Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm nguồn gốc dân cư: người bản địa là người Anh-điêng, sau đó đã có nhiều luồng di cư từ châu Âu, châu Á, châu Phi tạo nên thành phần người lai.
Vấn đề đô thị hóa: khoảng 80% dân số sống ở các đô thị. Quá trình đô thị hóa tự phát khiến dân số đô thị tăng nhanh.
Vấn đề văn hóa: là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Là nô diễn ra nhiều lễ hội: hóa trang...
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo chiều bắc – nam và đông – tây.
- Khí hậu chủ yếu nằm trong đới nóng và đới ôn hòa.
- Thành phần chủng tộc đa dạng góp phần hình thành văn hóa Mỹ Latinh độc đáo. Khu vực có các đô thị với quy mô lớn và mức độ đô thị hóa cao tuy nhiên đô thị mang tính chất tự phát.
Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ:
- Dân cư trung và Nam Mĩ có nhiều nguồn gốc khác nhau bao gồm người Anh Điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít, người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít.
- Hiện nay phần lớn dân cư Trung Nam Mỹ là người lai do sự hợp huyết giữa Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh điêng.
- Sự hoà trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mỹ La-tinh độc đáo, trong cộng đồng dân cư và xã hội giữa các nước Trung và Nam Mỹ.
Tham khảo:
- Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ:
+ Cao nguyên: CN. La-bra-đô, CN. Cô-lô-ra-đô,...
+ Bồn địa Lớn.
+ Dãy núi: D. A-la-xca, D. Mác-ken-di, D. Bruc-xơ, D. A-pa-lat, D. Nê-va-đa,...
+ Đồng bằng: ĐB. Trung Tâm, ĐB. Duyên hải vịnh Mê-hi-cô, ĐB. Duyên hải Đại Tây Dương,...
- Theo chiều đông - tây, địa hình Bắc Mỹ phân hóa thành 3 khu vực:
+ Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy núi già A-pa-lát, cao nguyên La-bra-do.
+ Miền đồng bằng: khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200 - 500 m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm ĐB. Ca-na-đa, ĐB. Lớn, ĐB. Trung Tâm và đồng bằng duyên hải.
+ Núi cao: phân bố ở phía tây, địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc nam.
Trung và Nam Mỹ có nền văn hóa giao thoa vì phần lớn cư dân Trung và Nam Mỹ hiện nay là người lai do sự hợp huyết giữa người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng.
- Do lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hóa đa dạng theo chiều đông – tây, chiều bắc – nam và theo chiều cao
Sự phân hóa tự nhiên được thể hiện theo chiều bắc-nam, đông-tây, chiều cao.
Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, được gọi là “lá phổi xanh” của thế giới với nhiều động, thực vật phong phú và đa dạng.
Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ:
* Ở Trung Mỹ
- Sườn phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo: mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ.
- Sườn phía Tây eo đất Trung Mỹ: mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.
* Ở Nam Mỹ
Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nét ở các khu vực địa hình:
- Phía đông là các sơn nguyên:
+ Sơn nguyên Guy-a-na hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp; khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.
+ Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ, cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.
- Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa).
+ Đồng bằng A-ma-dôn: đồng bằng rộng và bằng phẳng nhất thế giới, nằm trong khu vực khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm nên toàn bộ đồng bằng được rừng rậm bao phủ.
+ Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.
- Phía tây là miền núi An-đét:cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.
- Dân cư: Trung và Nam Mỹ có dân cư đông, con người xuất hiện từ khá sớm, tỉ lệ dân thành thị cao.
- Xã hội: Khu vực Trung và Nam Mỹ là nơi bắt đầu của nhiều nền văn minh, sau đó có sự du nhập của văn hoá, xã hội Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha do cuộc xâm lược thuộc địa, do đó sử dụng chủ yếu ngữ hệ La – tinh.