K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thời gian một đi không trở lại. Những ngày vô tư những suy nghĩ thơ dại đã chìm đắm trong quá khứ. Dĩ vãng hiển nhiên mang tên một thời con trẻ đã đi xa mãi mãi. Còn lại đây , cái tôi trong cuộc sống dần dà là những bon chen, ích kỉ .Tôi lại ngồi đây- giữa phố phường nhộn nhịp cùng cái gió lạnh giá khi trời Đông. Thực là đã quá Đông , cơ hồ như cảm giá tê buốt ấy bây giờ vẫn...
Đọc tiếp

Thời gian một đi không trở lại. Những ngày vô tư những suy nghĩ thơ dại đã chìm đắm trong quá khứ. Dĩ vãng hiển nhiên mang tên một thời con trẻ đã đi xa mãi mãi. Còn lại đây , cái tôi trong cuộc sống dần dà là những bon chen, ích kỉ .Tôi lại ngồi đây- giữa phố phường nhộn nhịp cùng cái gió lạnh giá khi trời Đông. Thực là đã quá Đông , cơ hồ như cảm giá tê buốt ấy bây giờ vẫn còn vẩn hiện. Lắng nghe những dòng âm thanh huyên náo của đường phố, lắng nghe nhịp thở từng tiếng chim, tiếng lá sào sạc xô bồ bên hè phố muộn. Cạnh bên tôi là đầy dẫy những âu lo, suy nghĩ về cuộc sống. Vật lộn với quãng đời đầy dẫy nhữn gian nan, thử thách. Tôi đứng giữa thành phố của tôi, đừng giữa đất trời linh thiêng mà tôi từng có. Từ sân thượng hướng ra, cảnh phố phường nhộn nhịp làm sao. Tôi thấy xa xa kia những ánh đèn mờ ảo muôn sắc màu, thấy những cột điện cao và dòng xe lạ mắt. Quê hương đã thay đổi. Thời gian đã quá nhanh mà tôi không hề hay biết. Những cảnh nhà cao ốc vượt lên hàng dàn, cảnh những kiến trúc cổ đại , những nhà máy , công ty vượt lên đến cả chục tầng. Bắc Giang quê tôi- đnag đổi mới . Một chút cafe với sữa đặc nóng hổi trên tay, tôi lạng lẽ nhấm ngụm. Cafe đậm đà nhưng tình yêu quê hương, mịn trong dòng máu nóng. Tôi thấy có gì đó bỗng khiến trái tim loạn nhịp, hơi thở lồng ngực vội gấp gáp. Có điều gì đó lạ lẫm mà thân quen.Quê tôi đã đi lên và phát triển, tự hào truyền thống hiếu học Bắc Giang. Quê hương tôi đích thực những nhân tài. Vẻ vang và hào hùng lịch sử.Ngửa mặt lên bầu trời đen kìn kịt kia, những ngôi sao xa đnag lấp lánh, sáng lung linh . Ngôi sao xanh- những trái tim đồng mình với cuộc sống.Trăng khuya trăng đã tòn vành vạch. Tôi lặng lẽ mỉm cười trong sự mãn nguyện và nhanh tay gõ gấp gáp những dòng chứ khô khộc trên chiếc lat top. Tạm biệt nhé! Bắc Giang của tôi!!!

 

2
22 tháng 12 2016

bn viết hay quá nhưng tớ chẳng hỉu bn viết j

22 tháng 12 2016

ừm. tâm sự thôi bạn

 

14 tháng 6 2020

Ngắm trăng khi con tu hú đều ở trong tù

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xâydựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kì quặc mà không hề biết. Hãy hình dungcách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnhcon cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong công cuộc xây
dựng hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kì quặc mà không hề biết. Hãy hình dung
cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh
con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân
mình, ảnh mình trong buồng tắm, lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh
mắt ái ngại, Trên facebook, ái kỉ không những được khuyến khích, nó là mục tiêu chính.”
(Trích “Bức xúc không làm ta vô can” – Phạm Hoàng Giang)

(Chú thích: ái kỉ - yêu bản thân mình một cách thái quá)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của
chính mình trong công cuộc xây dựng hình ảnh cá nhân” của tác giả?
Câu 3. Hãy chỉ ra một vài dẫn chứng về sự khoe khoang kì quặc mà em nhận thấy trên
mạng xã hội hoặc trong đời sống.
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 01 trang giấy bày tỏ suy nghĩ của em về tác hại của
mạng xã hội đối với giới trẻ trong cuộc sống hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu
hỏi tu từ (gạch chân).

