Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thành phố Hồ Chí Minh có hạ tầng cơ sở tốt, thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài ( 50,1 % Vốn đầu tư nước ngoài 2003)
- Lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, lành nghề.
Đó là các lý do sản xuất công nghiệp tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Mật độ dân số cao so với cả nước: 407/ 233 (người km2), đứng hàng thứ 3 sau đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tương đương cả nước: 1,4/ 1,4 (%) và thu nhập ,đầu người bình quân trên tháng là: 342.100 đồng/ 295.000 đồng, chỉ ở mức trung bình.
- Tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn so với cả nước (10,2%/ 13,3%).
- Đời sống nông thôn với nền nông nghiệp phát triển nên dân sống ở thành thị ít: 17,1%/ 23,6%.
- Tỉ lệ người lớn biết chữ còn thấp hơn so với cả nước: 88,1%/ 90,3%; điều này nói lên mặt bằng dân trí của vùng chưa cao.
- Tuổi thọ trung bình tương đối đồng đều với cả nước: 71,1/ 70,9 (năm).
a) Tính (kết quả ở bảng)
Năm |
1979 |
1989 |
1999 |
Tỉ suất sinh(0/00) |
32,5 |
31,3 |
19,9 |
Tỉ suất tử (0/00) |
7,2 |
8,4 |
5,6 |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) |
2,53 |
2,29 |
1,43 |
- Nhận xét: tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm qua các năm.
b) Hướng dẫn vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ đường. Trên cùng trục toạ độ, vẽ hai đường: một đường thể hiện tỉ suất tử, một đường thể hiện tỉ suất sinh. Khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
a)
1979
Tỉ lệ gia tăng tự nhiện = ( 32,5 - 7,2) / 10 = 2,53 %
1999
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = ( 19,9 - 5,6 ) / 10 = 1,43 %
=>NX:Tỉ lệ gia tăng TN của dân số ngày càng giảm và giảm nhanh từ 2,53%( năm 1979) xuống còn 1,43%( năm 1999)
b)Gói ý:
1. Không có từ "tỉ lệ xuất sinh (tử)" nhé. Chỉ có thể là tỉ lệ sinh (tử) hoặc tỉ suất sinh (tử).
2. Công thức tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số sai rồi đó em, đúng là: "S - T" nhé (sinh trừ tử) đơn vị là %.
3. Với dạng câu hỏi này ta vẽ biểu đồ đường là chính xác nhất, nó sẽ thể hiện được tình hình biến động dân số qua 3 yếu tố: tỉ lệ sinh, tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên. Em cứ đặt bút vẽ là thấy nó sẽ chéo lên nhau và phần thừa ra đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
* Hiện có 8 ngành công nghiệp chình ở Đông Nam Bộ là :
- Năng lượng ; Luyện kim ; Cơ khí ;Hoá chất.
- Sản xuất vật liệu xây dựng ;chế biến lâm sản.
- Chế biến biến lương thực thực phẩm; Sản xuất hàng tiêu dùng.
* Có 3 trung tâm công nghiệp hoá:
- Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Trung tâm Biên Hoà .
Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng tộc người. Một trong những đặc trưng chung tạo nên phẩm chất con người và văn hóa Việt Nam là lòng yêu nước, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên, cộng đồng làng xóm và đức tính nhân hậu, vị tha của mỗi con người.
54 dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Ka Đai, Tạng Miến, Nam Đảo, Hán.
Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chứt. Đồng bào sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh cá. Trong đời sống tâm linh có tục thờ cùng ông bà tổ tiên và các nghề thủ công truyền thống phát triển ở trình độ cao.
Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y. Đồng bào cư trú tập trung ở các tỉnh vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái.... Các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày Thái nói ngôn ngữ Nam Á, ở nhà sàn, cấy lúa nước kết hợp với làm nương rẫy, biết lợi dụng địa hình thung lũng, sáng tạo ra chiếc cối giã gạo, con quay cùng hệ thống mương, phai, lái, lín đưa nước về ruộng. Các nghề thủ công khá phát triển như: Rèn, dệt với các sản phẩm đẹp và tinh tế. Họ có quan niệm chung về vũ trụ, con người và những vị thần. Bên cạnh đó, mỗi tộc người lại có những bản sắc riêng, được biểu hiện thông qua trang phục, nhà cửa, tập quán ăn uống, phong tục, lối sống và nếp sống tộc người.
-Đất nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng
- Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất (86,2%) \(\Rightarrow\)là một dân tộc giàu kinh nghiệm trong sản xuất, thâm canh lúa nước, có nhiều ngành thủ công nghiệp tinh xảo
- Dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền núi và trung du, Tây Nguyên, sống bằng nghề săn bắn, trồng trọt và dệt thổ cẩm
- Các kiều bào định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận quan trọng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
a) Khí hậu
Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư. Nói chung, nơi có khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá) ít hấp dẫn con người. Trên thực tế, nhân loại tập trung đông nhất ở khu vực ôn đới, sau đó đến khu vực nhiệt đới. Dân cư ở vùng khí hậu nóng ẩm trù mật hơn ở vùng khô hạn. Trong cùng một đới khí hậu, con người ưa thích khí hậu ôn đới hải dương hơn khí hậu ôn đới lục địa. Nhiệt độ quá thấp cũng trở ngại cho việc tập trung dân cư.
b) Nguồn nước
Nguồn nước cũng là nhân tố quan trọng tác động tới sự phân bố dân cư. Mọi hoạt động sản xuất và đời sống đều cần đến nước. Để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, mỗi người mỗi năm cần khoảng 2.700m3 nước. Muốn sản xuất 1 kg thức ăn thực vật phải có 2.500 lít nước, 1 kg thịt cần 20.000 lít nước. Hoạt động công nghiệp cũng tiêu thụ rất nhiều nước.
