Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giấy rách phải giữ lấy lề
Chết vinh còn hơn sống nhục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
Áo rách cốt cách người thương
Đã đi qua những ngày tết cổ truyền, tôi lại bước chân lên tàu và đi đến một miền đất xa xôi mà tôi đã chọn để học tập, tôi đi xa bà, xa ông, xa bạn bè, đặc biết nhất là xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Tôi chỉ biết khóc tôi thấy đâu đây vị ngọt ngào của nước mắt, chính quê hương đã ban cho tôi giọt nước mắt ngọt ngào đó, Ngày mai, tôi sẽ đi xa nơi đây đến phương trời kia không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần tôi nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn bầu trời xanh kia. Đi! Thật xa gặp những con người mới ở xứ lạ. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt dưới mảnh đất xa lạ ấy, quê hương tôi nằm ở đây trong con tim tôi đây này.
Câu đặc biệt là những câu in đậm nhé.
Chúc bạn học tốt!
Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” do ai sáng tác ?
Tác giả bộc lộ niềm tự hào về trang sử hào hùng vào thời đại nào?mình bổ sung nhe
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Ở trong cả hai bài thơ . Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng. Và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp. Dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm .Tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
“Ngày mai con vào lớp Một”,con đã “lớn lên” nhiều lắm. Mọi thứ đồ chơi như chiếc xe thiết giáp, những chú rô-bốt nhựa, đoàn quân thú,... trước đây con thường bày ra khắp nơi trong nhà, nhưng chiều nay, con đã giúp mẹ, “hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi” sau khi nghe mẹ nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh cấp Một rồi”. Cậu con trai lên 7 đã “lớn lên” về mặt tâm hồn qua tiếng nói yêu thương và lời khích lệ của mẹ hiền. Đêm nay, tuy con “háo hức” như trước đây “vào đêm trước ngày sắp di chơi xa”, con cũng ý thức được “ngày mai thức dậy cho kịp giờ”, nhưng rồi con đã nằm ngủ một cách ngon lành “dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”. Mẹ hiền âu yếm nhìn con thơ nằm ngủ với bao xúc động và tràn ngập thương yêu: “Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”. Có thể nói đó là những giây phút hạnh phúc nhất cùa người mẹ, hạnh phúc của tình mẫu tử.
Trong lúc con nằm ngủ ngon lành thì người mẹ lại “không ngủ được”. Suốt ngày mẹ “không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đến, sau khi buông mùng ém góc, đắp mén cho con nằm ngủ, rồi người mẹ “bổng không biết làm gì nữa”. Đó là cảm xúc nôn nao, hồi hộp, xao xuyến. Khi đã lên giường nằm, người mẹ vẫn “trằn trọc”. Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng. “Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học” vì ba năm về trước, hồi mới lên ba, con đã vào lớp mẫu giáo, giờ đây tuần lễ trước ngày khai giảng, “con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập dứng để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này”.
“Mẹ tin đứa con của mẹ... lớn rồi”.Sự chuẩn bị cho con trước ngày khai trường, mẹ đã “chuẩn bị rất chu đáo”. Chẳng còn điều gì lo lắng nữa, nhưng mẹ “vẫn không ngủ được”. Mẹ xúc động nhớ lại bao kỷ niệm sâu sắc thời ấu thơ của mẹ. Tiếng đọc bài trầm bổng của mẹ, của các bạn nhỏ ngày xưa, đêmnay lại vang lên bên tai mẹ: “Hằng năm, cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy bàn tay tôi, dấn đi trên con đường làng dài và hẹp”... Mẹ lại muốn “khắc sâu... ghi vào lòng con” về cái ngày: “hôm nay tôi đi học”. Với mẹ, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên ấy “rất sâu đậm”. Mẹ nhớ mãi “sự nôn nao, hồi hộp” khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường, “nỗi chơi vơi hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, mà bà ngoại đứng ngoài cánh cổng...
Lý Lan đã rất “sống” với kỷ niệm tuổi thơ về ngày khai trường đầu tiên khi vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu,... những cảm xúc mãnh liệt ấy, thiết tha ấy cứ “rạo rực”, cứ “bâng khuâng”, cứ “xao xuyến” mãi trong lòng. Tâm trạng đẹp ấy về tình mẫu - tử được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía.
Phần tiếp theo, Lý Lan lại chuyển qua một nét suy tư của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật “là ngày lễ của toàn xã hội”. Người lớn nghỉ việc để đưa con đến trường, các quan chức vào buổi sáng đều chia nhau đi dự lễ khai giảng ở khắp các trường lớn nhỏ; đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Ở Nhật, giáo dục là quan trọng hàng đầu, các quan chức Nhà nước bằng hành động muốn cam kết rằng “không có ưu tiền nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”. Chính sách về giáo dục được Nhà nước “điều chỉnh kịp thời”, vì ai cũng cảm thấy sâu sắc rằng “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”. Ở đây, sự suy nghĩ miên man của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật... đã thể hiện ước mơ của người mẹ muốn đứa con yêu của mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, các trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả tình thương của xã hội và đất nước.
