Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người cầm chiếc cần câu là hung thủ . Vì nếu có cần câu thì hắn ta có thể quăng móc ra chỗ vòng của cô bé lúc cô không để ý rồi lại quăng ra phái mình . Thế là hắn ta chính là thủ phạm !
a. Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn.
- Mở bài: Trong làng tôi... vì chiếc xe đạp của chú
Giới thiệu trực tiếp chiếc xe đạp là đồ vật cần miêu tả.
- Thân bài: Ở xóm vườn... Nó đá đó: Tả chiếc xe đạp và tình cảm yêu quý chiếc xe hãnh diện vì nó của chú Tư.
- Kết bài: Câu còn lại: Niềm vui của đám con nít và của cả chú Tư bên chiếc xe.
b. Trình tự miêu tả chiếc xe đạp: (Thân bài):
- Bao quát: đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.
- Những bộ phận nổi bật: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ gắn ngang giữa tay cầm, có khi cả một cành hoa.
- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp của mình: Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Coi thì coi đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây.
Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng mắt nhìn (hình dáng màu sắc...) tai nghe (tá âm thanh ro ro thật êm tai)
d. Trong bài, lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả:
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chủ dặn sắp nhỏ: - Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây/Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.
Nhằm thể hiện tình cảm của chú Tư đối với "con ngựa sắt của mình": Chú yêu quý chiếc xe đạp và rất hãnh diện về nó.
a. ĐT: ngắt, bó, bọc, để
TT: cẩn thận, nhẹ nhàng.
b. ĐT: xối
TT: lạnh buốt, sơ sài
c. ĐT: chơi, vây quanh, kéo đến, ngắm nghía, sờ mó
TT: hiếu kì, sang trọng
d. ĐT: giăng giăng, bước đi
TT: khoan khoái
e. ĐT: tràn về, thổi
TT: dữ dội, nho nhỏ
Động từ :
a, ngắt , bó , bọc , để
b, xối , vào
c, nghỉ , chơi , kéo đến , vây quanh , ngắm nghía , sờ mó
d, bước đi
e, tràn về , thổi , dập ngã
Tính từ :
a, nhẹ nhàng
b, lạnh buốt , sơ sài
c, sang trọng
d,khoan khoái , quen thuộc
e, dữ dội , nho nhỏ bé
Hướng dẫn giải:
- Vùng đất mới mà nhà thám hiểm tìm ra không hoang sơ bở vì ở đó đã sử dụng cả internet.
50% là có, 50% là không vì một phần người ta chưa có đồ dùng của người thời hiện đại, một phần là họ đã biết được intonet
a) Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :
M : - Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.
- Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau . - Nó đá đó.
- Kết bài: đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.
b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?
Tả bao quát về ngoài chiếc xe : là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sánh bằng.
- Những đặc điểm nổi bật:
+ Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.
+ Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.
- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe :
+ Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.
+ Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
+ Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe .
+ Chủ rất hãnh diện với chiếc xe của mình.
+ Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.
c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?
- Bằng mắt : thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.
- Bằng tai : Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.
d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?
Lời kể xen lẫn lời tả | Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe |
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: "Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây", (chú hãnh diện với chiếc xe của mình). | Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp. |
Năm nay trường em được Bộ Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học cũ và xây thêm một số lớp mới. Lớp em được học phòng học mới cô giáo chủ nhiệm xếp em ngồi bàn đầu. Cũng ngồi bàn này có hai bạn nữa tên là Trung và Quý.
Bàn học của em được bào nhẵn và đánh bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì tay lên mặt bàn. Cái mặt bàn hơi thoai thoải màu vàng sẫm, gần trên cùng được khoét khéo léo một rãnh đài giúp chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ngăn bàn há miệng nuốt chiếc cặp to phồng của em. Có lúc em tưởng tượng thò tay vào ngăn bàn lôi ra được một chú chim non. Mép sát ngoài cùng thẳng dài và phẳng, đặt bình mực không bị rớt ở mặt bàn chỗ giữa em và Trung có một cái hõm. Bạn Trung đặt lọt vào hõm một hòn bi ve, bạn ấy bảo đấy là kho tàng bí mật. Mỗi tiết sinh hoạt đầu tuần, cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải giữ bàn cẩn thận, không viết, khắc lên mặt bàn, cũng không làm rớt đổ mực hoặc ngồi lên bàn.