1
25 tháng 3 2020

1. Nghị luận

2. Mỗi người tự quản lí, chỉnh sửa, phô diễn hình ảnh cá nhân của bản thân mình.

3. - Khoe người yêu

- Khoe xe sang, nhà sịn

- Khoe ảnh tình tứ.

1. Trong bài văn : Cây tre tự kể về mình có 2 ý sau:- Ở đâu tre cũng sống được, tre luôn gắn bó yêu thương nhau- Tre luôn gắn bó với cuộc sống con người.Hãy triển khai mỗi ý thành 1 đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ ( liên kết bằng câu)2. Để chứng minh rằng thơ ca Việt nam đã ca ngợi cảnh non sông gấm vóc có thể phác thảo dàn ý như sau:- Ca ngợi cảnh làng quê êm ả, thanh bình ( Buổi...
Đọc tiếp

1. Trong bài văn : Cây tre tự kể về mình có 2 ý sau:

- Ở đâu tre cũng sống được, tre luôn gắn bó yêu thương nhau

- Tre luôn gắn bó với cuộc sống con người.

Hãy triển khai mỗi ý thành 1 đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ ( liên kết bằng câu)

2. Để chứng minh rằng thơ ca Việt nam đã ca ngợi cảnh non sông gấm vóc có thể phác thảo dàn ý như sau:

- Ca ngợi cảnh làng quê êm ả, thanh bình ( Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông)

- Ca ngợi cảnh Côn Sơn khoáng đạt, thanh tĩnh mà nên thơ ( Côn Sơn ca )

- Đèo ngang một vùng núi sông hoa cỏ tĩnh lặng mà trang nhã ( Qua Đèo ngang)

- Cảnh núi rừng Việt Bắc lung linh thơ mộng ( Nhớ rừng Việt Bắc )

- Ánh trăng rằm tháng giêng lồng lộng, tràn đầy trên sông ( Rằm tháng giêng )

Hãy dựa vào dàn ý trên , viết câu mở đoạn để liên kết cách phần với nhau.

0
5 tháng 5 2021

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồngKhi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

 

5 tháng 5 2021

Cảm ơn bạn nhiều🥰

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,Với khi thét khúc trường ca dữ dộiTa bước chân...
Đọc tiếp

Câu 1: trong bài thơ "nhớ rừng" xuất hiện bức tranh trữ tình thật đẹp. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích cái hay của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

".Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. "

Câu 3: cảm nhận về đoạn thơ sau (Quê hương-Tế Hanh):

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió. "

Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc và nghệ thuật trong đoạn thơ (Quê hương-Tế Hanh):

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

0
 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta...
Đọc tiếp

 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:

.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Diễn đạt nội dung ấy thành một câu văn hoàn

chỉnh?

2. Nếu thay từ “chết” bằng từ “tắt” trong câu thơ “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay

gắt” thì câu thơ sẽ thay đổi như thế nào? Có nên thay đổi không? Vì sao?

3. Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của những câu nghi

vấn đó?

4. Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như

thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng

12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú

thích).

1
19 tháng 2 2020

1. Nội dung chính của đoạn thơ là: Nỗi nhớ của chúa tể sơn lâm về quá khứ huy hoàng.

Câu văn: Đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng đã thể hiện nỗi nhớ của chúa tể sơn lâm về quá khứ huy hoàng.

2. Nếu thay từ "chết" bằng từ "tắt" trong câu thơ "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì câu thơ sẽ thay đổi về nghĩa. Không nên thay đổi như vậy vì "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì có sự chế ngự thiên nhiên, tác động lên mặt trời, khẳng định sức mạnh làm chủ núi rừng còn "Ta đợi tắt mảnh mặt trời gay gắt" thiên về sự chủ động của mặt trời.

3. Những từ nghi vấn Nào đâu, Đâu, còn đâu có tác dụng: thể hiện sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại của chúa tể sơn lâm, cho thấy tâm trạng nhức nhối không giải thoát được.

4. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn 12 câu, cách lập luận tổng phân hợp

- Nội dung: Chứng minh trong đoạn thơ có hình ảnh đặc sắc, có họa.

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta,...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

b) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

- Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn.

- Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào (đầu hay cuối đoạn)?

- Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong đoạn văn.

1
19 tháng 3 2017

Câu chủ đề:

    - Đoạn 1: "Thật là chốn hội tụ trọng yếu … đế vương muôn đời" – Câu chủ đề mở đoạn

    - Đoạn 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước" – Câu chủ đề là câu mở đoạn.

    - Đoạn 1 viết theo kiểu quy nạp, đoạn 2 viết theo kiểu diễn dịch.