hiểu biết được các thành phần của ngôn ngữ không phải là phạm trù dành cho những người bình thường vốn chỉ mượn ngôn ngữ để thành công trong việc học và cuộc sống. Trong môn ngữ pháp người ta có dạy một cấu trúc “Subject + Verb + Object” và giúp bạn đặt một câu “I love you”. Nhưng bạn sẽ không có cách nào suy luận sao có sự khác nhau giữa 2 câu “I play guitar” và “I play with a yoyo”. Tại sao câu sau cũng có cùng cấu trúc ngữ pháp mà lại có thêm “with a” dư thừa trong đó?

Trong tiếng mẹ đẻ của bất kỳ quốc gia nào, con người đều phải trải qua giai đoạn “nạp” ngôn ngữ trước. Đó là một quá trình từ lúc bập bẹ ê a nói từng từ, được bố mẹ ông bà sửa lại thành từng câu hoàn chỉnh, hết câu này đến câu khác. Khi có được những cấu trúc đơn giản như “Bố ơi mua kẹo cho con đi bố”, những đứa bé mới bắt đầu khai triển ra thành hàng chục, hàng trăm câu khác nhau như “Bố ơi mua kem cho con đi bố”, “Bố ơi mua đồ chơi cho con đi bố”. Đến hết năm 10 tuổi, khi bé có một vốn từ vựng tương đối hoàn chỉnh và vốn cấu trúc câu đủ hùng hậu người ta mới bắt đầu dạy cho bé phân tích những thành phần trong câu. Việc hiểu thêm này nhằm mục đích giúp con người hiểu rõ hơn về các khái niệm của ngôn ngữ chứ hoàn toàn không giúp ích nhiều cho việc nói hay viết – những phạm trù phụ thuộc lớn vào lượng kiến thức và kinh nghiệm gặt hái được trong quá trình sống. Bạn cũng đừng lầm tưởng môn “Tiếng Việt” được dạy trong các trường tiểu học hiện nay là học ngữ pháp nhé. Đó cũng là một quá trình nạp thêm ngôn ngữ ngoài lượng câu từ đã học từ bố mẹ, ông bà.

Lời kết

Trong một thời gian dài nghiên cứu, giảng dạy và tìm ra phương pháp đúng đắn nhất trong việc dạy tiếng Anh, tôi nhận ra rằng, để làm cho người học hiểu được và chịu làm theo phương pháp còn khó hơn gấp trăm lần so với việc giúp họ nói giỏi tiếng Anh. Có thể vì nhiều lý do khác nhau khiến mỗi người có những quan điểm khác nhau về việc học. Nhưng cái khó nằm ở chỗ, khi biết quá nhiều thứ mà phải ép mình theo một cách thức nào đó người ta đâm ra chần chừ, lo ngại, phân vân, nghi ngờ, phản đối… Và tệ hơn hết là tâm lý này diễn ra liên tục, đôi khi là từng phút, từng giây trong đầu người học. Khi được yêu cầu làm theo một cách nào đó, người học sẽ luôn xuất hiện câu hỏi “tại sao phải làm thế” trong đầu. Nếu cho tôi một em học sinh lớp 6 hoặc lớp 7, tôi dám chắc rằng tôi có thể giúp em nói được tiếng Anh lưu loát dưới 1 năm. Nhưng nếu cho tôi một người lớn, đặc biệt là người biết quá nhiều nhưng chưa thành công, tôi hoàn toàn không chắc chút nào về mặt thời gian.

Sau nhiều năm nghiên cứu phương pháp, cuối cùng chúng tôi cũng đã hiện thực hoá thành công một cách thức học tiếng Anh trực tuyến đáp ứng gần như hoàn toàn những gì tôi mô tả trong bài viết này. Tôi thật sự rất muốn các bạn hiểu được cách thức và bắt đầu hành động ngay từ hôm nay để có thể giỏi tiếng Anh trong 1 năm tới nữa. Các bạn có quyền nghi ngờ và tôi cũng hiểu điều đó. Các bạn có quyền đặt ra nhiều câu hỏi “tại sao” vì các bạn có nhận thức riêng của mình. Nhưng chúng tôi thật sự biết việc mình đang làm và chúng tôi biết cách để đưa bạn đến thành công trong tiếng Anh. Nếu bạn vẫn chưa giỏi, có thể bạn chưa biết cách, hoặc cách của bạn chưa đúng lắm hoặc cách đó quá mất thời gian và không dễ gì thực hiện một cách bình thường được. Vì nếu có thể làm được dễ dàng và nhanh chóng, thì bạn không chờ cho đến hôm nay mới bắt đầu.

Xin đừng chần chừ. Hãy cùng chúng tôi giỏi tiếng Anh, tự làm giàu cho bản thân và làm đẹp cho hai chữ "Việt Nam" để đi khắp nơi trên thế giới, bạn bè năm châu phải nghiêng mình.

1 tháng 10 2018

mk nghĩ cậu cứ ước là hok giỏi văn và chăm chú nghe giảng lad đc

1 tháng 10 2018

học thuộc cái này

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

5 tháng 5 2019

trả lời:

ta bôi đen rồi đánh cụm  từ mà ta muốn thay

hok tốt nhé tk mk nhé

5 tháng 5 2019

ta chỉ cần xóa cụm từ đó rồi viết lại cụm mik muốn

hok tốt

kb và k nha