Ở nhà, em cũng có bàn học riêng nhỏ chỉ bằng nửa cái bàn này. Bố em cũng dặn đừng làm hư, làm dơ mặt bàn. Bốn chân nó thì nhỏ, yếu hơn bốn chân cái bàn em đang ngồi ở lớp. Cái bàn này dài đè trên bốn chân to, vuông, thẳng đứng. Cả ba đứa chúng em tì tay lên bàn bàn vẫn không lung lay. Cô giáo em nói để đóng được cái bàn phải tốn nhiều công sức, tiền của. Em cùng bạn Trung, bạn Quý cố giữ bàn học của chúng em thật sạch, thật bền. Cái bàn như chiếc xe gin ba cẩu chở ba đứa em qua cả năm học lớp Bốn.
Chắc hẳn khi giao phòng học và những đồ đùng còn mới nguyên cho lớp em, thầy cô giáo trong trường phải đặt vào đấy nhiều niềm tin. Vì thế chúng em bảo nhau phải giữ gìn và bảo quản bàn ghế cùng lớp học thật tốt, xứng đáng với lòng tin của nhà trường đối với lớp em.
Năm nay trường em được Bộ Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học cũ và xây thêm một số lớp mới. Lớp em được học phòng học mới cô giáo chủ nhiệm xếp em ngồi bàn đầu. Cũng ngồi bàn này có hai bạn nữa tên là Trung và Quý.Bàn học của em được bào nhẵn và đánh bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì tay lên mặt bàn. Cái mặt bàn hơi thoai thoải màu vàng sẫm, gần trên cùng được khoét khéo léo một rãnh đài giúp chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ngăn bàn há miệng nuốt chiếc cặp to phồng của em. Có lúc em tưởng tượng thò tay vào ngăn bàn lôi ra được một chú chim non. Mép sát ngoài cùng thẳng dài và phẳng, đặt bình mực không bị rớt ở mặt bàn chỗ giữa em và Trung có một cái hõm. Bạn Trung đặt lọt vào hõm một hòn bi ve, bạn ấy bảo đấy là kho tàng bí mật. Mỗi tiết sinh hoạt đầu tuần, cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải giữ bàn cẩn thận, không viết, khắc lên mặt bàn, cũng không làm rớt đổ mực hoặc ngồi lên bàn.
Ở nhà, em cũng có bàn học riêng nhỏ chỉ bằng nửa cái bàn này. Bố em cũng dặn đừng làm hư, làm dơ mặt bàn. Bốn chân nó thì nhỏ, yếu hơn bốn chân cái bàn em đang ngồi ở lớp. Cái bàn này dài đè trên bốn chân to, vuông, thẳng đứng. Cả ba đứa chúng em tì tay lên bàn bàn vẫn không lung lay. Cô giáo em nói để đóng được cái bàn phải tốn nhiều công sức, tiền của. Em cùng bạn Trung, bạn Quý cố giữ bàn học của chúng em thật sạch, thật bền. Cái bàn như chiếc xe gin ba cẩu chở ba đứa em qua cả năm học lớp Bốn.
Chắc hẳn khi giao phòng học và những đồ đùng còn mới nguyên cho lớp em, thầy cô giáo trong trường phải đặt vào đấy nhiều niềm tin. Vì thế chúng em bảo nhau phải giữ gìn và bảo quản bàn ghế cùng lớp học thật tốt, xứng đáng với lòng tin của nhà trường đối với lớp em.
Tả cái bàn học của em ở trường – Bài số 2
Đến trường, mọi vật đều thân quen trìu mến với em. Bác Trông thúc giục đúng giờ ra vào lớp. Trụ cờ nâng lá cờ đỏ thắm của Tổ quốc. Bác Bàng rì rào tay lá che mát cho chúng em. Trong lớp, bảng đen được lau sạch chờ tiết học đến. Trong bao vật thân thiết ấy, cái bàn họcsinh em ngồi học là gần gũi nhất.
