Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngọn cây:
+ Là nghĩa gốc
+ Chỉ phần chót nhọn, cao nhất của cây
Ngọn lửa:
+ Là nghĩa chuyển
+ Chỉ đơn vị của những vật di chuyển thành làn, luồng
Ý nghĩa: 2 BPTT đã làm cho người đọc thấy tình cảm vĩ đại, lớn lao của bà dành cho cháu, tình cảm ấy được ví như ''ngọn lửa'' ấm mãi trong tâm trí của cháu, một ngọn lửa mang trọn vẹn tình yêu và niềm tin của bà
Thamkhao
+ Ẩn dụ: ngọn lửa tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Đó là ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, thắp sáng lên ý chí, hi vọng và nghị lực.
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu.
Gợi ý:
- Hình ảnh " ngọn lửa " ở 2 câu sau là sự phát triển của hình ảnh " bếp lửa " ở 2 câu thơ trên hay cũng có thể nói hình ảnh " Bếp lửa " được nhắc đi nhắc lại ở toàn bộ bài thơ. Ở mức khái quát, mang ý nghĩa trừu tượng ==> trở thành 1 biểu tượng.
- Hình ảnh của " ngọn lửa " là biểu tượng của sức sống, lòng yêu thương và niềm tin. Là sức mạnh nội tâm ở trong lòng.
- Từ " bếp lửa →→ ngọn lửa " là một sự phát triển về sáng tạo của hình tượng thơ.Gợi cho người đọc những cảm nhận sâu xa.: “bếp lửa bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu ở ngoài, mà chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Như thế hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Ngọn lửa tự trong lòng ấy sẽ cháy mãi, bất diệt.
Hình ảnh ngọn lửa khái quát cao hơn, tác giả lớp nghĩa thực ra.
- Ngọn lửa ở đây là ngọn lửa của tình yêu thương của bà, nuôi dưỡng, chăm sóc người cháu
- Ngọn lửa là sự kết tinh tình yêu thương, niềm tin của bà truyền cho cháu
→ Tình yêu thương, hơi ấm tình cảm, niềm tin của bà truyền lại cho thế hệ mai sau sẽ không thể dập tắt
- Hình ảnh " ngọn lửa " ở 2 câu sau là sự phát triển của hình ảnh " bếp lửa " ở 2 câu thơ trên hay cũng có thể nói hình ảnh " Bếp lửa " được nhắc đi nhắc lại ở toàn bộ bài thơ. Ở mức khái quát, mang ý nghĩa trừu tượng => trở thành 1 biểu tượng.
- Hình ảnh của " ngọn lửa " là biểu tượng của sức sống, lòng yêu thương và niềm tin. Là sức mạnh nội tâm ở trong lòng.
- Từ " bếp lửa → ngọn lửa " là một sự phát triển về sáng tạo của hình tượng thơ.Gợi cho người đọc những cảm nhận sâu xa.: “bếp lửa bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu ở ngoài, mà chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Như thế hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Ngọn lửa tự trong lòng ấy sẽ cháy mãi, bất diệt.
- Hình ảnh " bếp lửa " : mang tính cụ thể , đó là bếp lửa được bà nhóm lên mỗi sáng mỗi chiều, bếp lửa là hình ảnh của cuộc sống thực đầy vất vả nhọc nhằn của hai bà cháu.
- Hình ảnh " ngọn lửa " : mang tính khái quát, đó là ngọn lửa của tấm lòng ấm áp, của tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin, niềm li vọng vào tương lai của cuộc kháng chiến
- Tác giả dùng " ngọn lửa " ở hai câu cuối mà không nhắc lại từ " bếp lửa " là một sự sáng tạo và phát triển hình tượng thơ. Hình ảnh bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh người bà. Như vậy từ ngọn lửa của bà cháu đã hiểu ra rằng : bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Hình ảnh bếp lửa thiêng liêng kì lạ đã được đẩy lên một mức, người cháu nhận ra một điều sâu sắc. Bếp lửa được bà nhóm lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của tình yêu thương, sự sống, niềm tin thắp lên trong lòng cháu mỗi khi nhớ về bà là nhớ về cội nguồn, gia đình, quê hương , dân tộc.
1.
- "Bếp lửa" trong hoạt động nhóm bếp lửa - là công việc bà vẫn làm hằng ngày.
- Còn "ngọn lửa" là chỉ những tình cảm, sự yêu thương của bà dành cho cháu.
2. Hình ảnh "bếp lửa" được chuyển thành "ngọn lửa" cho thấy sự quan sát tinh tế và ấn tượng của tác giả về những kỉ niệm tuổi thơ. Bếp lửa hay nhóm bếp lửa không chỉ là công việc bà vẫn làm hàng ngày mà bà dành trọn tình yêu của mình cho công việc ấy. Bà yêu thương đùm bọc và truyền cho cháu thứ tình cảm nồng ấm như ngọn lửa kia.
Tác giả dùng từ :"ngọn lửa" có mức độ khái quát cao hơn. Ngọn lửa ở đây là kết tinh tình yêu thương của người bà danh cho cháu. Ngọn lửa này sẽ sáng mãi và không bao giờ tắt, soi đường chỉ lối, dẫn dắt, sưởi ấm cho người cháu trong những ngày ở nơi xa. Tình yêu thương, hơi ấm tình cảm, niềm tin của bà truyền lại cho thế hệ mai sau sẽ không thể dập tắt
Ở hai câu cuối, tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không nhắc lại từ "bếp lửa" vì Người muốn tinh tế khéo léo gợi rằng từ một "bếp lửa" (một vật để nấu ăn bình thường trong nhà) mà thể hiện nên một niềm tin, niềm yêu thương mãi dai dẳng trong lòng người bà. Đồng thời muốn cho đọc giả thấy rằng "ngọn lửa" trong bà là sự trù tượng không thể dập tắt như "bếp lửa", ngọn lửa ấy luôn cháy bỏng mãnh liệt mỗi ngày.
Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa về tình yêu thương, niềm tin yêu mà người bà dành cho cháu. Đồng thời thể hiện sâu sắc tình cảm mà người bà dành cho cháu từ khi cháu nhỏ cho đến cả khi cháu rời xa mình là không bao giờ mai mọt.
Em hiểu những câu thơ trên vừa gợi tình cảm, sự biết ơn, thấu hiểu mà tác giả dành cho bà mình vừa qua đó thể hiện nên tình bà cháu luôn sâu sắc, mãnh liệt và trong tim bà luôn có một "ngọn lửa" của tình thương, niềm tin yêu dành cho cháu.
"Ngọn" trong câu a, là nghĩa gốc, câ b, là nghĩa chuyển.
a) "Ngọn" nghĩa gốc ở đây là chỉ đầu, đỉnh của một sự vật, cây cối,...
Nên "ngọn" cây là nghĩa gốc.
b) "Ngọn" trong câu này là nghĩa chuyển. Và chuyển theo nghĩa ẩn dụ.
"Ngọn lửa" ở đây là để chỉ một nguồn ánh sáng, một sự tin tưởng từ người bà dành cho người cháu của mình.
Nghĩa gốc thì không có phương thức chuyển đâu nhé =))
Chỉ có nghĩa chuyển đc chuyển theo hai phương thức là hoán dụ và ẩn dụ thôi ạ.