Phần cuối, Lý Lan nói lên tâm trạng và ý nghĩ về ngày mai của mẹ. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường. Mẹ cầm tay con và dắt qua cánh cổng, rồi buông tay ra... Cử chỉ ấy vừa yêu thương, chăm sóc, vừa tin cậy, tin tưởng.
“Đi đi con, hãy can đảm lên, thếgiới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Đây là câu văn hay nhất trong bài “cổng trường mở ra”. Mẹ tin tưởng và khích lệ con “can đảm lẽn” đi lẽn phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy, “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách đi học, đến' với mái trường thân yêu. Lớp học mới, trường mới, bạn bè mới, thầy giáo mới, cô giáo mới. Tuổi thơ được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày “lớn lên”, mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, bước dần vào đời. Trường học là thế giới kì diệu tuổi thơ. Mọi nhân tài xưa nay, hầu hết được vun trồng trong thế giới kỳ diệu đó.
Con vào lớp Một, với mẹ, đứa con khác nào một người chiến sĩ can đảm lên đường ra trận. Tình thương con gắn liền với niềm hi vọng bao la của mẹ hiền với đứa con thơ. Vì thế, chúng ta phải phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi...
Tóm lại, bài “cổng trường mỏ ra” đã chỉ rõ ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ, trong tâm hồn mỗi con người. Qua việc diễn tả biến thái tâm trạng “không ngủ được”, Lý Lan đã thể hiện một cách xúc động tình mẹ thương con, niềm hi vọng về tương lai học hành tốt đẹp của con.
Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và Tổ quốc,vì thế chúng ta phải ý thức một cách sâu sắc rằng: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Thế giới kì diệu ấy là cả một chân trời văn hóa, khoa học bao la...
Trong van ban cong truong mo ra cua li lan , em vo cung an tuong voi cau noi cua nguoi me o cuoi van ban . Cau noi cua nguoi me vua the hien su dong vien , khich le con hay cam dam , dung cam buoc vao 1 chan duong moi vua khang dinh vai tro to lon cua nha truong doi con nguoi . Do la noi cua nhung tro vui choi , cua nhung chan troi tri thuc , the gioi tran day tinh yeu thuong cua thay tro ban be,...chap canh uoc mo va do cung la the gioi ki dieu ma nguoi me muon nhan nhu con
nho like nhe !
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc, xã hội càng văn minh. Sở hữu một gia đình hạnh phúc là niềm khát khao mong mỏi của mỗi con người trong xã hội.
Thế nào là gia đình hạnh phúc? Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống. Hạnh phúc gia đình là niềm vui sướng mãn nguyện của con người trong cuộc sống gia đình, là động lực tinh thần to lớn cho mỗi thành viên trong gia đình, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Hạnh phúc gia đình biểu hiện như thế nào? Biểu hiện đầu tiên là các thành viên trong gia đình phải thương yêu, thấu hiểu và thông cảm cho nhau; tình cảm thiêng liêng ấy là chất keo gắn kết các thành viên thành một khối bền chặt. Biểu hiện thứ hai đó là gia đình ấy phải là điểm tựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi thành viên, nhất là khi ta phải đương đầu với những sóng gió cuộc đời.
Và biểu hiện cuối cùng là gia đình ấy phải có đời sống vật chất phù hợp; đây không phải điều kiện quan trọng nhất nhưng lại rất cần thiết để một gia đình có được hạnh phúc trọn vẹn. Những biểu hiện trên có thể mang tính trừu tượng cao, trên thực tế, hạnh phúc gia đình được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên trong gia đình, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống đời thường.
Hạnh phúc gia đình có vai trò rất to lớn. Gia đình là không gian sống thân thuộc của mỗi người, là nơi sinh ra, lớn lên, và là cái nôi hình thành phát triển nhân cách con người. Những hành vi ứng xử của ta chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nếp sống, nếp sinh hoạt của gia đình. Gia đình hạnh phúc là nguyên nhân, động lực để con người học tập, lao động, là cái đích cuối cùng của cuộc đời mà người người vẫn hằng vươn tới.
Hạnh phúc gia đình có vai trò to lớn nhường ấy, vậy mà hiện nay một bộ phận con người nhất là giới trẻ, có suy nghĩ sai lệch về vấn đề này. Họ kết hôn một cách quá dễ dãi, li hôn quá bừa bãi, và cuộc sống gia đình thì bị chi phối chủ yếu bởi đồng tiền..., như vậy gia đình sao có thể hạnh phúc, sao có thể thực hiện được những vai trò thiêng liêng vốn có của nó? Những hậu quả ấy đang gây ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội ngày nay.
Như vậy, việc xây dựng gia đình hạnh phúc là một việc làm vô cùng quan trọng, đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ - những nền tảng của gia đình, của xã hội tương lai.
Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!
Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm..
Bạn có thể trả lời giúp mình câu Đong vai nhân vật mẹ kể lại câu truyện mẹ tôi
báo cáo nhé