Cái bàn hình chữ nhật, dài một phẩy hai mét, rộng năm mươi xăng-ti-mét, là loại bàn học sinh hai chỗ ngồi. Bàn được làm bằng gỗ ép công nghiệp và mi-ca dán phủ bên ngoài. Mặt bàn dán mi-ca màu kem sữa, chân bàn lm bằng sắt hộp, ngăn bàn cũng làm bằng sắt. Trừ mặt bàn dán mi-ca, các bộ phận khác của bàn đều được sơn tĩnh điện màu kem sữa. Ngăn bàn rộng bằng mặt bàn, cao hai mươi lăm xăng-ti-mét, để vừa đủ hai chiếc cặp học sinh. Bên dưới bàn, ngay chân bàn ở hai có hai móc sắt nhỏ để học sinh treo mũ cho tiện gọn,Cái bàn được làm chắc chắn và sử dụng những vật liệu hiện đại, nhẹ, lắp rắp mau chóng và tiện dụng, tiết kiệm cho ngân sách quốc gia một số tiền khá lớn.
Mỗi ngày đến lớp, em thêm yêu mến phòng học của mình, yêu mến các đồ vật trong phòng, yêu mến bạn bè đã học cùng nhau trong suốt năm năm qua. Để giữ gìn bàn được mới lâu, em không viết hoặc vẽ bậy lên mặt bàn, không nô đùa xô bàn ghế vào nhau, không xả rác vào ngăn bàn. Chúng em thường xuyên lau mặt bàn bằng một mảnh vải mềm. Nhờ thế, mặt bàn luôn sạch và sáng bóng như mới. Thành tích ấy của lớp em được nhà trường biểu dương thành phong trào cho toàn trường cùng nhau giữ gìn tài sản tốt. Cái bàn chắc hẳn thích thú phong trào nàylắm, mặt bàn cái nào cái nấy sạch sẽ, sáng bóng. Sau mỗi buổi học, em như nghe cái bàn thầm thì: “Cảm ơn các cô cậu học sinh, nhờ các cô cậu chăm sóc giữ gìn mà chúng tôi được sạch đẹp, bền lâu.”.
Lớp học với những kỉ niệm khắc ghi vào tim em niềm yêu mến thiết tha mái trường học, yêu bảng lớp, yêu chỗ ngồi thân quen và yêu cái bàn đơn sơ, giản dị đã giúp em có phương tiện học tập trong suốt những năm học vừa qua.
Tả cái bàn học của em ở trường – Bài số 3
Đối với mỗi bạn học sinh, ngoài chiếc bàn học ở nhà chúng ta còn một chiếc bàn học ở trên lớp, đó chính là chiếc bàn học đã gắn bó với chúng em khi chúng em còn ngồi học trên ghế nhà trường. Chiếc bàn học ở trên lớp của em còn gắn với em rất nhiều những kỷ niệm đẹp.
Khi mới vào năm học lớp 1, em đã rất thích thú khi mới bước vào lớp, đó là một căn phòng với rất nhiều những chiếc bàn giống hệt nhau được xếp rất ngay ngắn, thẳng hàng. Khi đó, cô giáo xếp chỗ cho em ngồi ở bàn thứ 2 từ trên xuống ở dãy giữa. Chiếc bàn học này khác hẳn với chiếc bàn học của em ở nhà, đó là một chiếc bàn dài cho hai người ngồi, và ghế được gắn liền với bàn. Bàn chỉ có một mặt phẳng dài khoảng 1,5 mét và rộng tầm khoảng 3 gang tay của em. Trên mặt bàn là một miếng gỗ phẳng và được quét một lớp sơn màu vàng trông rất đẹp. Ngay phía bên dưới chính là ngăn bàn, ngăn bàn được chia làm đôi để mỗi bạn có thể tự để đồ dùng học tập của mình vào trong. Để tránh các bạn bị lấy nhầm của nhau, ở giữa bàn có một miếng ngăn màu trắng trông rất đẹp.
