Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
bài 1 a) BPTT : ẩn dụ
tác dụng :
Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho ta thấy sắc đẹp hai chị em Thuý Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên. Những người con gái vừa mới lớn dậy này đã được Nguyễn Du giới thiệu thật súc tích nhưng đầy trân trọng mến thương:
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười"
Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong. Mai cốt cách, tuyết tinh thần: Thuý Kiều và Thuý Vân, mỗi người có một vẻ riêng ví như mai có "cốt cách" của mai, tuyết có "tinh thần" của tuyết.
bài 1b)
BPTT : ẩn dụ và so sánh
tác dụng : "Hoa cười ngọc thốt đoan trang" ta coa thể thấy từ"hoa" và từ " ngọc" là hai đại diện cho nét đẹp thuần khiết, đồng thời noa cũng là một ẩn dụ tuyệt vời cho những người ngưỡng mộ nét đẹp trang trọng của nàng Vân.
"Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" ở đây đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng phép nhân hóa những vật vô tri" mây" và " tuyết" cũng phải khiêm nhường trước vẻ đẹp của nàng.
bài 1c)
BPTT : nhân hoá
tác dụng : Chỉ vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa cũng phải ghen ghét, đố kị: nghiêng nước nghiêng thành , giai nhân tuyệt thế,...
bài 1d)
BPTT : điệp ngữ : buồn trông
ẩn dụ : ở các hình ảnh cánh buồm xa xa, ngọn nước mới sa, hoa trôi man má
tác dụng : ta không chỉ thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, số phận trớ trêu, ngang trái, mà còn thấy được những vẻ đẹp vô cùng đáng quý của Kiều là một người tính tình thủy chung và còn là một người con hiếu thảo, luôn hết lòng mình hy sinh cho người khác đến quên đi bản thân mình. Tấm lòng ấy thật vị tha, nhân hậu, đáng quý, đáng trân trọng biết bao.
bài 2 : bn tự làm nhé
bài 1 trang 2
1a)
BPTT : lặp lại , đảo ngữ trời xanh thêm
tác dụng :miêu tả đoàn xe nối đuôi nhau đi trên đừng ra chiến trận . Bầu trơù ở đây mang nghĩa về 1 tương lai tươi sáng . Các anh cj đem lại hy vọng độc lập cho nước nhà
Tham khảo nha em:
Bài 1:
a, BPTT: Ẩn dụ
Cho ta thấy sắc đẹp hai chị em Thuý Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên. Những người con gái vừa mới lớn dậy này đã được Nguyễn Du giới thiệu thật súc tích nhưng đầy trân trọng mến thương
b, Biện pháp tu từ : ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê.
⇒ Tác dụng: Nguyễn Du đã khắc họa vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Thúy Vân khiến cho thiên nhiên phải thua nhường. Chân dung thúy vân mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp thúy vân tạo sự hòa hợp,êm đềm xung quanh nên nàng có một cuộc đời bình lặng suôn sẻ và hạnh phúc bên gia đình.
c, Biện pháp:
Nhân hóa: hoa ghen, liễu hờn
Hiệu quả: Chỉ vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mĩ của Thúy Kiều khiến cho tạo hóa cũng phải ghen ghét, đố kị: nghiêng nước nghiêng thành , giai nhân tuyệt thế,...
d, BPTT: Điệp ngữ
Điệp ngữ “buồn trông”… kết hợp với các hình ảnh đứng sau diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau. Nhằm thể hiện tâm trạng buồn đau, cô đơn hiu quạnh trước khung cảnh thiên nhiên cùng bao nỗi nhớ ùa về trong lòng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
Bài 2:
Dẫn chứng:
''Tủ lạnh miễn phí'' phát đồ ăn cho người dân Tp HCM trong mùa dịch
Các giáo viên Tp Vinh Nghệ An lên tuyến đầu chống dịch cùng các chiến sĩ công an
... Còn nhiều lắm em có thể tự liệt kê nhé
CÂU 1 A)
BPTT : nhân hóa ( vất vả gian lao )
tác dụng : miêu tả tổ quốc như một người mẹ tần tảo, vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước
Câu 1B)
BPTT : ẩn dụ (ngửa mặt lên nhìn mặt )
tác dụng : Khơi lại những kí ức, tình bạn đẹp trong thời chiến khi 2 khuôn mặt nhìn thẳng vào nhau.
