K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2022

Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

nếu ko đúng thì bạn thông cảm:))

28 tháng 11 2021

a, càng -càng
b, vì
c,do
d, và

3 tháng 4 2021

Dương Thị Lan Hương bài j mik cx ko biết ><

C1:so sánh tác dụng của những cách sắp xép trật tự từ trong những cặp câu sau đây :a1. Bát này chị để phần thầy đấy nhé !a2. Chị để bát này phần thầy đấy nhé !b1. Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn ...b2. Xám mặt, Chị Dậu vội vàng đặt con xuống đất , chạy đến đỡ lấy tay hắn C2: phân tích và sữa lỗi diễn đạt trong những câu sau:a Bà em...
Đọc tiếp

C1:so sánh tác dụng của những cách sắp xép trật tự từ trong những cặp câu sau đây :

a1. Bát này chị để phần thầy đấy nhé !

a2. Chị để bát này phần thầy đấy nhé !

b1. Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn ...

b2. Xám mặt, Chị Dậu vội vàng đặt con xuống đất , chạy đến đỡ lấy tay hắn

 C2:

 phân tích và sữa lỗi diễn đạt trong những câu sau:

a Bà em tuy đã 80 tuổi nhưng mắt còn tinh lắm. Đêm tối, bà vẫn " xâu chỉ luồn kim " may vá

b Con đường dẫn chiếc xe lượn sát bờ vực, đâm xuyên qua cánh rừng thông rồi 15 phút sau từ từ đỗ trước cổng một vi-la xinh xắn

C3: 

" Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tặng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ, còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm nhưng khi ta chỉ muốn ngao du, thì cần phải đi bộ "

( Trích Đi bộ ngao du - Ru - xô ) 
a,: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
b, Nêu nội dung được thể hiện trong đoạn trích trên. 
c, Dựa vào đoạn trích trên, em hãy đặt một câu cảm thán bộc lộ cảm xúc của em khi đi bộ ngao du.

0
17 tháng 2 2021

So sánh và nhân hóa !!!

14 tháng 5 2019

@Blinks hay giup mik help me

14 tháng 5 2019

ko có chi

12 tháng 6 2021

- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

- Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ

nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:

- Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).

- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).

* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:

- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).

- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh…

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.

- Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử – một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.

c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

- Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người….

- Kết bài: Khẳng định vấn đề.

12 tháng 6 2021

1/ Mở bài:

Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.

2/ Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.

* Chị Dậu: Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể:

– Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.

– Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng.

* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:

– Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).

– Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.

c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm:

– Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.

– Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…

3/ Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề.

12 tháng 6 2021

I. Mở bài: (0,5 điểm)

Dẫn dắt, đưa nhận định

II. Thân bài:

1. Giải thích: (0,5 điểm)

Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.

2. Chứng minh: (8 điểm)

HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:

a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:

  • Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
  • Bài thơ “Ngắm trăng”:
    • Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
    • Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
    • Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)

b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:

  • Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
  • Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.

c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).

3. Tổng hợp: (0,5 điểm)

  • Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
  • Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…

12 tháng 6 2021

I. Mở bài: (0,5 điểm)

Dẫn dắt, đưa nhận định

II. Thân bài:

1. Giải thích: (0,5 điểm)

Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.

2. Chứng minh: (8 điểm)

HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:

a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:

  • Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
  • Bài thơ “Ngắm trăng”:
    • Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
    • Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
    • Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)

b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:

  • Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
  • Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.

c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).

3. Tổng hợp: (0,5 điểm)

  • Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
  • Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…

15 tháng 3 2021

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

       Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

       Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

25 tháng 6 2021

Bạn có thể tham khảo nhé !

GỢI Ý THÂN BÀI

I. GIẢI THÍCH -

Thơ: Thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn cảm xúc của con người, đặc điểm ngôn từ hàm súc, cô đọng, giàu nhạc tính. - Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ: Khi sáng tác thơ, nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm vào tác phẩm. - Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình: Khi tiếp nhận tác phẩm thơ, người đọc thấy được chính mình, nhận ra những cảm xúc của bản thân, cảm thấy được chia sẻ, cảm thông. ==> Chốt: Câu nói của Lưu Quý Kỳ đề cập đến đặc trưng cảm xúc của thơ. Đối với thơ, tình cảm là cội nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ và đồng thời cũng là cầu nối để khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc.