Ở phía bên cạnh bàn là hai chiếc móc treo để chúng em có thể treo cặp sách mỗi khi đến lớp để tránh chúng em để đồ bừa bãi. Một điều đặc biệt ở chiếc bàn học của chúng em là đây là một chiếc bàn học đa năng, chỉ cần lật ngửa mặt bàn ra là chiếc bàn sẽ biến thành một chiếc giường để chúng em có thể được ngủ trưa để chuẩn bị cho buổi chiều thật tỉnh táo
Em thích chiếc bàn học ở trường của em lắm, nó không chỉ là chiếc bàn học để em có thể viết những lời giải những từ ngữ thật nắn nót, thật cẩn thận. Em đã hứa với cô giáo và bố mẹ là sẽ học tập thật tốt trên chiếc bàn đó để trở thành một người con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với công nuôi dạy của bố mẹ và thầy cô.
Tả cái bàn học của em ở trường – Bài số 4
Năm nay em học ở lớp mới, toàn bàn ghế mới. Cô giáo chủ nhiệm xếp em ngồi bàn đầu. Cùng ngồi bàn này có hai bạn nữa, tên là Sơn và Nhật.
Bàn học của em chưa sơn, chưa được đánh bóng. Bàn để mộc, màu vàng tươi. Em ngồi tì tay lên mặt bàn. Cái mặt bàn hơi nghiêng đã được bào nhẵn, riêng các cạnh và mặt dưới còn ram ráp. Ngăn bàn há miệng nuốt chiếc cặp phồng to của em. Có lúc em tưởng tượng thò tay vào ngăn bàn lôi được một con chim non. Em không biết các bác thợ mộc đã lấy gỗ gì đóng bàn, chỉ thấy bàn vững chắc. Mép sát ngoài cùng thẳng dài và phẳng. Cây viết đặt lên không bị lăn, đặt bình mực cũng không rớt. Em lấy viết bi định ghi tên vào cái góc bàn thì cô giáo nói:
– Các con phải giữ bàn cho mới nghe, không viết, khắc lên mặt bàn. Cũng không làm rớt, đổ mực hoặc ngồi lên mặt bàn. Nghe rõ chưa nào?
Thế là em dừng tay lại. Ở nhà, em cũng có bàn học riêng chỉ bằng cái bàn này. Bố em cũng dặn đừng làm hư bàn, dơ mặt bàn. Bàn học ở nhà em được bao nhựa mi ca bóng láng màu gụ rất đẹp. Bốn chân nó chỉ nhỏ yếu hơn bốn chân cái bàn em đang ngồi ở lớp. Cái bàn dài đè lên trên bốn chân vuông, to, thẳng đứng.
Cả ba chúng em tì tay lên bàn, bàn vẫn không lung lay. Cô giáo em cho biết để đóng được cái bàn phải mất nhiều công sức. Nào là trồng cây, hạ xuống, chở về. Nào là cưa, xẻ, đục, bào, đóng. Rồi chuyển đến trường. Em cùng bạn Sơn, bạn Nhật cố giữ bàn học của chúng em thật sạch thật bền.
Em mở sách để sát cái thước kẻ dài, rồi đặt thật ngay quyển tập dưới cuốn sách. Em nắn nót viết. Bàn ơi, đứng yên, nghe. Mình sẽ giữ bạn cẩn thận như cái bàn học ở nhà.
Tả cây phượng vĩ vào một ngày hè – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An
Cây phượng là loại cây hay được trồng ở trường học. Xung quanh trường em là những cây phượng, với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lai đến.
Cây phượng ở trường em đã to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể, phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.
Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chum hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh, nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.
Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang. Thế rồi hoa phượng tàn, kết thành những quả phượng dài, cong cong mà mấy bạn con trai hay nhặt để làm kiếm. Khi quả phượng rụng hết, cây phượng cũng trụi lá và đợi đến mùa xuân để mọc lên những tán lá xanh non mơn mởn.
Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.
Đáp án B