Câu 1 c)
BPTT : nhân hóa
tác dụng : giúp thiên nhiên như có linh hồn, như cũng đợi chờ, trông ngóng ai.
Bài 2 Tham khảo
dẫn chứng 1
tấm lòng hiếu thảo đôi khi chỉ là những hành động đơn giản nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, nó không phân biệt độ tuổi. Câu chuyện về lòng hiếu thảo của một cậu bé mới chỉ có ba tuổi Nguyễn Gia Huy đã làm nhiều người cảm động. Ba mẹ em đã ly dị nhưng em vẫn được chăm sóc rất chu đáo bởi mẹ. Tình thương bao la của người mẹ đã giúp em vẫn sống vui vẻ mỗi ngày. Thế nhưng tai nạn ập đến đã làm mẹ em tàn phế suốt đời trong một lần đi đón em ở trường. Chị Thắm-mẹ bé đã va quẹt vào một chiếc xe tải, ngã xuống đường và không may bị xe dằn qua. Tai nạn bất ngờ khiến cho cậu bé mới ba tuổi- độ tuổi còn vô tư, hồn nhiên nhất, phải được sống trong chở che, yêu thương trở thành chỗ dựa duy nhất cho mẹ. Sau mỗi buổi học, Gia Huy trở về nhà sớm chăm sóc mẹ. Những công việc của người lớn: đút cơm cho mẹ, đấm bóp, xoa nắn chân tay cho mẹ,… được cậu bé ba tuổi này làm thành thục. Tâm sự của bé: “Mẹ cháu không chết đâu, sau này con sẽ chăm ngoan, học thật giỏi, kiếm thật nhiều tiền để chắp lại tay cho mẹ. Mẹ không được chết, mẹ phải sống với con” vẫn còn chứa sự ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng lại đầy ắp tình cảm của em dành cho mẹ đã làm cho nhiều người rớm nước mắt.
dẫn chứng 2
Vua Thuấn - một trong Ngũ Đế thời thượng cổ, khi còn nhỏ có cha vừa mù vừa điếc lại vô cùng nóng nảy; còn mẹ ông thì qua đời từ sớm. Cha Thuấn lấy vợ, sinh ra được một em trai tên là Tượng. Mẹ kế lại vô cùng nhỏ nhen ích kỷ, thường xuyên nói xấu Thuấn với cha nên Thuấn rất hay bị đánh. Thuấn bị mẹ kế hãm hại hết lần này đến lần khác vì sợ Thuấn kế thừa một nửa gia nghiệp.
Bởi vậy, tuổi thơ Thuấn lớn lên trong sự mắng chửi của cha, trong sự hãm hại của mẹ kế và em trai mình, ấy vậy nhưng lại không có một lời oán trách họ. Thậm chí trong suốt những năm tháng còn nhỏ, ông luôn hiếu thuận với cha và mẹ kế, nhường nhịn em trai. Đến năm ông 20 tuổi, danh tiếng của ông vang xa khắp nơi bởi sự hiếu thuận ấy. Vì vậy ông đã được quan địa phương tiến cử với vua Nghiêu và được vua gả con gái cho.
Chính sự hiếu thảo ấy của Thuấn đã khiến cho mẹ kế và em trai vô cùng cảm động, từ đó gia đình trở nên hòa hợp vui vẻ. Sau này, Thuấn được vua Nghiêu truyền ngôi, trở thành một vị Thánh đế nổi tiếng lịch sử, xây dựng nên một thời thịnh trị và thái bình cho dân chúng là thời Nghiêu - Thuấn.