II. BÀN LUẬN Câu nói của Lưu Quý Kỳ là đúng đắn.

👉1. Vì sao “Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ”? - Thơ là tiếng nói của cảm xúc, tác phẩm thơ chỉ thành hình khi nhà thơ có được những cảm xúc mãnh liệt. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu), “Thơ ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại, nó ra đời từ những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh) ==>Bản chất của thơ ca chính là người thư kí trung thành của trái tim, chuyên chở, kết nối, sẻ chia sẻ tâm tư, tình cảm của con người. Nhờ thơ, tình cảm của nghệ sĩ mới được nói ra trọn vẹn. - Đối với mỗi nhà thơ, động lực của quá trình sáng tạo là nhu cầu được bày tỏ, được thấu hiểu, được sẻ chia. Để thể hiện được những cung bậc cảm xúc mãnh liệt nhưng đồng thời sâu sắc, đa dạng, khó nắm bắt thì cần đến thơ ca. Thơ ca với những khoảng lặng của mình có thể biểu đạt được cảm xúc, bày tỏ được những tâm tình khó nói và những chiều sâu trong tâm hồn.

👉2. Vì sao Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình? - Thơ ca có tính cá thể hóa và tính khái quát hóa. Cảm xúc làm nên thơ ban đầu là rung cảm của một cá nhân, nhưng sự rung cảm ấy có sức khái quát lớn lao, có tính nhân loại và vì thế có thể chạm được vào trái tim người đọc, để họ như thấy mình trong bài thơ ấy. - Về phương diện tiếp nhận, trong quá trình đọc tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng, người đọc sẽ sống trong thế giới nghệ thuật được gợi ra từ tác phẩm, sẽ soi chiếu bản thân vào những điều tác giả gửi gắm, nhập thân vào các hình tượng thơ ca để trải nghiệm, để sống, để thấu hiểu ==>Qua quá trình đọc thơ, họ tìm thấy tâm tình của chính mình.

III. CHỨNG MINH

👉Định hướng chứng minh: Chọn được đoạn thơ hay, đặc sắc, ấn tượng, tiêu biểu và phân tích theo 2 câu hỏi: 1. Tâm tình của nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ ấy như thế nào? 2. Người đọc tìm thấy tâm tình của mình trong đoạn thơ ấy như thế nào?

👉Dẫn chứng minh họa: “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. 1. Qua đoạn thơ, nhà thơ đã gửi gắm tâm tình của bản thân qua hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là nỗi ăn năn, day dứt, tự vấn lương tâm, là sự thức tỉnh lương tri nơi sâu thẳm tâm hồn. + Cuộc gặp gỡ giữa ánh trăng và con người đã buộc con người phải đối mặt với quá khứ, với lương tâm của chính mình. “Ánh trăng lãng du đã gặp con người lãng quên, và con người không thể chạy trốn chính mình được nữa” (Vũ Dương Quỹ). + Trăng “im phăng phắc”: Cái im lặng nghiêm khắc mà bao dung. + Con người “giật mình”: nhận ra bản thân quá vô tâm, quá thờ ơ, đã phản bội quá khứ nghĩa tình; nhận ra dù cho mình đã vô tình thì vầng trăng vẫn ở đó, vẫn vẹn nguyên, chung thủy và bao dung. ==> Cái giật mình ấy không chỉ là của nhân vật trữ tình mà còn là của người đọc, những người đã quên và sẽ quên, nó truyền đến bài học về sự ăn năn trong cuộc sống. Về bản chất, sự ăn năn là kết quả của quá trình đấu tranh giữa thiện – ác, bóng tối – ánh sáng, cao cả - thấp hèn, vị tha – vị kỉ trong mỗi con người, là khi người ta dám thừa nhận phần tối của tâm hồn, dám thay đổi để hướng tới những điều tốt đẹp ==>Tâm tình của nhà thơ đã chạm vào trái tim người đọc. 2. Để mỗi khi đọc “Ánh trăng”, người đọc cũng giật mình nhận ra chính bản thân. (Học sinh dựa vào trải nghiệm của bản thân để viết phần này).

IV. TỔNG KẾT - Với thơ, tâm tình là yếu tố then chốt, là cầu nối giữa nhà thơ và bạn đọc, quá trình sáng tạo và quá trình tiếp nhận. Nhờ có thơ ca mà nhà thơ và người đọc tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn. - Tuy việc tìm được tiếng nói tri âm là hạnh phúc lớn lao của thi sĩ, nhưng không vì thế mà anh được phép quên đi tiếng nói của chính mình, chạy theo thị hiếu mà bán rẻ bản ngã nghệ thuật. - Để nhà thơ có thể gửi gắm tâm tình, và để người đọc có thể nhận ra tâm tình của mình trong thơ, cần hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, phù hợp.