Nói chung, ở đâu có nguồn nước thì ở đó có con người sinh sống. Không phải ngẫu nhiên, các nền văn minh đầu tiên của nhân loại đều phát sinh trong những lưu vực của những con sông lớn. Như nền văn minh Babylon ở Lưỡng Hà (sông Tigrơ và sông Ơphơrát), nền văn minh Ai Cập ở lưu vực sông Nin, nền văn minh Ấn Độ ở
lưu vực sông Ấn – Hằng… Bên cạnh lưu vực sông Nin dân cư đông đúc là hoang mạc Sahara vắng bóng người, thậm chí bên trong các hoang mạc, dân cư chỉ tập trung quanh các ốc đảo, nơi có nguồn nước xuất hiện.
c) Địa hình và đất đai
Địa hình và đất đai cũng là nhân tố có nhiều ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Những châu thổ màu mỡ của các sông lớn như Ấn, Hằng, Trường Giang, Mê Kông…là những vùng đông dân nhất thế giới. Những vùng đất đai khô cằn ờ các hoang mạc và thảo nguyên khô cằn có rất ít dân cư. Địa hình lại thường có mối quan hệ với độ phì nhiêu cửa đất đai. Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc. Các vùng núi cao, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn thì cũng có ít dân cư. Nhìn chung trên thế giới, phần lớn nhân loại cư trú trên các đồng bằng có độ cao không quá 200m so với mặt nước biển vì có nhiều thuận lợi cho cả sản xuất lẫn cư trú. Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình có mật độ dân số cao nhất trong cả nước.
d) Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong việc phân bố dân cư. Những mỏ lớn có sức hấp dẫn đối với con người, dù điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn do thiên nhiên khắc nghiệt.
Điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên:
- Khoáng sản: là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
- Khí hậu và nguồn nước: Mức độ thuận lợi hay khó khăn trong việc cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp. Đặc điểm của thời tiết và khí hậu tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng.
Ngoài ra về nhân tố tự nhiên còn có đất, rừng, tài nguyên sinh vật cậu tự phân tích nha.
Điều kiện kinh tế xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động: Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó khả năng để phân bố và phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng.
- Tiến bộ khoa học công nghệ: tạo ra hững khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả cao...kép theo những thay đổi quy luật phân bố sản xuất, làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành với công nghệ tiên tiến...
- Thị trường: đóng vai trò như chiếc đòn bẩy đối với sự phất triển phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật: Là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng góp phần đảm bảo các mối quan hệ sản xuất, kinh tế, kĩ thuật...
- Đường lối: ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp.
~~> Nhân tố đóng vai trò quan trọng là các nhân tố tự nhiên. Nhưng các nhân tố kinh tế - xã hội lại đóng vai trò quyết định. .
Gợi ý làm bài:
- Em thuộc dân tộc Kinh
- Dân tộc Kinh đứng thứ nhất về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Kinh: Ở các vùng đô thị, đồng bằng nông thôn trên cả nước
- Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh:
+ Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão.
+ Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ.
+ Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Sống ở nhà đất.
+ Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung.
+ Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen. Trang phục ngày nay của dân tộc Kinh được Âu hoá.
- Em thuộc dân tộc Kinh, là dân tộc đông dân nhất trong cộng đồng Việt Nam.
- Dân tộc Kinh có rất nhiều nét văn hóa đa dạng và độc đáo
+ Như là dân tộc có truyền thống đoàn kết, gắn bó, phát huy truyền thống lâu dài của cha ông, cần cù, sáng tạo những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Còn có đời sống tín ngưỡng, tâm linh như thờ cúng ông bà, tổ tiên, những người có công với đất nước, đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn.
+ Ngoài ra dân tộc Kinh chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, một bộ phận theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, một bộ phận theo đạo Phật. Mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng.
+ Về tiếng nói, dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường.
+ Còn có các phong tục tập quán mang nét chung là có liên quan đến chu kỳ một đời người như: Phong tục sinh đẻ, nuôi con, cưới xin, làm nhà, tang lễ và trong lao động sản xuất, sinh hoạt, đấu tranh dành độc lập.
+ Kiến trúc về nhà cửa truyền thống, kiểu dáng trang phục, họa tiết, trang sức,...của mỗi dân tộc cũng rất đặc sắc và phong phú, biểu hiện quan niệm về vũ trụ, về thiên nhiên và con người, về tập quán và quan niệm cuộc sống của mỗi dân tộc.
+ Dân tộc kinh từ vùng xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới, cư trú xen kẽ với các dân tộc thiểu số, nhà ở mang nét kiến trúc nhà nông thôn đồng bằng Bắc bộ.
+ Cuối cùng dân tộc Kinh còn có nét văn hóa về trang phục như áo dài, áo bà ba.....
I IT VERY MUCH
kb nha