K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2019

Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.

- Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.

22 tháng 12 2021

Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

17 tháng 10 2019

– Tên gọi cho một loại văn bản căn cứ vào phương thức biểu đạt nào là chính. Bên cạnh phương thức chính bao giờ cũng có các phương thức biểu đạt khác.

– Trong một văn bản ít có trường hợp một văn bản chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.

- Văn bản tự sự có cả miêu tả, biểu cảm, nghị luận và nếu tự sự là chính thì vẫn là văn bản tự sự

    + Tự sự sẽ chi phối các yếu tố khác phụ trợ cho nó.

21 tháng 7 2018

Chọn đáp án: A

7 tháng 7 2019

Chọn đáp án: C

30 tháng 12 2017

d, Phép lập luận tạo sức thuyết minh: chứng minh

9 tháng 7 2017

Chọn đáp án: B 

Vai trò của miêu tảvà các biện pháp nghệ thuật trong va2n bản thuyết minh. Người ta sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản thuyết minh 2. Thế nào là miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có tác dụng thế nào 3. Viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm Truyện kiều của Nguyễn Du 4. Giới thiệu về truyện Chuyện người con gái Nam xương...
Đọc tiếp

Vai trò của miêu tảvà các biện pháp nghệ thuật trong va2n bản thuyết minh. Người ta sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản thuyết minh

2. Thế nào là miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có tác dụng thế nào

3. Viết một bài văn thuyết minh về tác phẩm Truyện kiều của Nguyễn Du

4. Giới thiệu về truyện Chuyện người con gái Nam xương của Nguyễn dữ

5. Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của em trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tam

6. Trong văn bản tự sự, người kể chuyện có vai trò gì? Có mấy điểm nhìn trong văn bản? Giải thích

7. Hãy đóng vaiThu trong truyện Chiếc lược ngà để kể về người cha của mình trong lần về phép thăm nhà. Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại

4
25 tháng 12 2018

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.



25 tháng 12 2018

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

8 tháng 8 2017

Kiến thức và kĩ năng phần văn bản tự sự của Phần Tập làm văn giúp ích nhiều cho việc học các văn bản tự sự phần văn học

    + Đi vào nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm

Ví dụ: Khi phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta thấy được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên làm trên đỉnh Yên Sơn .

    + Thấy được sự kết hợp giữa kể và tả

    + Thấy được cách xây dựng tình huống truyện, tính cách nhân vật…

3 tháng 2 2017

b. Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian. Các luận điểm chính:

- Thời gian là sự sống

- Thời gian là thắng lợi

- Thời gian là tiền

- Thời gian là tri thức