Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Mô tả thí nghiệm lá cây sử dụng khí cacbonic trong quá trình chế tạo tinh bột
+ Đặt hai chậu cây vào chổ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá tiêu hết
+ Sau đó đặt mỗi chậu cây lên tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh a và b úp ra ngoài mỗi chậu cây.
+ Trong chuông a cho thêm cốc nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí cácboníc của không khí trong chuông.
+ Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chổ nắng, sau khoảng 6h, ngắt lá của mỗi cây đưa vào dung dịch cồn đun sôi để phá hủy chất diệp lục, sau đó thử tinh bột bằng dung dịch iốt loãng. Lá của chuông a có màu vàng nhạt, lá của chuông b có màu xanh tím.
Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.
Nước + khí cacbônic - > tinh bột + khí ôxi
Câu2 :
Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.
* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.
Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.
* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.
Câu 2:
+ Những cây lấy gỗ thường tỉa cành vì: Tỉa cành để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân để thân phát triển cho cây cao lên giúp ta thu hoạch gỗ và vỏ cây.+ Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển đem lại năng suất cao.
1. Thí nghiệm:
B1: Đặt 2 chậu cây vào chỗ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết
B2: Đặt mỗi cây lên một tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu
B3: Chuông A: cho thêm cốc nước chứa dung dịch nước vôi trong
B4: Đặt cả 2 chuông ở chỗ có nắng, sau 5 đến 6 tiếng, ngắt lá mỗi cây để thử bằng dung dịch iot
2. Sơ đồ quá trình quang hợp:
Nước + Khí cacbonic -> Ánh sáng, chất diệp lục -> Tính bột + Oxi
-Chiết cành:
+ Làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới
+ Cây ra rễ phụ chậm.
- Giâm cành :
+Cắt một đoạn cành có đủ mắt , chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới.
+Cây ra rễ phụ nhanh.
- Người ta thường chiết cành với những loại cây:
Cam, chanh bưởi, na , vải, cà phê,nhãn, ổi, hồng xiêm,...
Việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả vừa có lợi cho cây, vừa có lợi cho con người: - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn làm cho cây sai quả hơn.
- Ong lấy được nhiều phấn và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng nguồn lợi về mật ong.
vì sao trong vườn cây ăn quả người ta thường nuôi thêm ong ?
Vì việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả vừa có lợi cho cây, vừa có lợi cho con người:
- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn làm cho cây sai quả hơn.
- Ong lấy được nhiều phấn và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng nguồn lợi về mật ong.
⇒ Nên trong vườn cây ăn quả người ta thường nuôi thêm ong
Câu 1: Thụ phấn: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
Thụ tinh: Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử.
* Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
Câu 2: Vì khi quả chín kho thì sẽ nứt ra ( vì quả độ đen và độ xanh thuộc loại quả khô nẻ) và khiến cho hạt từ bên trong rơi ra bên ngoài
Câu 1:
Thụ phấn: Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Hiện tượng này diễn ra trước.
Thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tại noãn tạo thành hợp tử. Hiện tượng này diễn ra sau.
Câu 2:
Vì đỗ đen, đỗ xanh thuộc loại quả khô nẻ nên khi chín vỏ sẽ mỏng và cứng, đến một độ nào đó vỏ quả sẽ tự bung ra (vì đỗ đen, đỗ xanh cũng thuộc loại quả tự phát tán) => Hạt sẽ rơi xuống đất
=> Khó thu hoạch => Năng suất thấp
Câu 1:
- Hô hấp là hiện tượng cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây và đồng thời giải phóng khí cacbonic và hơi nước ra ngoài.
- Ý nghĩa: Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cây.
Câu 1 :- Hô hấp là cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ sản ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước
- Ý nghĩa : Tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cây
Câu 2 : Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.
Câu 3 : 1. Rong hấp thu chất thải ra từ cá, từ thúc ăn, làm nước luôn sạch, trong
2. Hấp thu CO2 để quang hợp làm giảm lượng CO2 trong moi trường nước có lợi cho quá trình hô hấp, Tránh cá chết ngạt.
3. Trong quá trình quang hợp rong nhả ra ô xy cung cấp dưỡng khí cho cá
4. Rong điều hòa nhiệt độ trong bể, nơi để cá ngủ, cá đẻ trứng
#TK
Câu 1:Hãy kể tên 4 loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả
Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
Câu 2:
1. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa, tạo quả?
Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
2. Thân cây dài ra do đâu?
Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
Để tăng năng suất cây trồng, tuỳ từng loại cây mà bám ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
Câu 3: So sánh cấu tạo miền hút của rễ và cấu tạo trong của thân non?
| Cấu tạo trong của rễ | Cấu tạo trong của thân |
Giống nhau | Vỏ: biểu bì, thịt vỏ Trụ giữa: bó mạch và ruột | |
Khác nhau | - Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sít nhau. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra. - Thịt vỏ: tế bào không chứa diệp lục. - Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ thành 1 vòng. | - Biểu bì: gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau. Không có lông hút. - Thịt vỏ: có 1 số tế bào chứa diệp lục. - Mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong. |
So sánh chiều cao của 2 nhóm cây
+ nhóm cây ngăt ngọn
+ nhóm cây k ngắt ngọn
=> Chiều cao của cây ngắt ngọn thấp hơn cây không ngắt ngọn.
- Từ thí nghiệm trên , hãy cho biết thân dài ra do bộ phận nào ?
=> Thân dài ra do phần ngọn ( Mô phân sinh ngọn)
- Hãy giải thích vì sao thân dài ra đc?
Vì ở phần ngọn có mô phân sinh ngọn, các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra. (Ở các cành cũng có hiện tượng như ở ngọn cây).
- Khi trồng đậu , bông , cà phê trước lúc cây ra hoa , tạo ủa người ta thường ngắt ngọn vì :
+ Khi bấm ngọn cây, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển.
+ Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn, để thức ăn dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi, hoa, quả, lá phát triển.
- Trồng cây lấy gỗ , lấy sợi , lấy vỏ , người ta thường tỉa cành sâu mà k bấm ngọn vì cây mọc cao mới cho nhiều gỗ, nhiều sợi. Cần thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính, làm cho thân dài ra.
-Thân cây dài ra là do chồi ngọn
-Vì phần chồi ngọn có mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra
-Để cây không lên cao, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá phát triển
-Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi thì không bấm ngòn vì phải để cây cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt
Khi trồng đậu, bông, cà phê thường được ngắt ngọn trước khi cây ra hoa tạo quả vì khi ngắt ngọn, cây tập trung phát triển cành và chồi nách để tạo ra nhiều quả, dễ thu hoạch hơn.
Khi trồng cây lấy gỗ thường tỉa cành sâu vì khi tỉa cành cây sẽ phát triển ngọn làm cho thân dài ra, thu hoạch được nhiều gỗ.
6^2