Em tham khảo nhé:
Phong cách của Hồ Chí Minh rất đẹp và luôn đẹp như thế . Cái đẹp trong phong cách Bác xuất phát từ lối sống giản dị như thanh cao , là từ cái kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại . Bác đi nhiều nơi , làm nhiều nghề , tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới để rồi đúc kết ra cho mình một sự hòa quyện tuyệt vời . Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời cũng phê phán cái xấu; một cách tiếp thu có chọn lọc , có hiểu biết ; phải là người có năng lực và am hiểu cái đẹp mới làm được như thế . Không những vậy , một vẻ đẹp rất đặc trưng của Bác nữa chính là vẻ đẹp của lối sống giản dị , đời thường . Tuy đời thường nhưng không hề tầm thường . Tất cả những cái ấy tạo nên sự thanh cao trong Bác , một vẻ đẹp thuần thúy , trong sáng của một vị lãnh tụ dân tộc . Bác chọn lối sống giản dị ấy bởi lẽ Người hiểu được ý nghĩa của chúng trong cuộc sống . Sống như vậy sẽ có cảm giác thanh thản , bay bổng , vô tư vô ưu .Chúng còn giúp di dưỡng tinh thần, tạo nên hạnh phúc , thẩm mĩ cho cuộc sống . Những điều ấy chắc hẳn đầu là những điều mà mọi người đều ao ước sở hữu . Vậy , hãy sống theo Bác , học tập lối sống ấy của Bác , một lối sống giản dị nhưng thanh cao. Chúng ta, những người trẻ tuổi, phải biết học tập theo những điều đó bằng việc cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức, sống giản dị... Nó sẽ làm cho cuộc đời mỗi con người trở nên ý nghĩa , tốt đẹp hơn.
Tham Khảo:
Tâm trạng buồn thương da diết của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích được diễn tả vô cùng xúc động qua tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đoạn thơ là một đoạn tuyệt bút “tả cảnh ngụ tình” của thiên tài Nguyễn Du. Tám câu thơ với điệp ngữ “buồn trông” lặp đi lặp lại như một khúc hát buồn về cuộc đời cô gái họ Vương. Mỗi câu thơ là một âm hưởng, một giai điệu thấm đẫm tâm trạng nàng Kiều và mở ra một bức tranh tứ bình mới mẻ. Cảnh vật trong buổi chiều hôm “thấp thoáng cánh buồm xa xa” như vời vợi một nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê nhà. Kiều một mình “thui thủi quê người một thân” sao cho khỏi nỗi nhớ ấy. Cuộc đời Kiều như cánh hoa mỏng manh “man mác” giữa dòng cuốn cuộc đời, “ngọn nước mới sa” như mang bao nỗi niềm về thân phận bấp bênh, chìm nổi của người con gái trong xã hội xưa. Nơi “nội cỏ rầu rầu” kia xanh xanh mà sao cũng u buồn thế, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Có thế ta mới hiểu, mới phục cái tài tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đã đạt đến mức tuyệt bút. “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” gợi cho Kiều nỗi buồn chán, tủi thân về cuộc đời, lòng người lạnh lùng, vô vị. Ở cảnh cuối, thiên nhiên hiện lên thật dữ dội. Chung quanh Kiều là tiếng sóng như đang kêu gào, làm Kiều cảm thấy hãi hùng trước bão táp cuộc đời sắp ập đến. Câu thơ như một lời dự báo trước về cuộc đời đầy sóng gió, đố kị, ghen ghét, bon chen của nàng. Nàng như một cánh hoa bé nhỏ trôi giữa dòng nước rồi “biết là về đâu?”. Bốn cảnh, bốn bức tranh tứ bình được miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, hình ảnh và màu sắc từ màu nhạt đến rõ nét, đậm đà, âm thanh từ tĩnh sang động, buồn man mác đến kinh sợ, hãi hùng. Biện pháp tả cảnh ngụ tình thấm đẫm trong từng cảnh vật. Qua đó ta thấy tài năng và lòng nhân ái, cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du lớn biết nhường nào.
Qua khổ thơ đầu bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình cảm về những cội nguồn sinh dưỡng của con.