K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2021

Khi tìm hiểu về văn bản thông tin ta cần chú ý điều gì?

+ Nắm rõ những luận điểm của mỗi cá nhân để suy ra thông tin đúng nhất.

+ Chỉ cần hiểu các từ khóa, các thông tin cần thiết.

+ Xem xét nhãn hiệu, loại tờ báo phòng báo lá cải, hay sách giả gây ra thông tin lệch lạc.

Hãy giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của em về kiểu văn bản này?

+ Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin

+ Gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin…

+  Trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. 

Cho ví dụ?

Bài thủ lĩnh người da đỏ. 

Câu 1:Khi tìm hiểu về văn bản thông tin ta cần chú ý điều gì? Hãy giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của em về kiểu văn bản này? Cho ví dụ?......................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 2: Giới thiệu vài nét tiêu biểu...
Đọc tiếp

Câu 1:Khi tìm hiểu về văn bản thông tin ta cần chú ý điều gì? Hãy giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của em về kiểu văn bản này? Cho ví dụ?

......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2: Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả? Xuất xứ của văn bản?

......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 3: Khi đọc văn bản“Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập”cần đọc như thế nào? Giải thích các từ khó trong văn bản?

....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 4: Văn bản HCM và Tuyên ngôn Độc lập thuộc thể loại gì? Thuật lại sự kiện gì? theo trình tự nào? Xác định PTBĐ của văn bản?

....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5: Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Em hãy nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần?

.........................................................................................................................................

Câu 6. Phần in đậm và thời gian đăng tải của văn bản có tác dụng gì trong văn bản?

làm giúp mk nhé 

1
25 tháng 11 2021

tên bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

12 tháng 12 2021

Tham khảo

Khi tìm hiểu về văn bản thông tin ta cần chú ý điều gì?

+ Nắm rõ những luận điểm của mỗi cá nhân để suy ra thông tin đúng nhất.

+ Chỉ cần hiểu các từ khóa, các thông tin cần thiết.

+ Xem xét nhãn hiệu, loại tờ báo phòng báo lá cải, hay sách giả gây ra thông tin lệch lạc.

2 tháng 12 2023

- Hiện nay, có khoảng 15 triệu sinh vật sinh sống trên trái đất của chúng ta. Việc bảo vệ động vật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết và đánh giá chất lượng của môi trường.

- Ví dụ: Sự sụt giảm về số lượng chim ưng và đại bàng vào giữa thế kỷ 20 là lời cảnh báo mạnh về mức độ nguy hiểm của thuốc trừ sâu DDT – loại này đang được sử dụng rộng rãi và thường tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật (gây suy yếu khả năng sinh sản cũng như ấp trứng của loài động vật này). Trường hợp này sẽ gửi lời cảnh báo tới con người về tác động biến đổi khí hậu cũng như chất gây ô nhiễm môi trường.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

- Thời điểm xuất hiện văn bản là thứ Bảy ngày 1/9/1018, nơi xuất hiện là @baodanang.vn. Bài viết được viết nhân dịp kỉ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh 2/9/1945. 

- Thông tin chính mà văn bản cung cấp là thuật lại quá trình chuẩn bị, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Thông tin được nêu rõ ràng, cụ thể nhất trong phần (2) của văn bản.

- Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản và tương ứng với sự việc: 

Mốc thời gian

Sự việc tương ứng

Ngày 4/5/1945

Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang)

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng 

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

14h ngày 2/9/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.

- Tác dụng của phần sa pô:

+ Thu hút người đọc, xác định chủ đề của bài viết

+ Tóm tắt nội dung bài viết

+ Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự

+ Những yếu tố đó có tác dụng  thuật, trình bày lạị sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra

- Việc thuật lại các sự kiện đầy đủ chi tiết, giúp người đọc nắm được những thông tin quan trọng trong quá trình trình soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. Hiểu được một nội dung lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam.

19 tháng 3 2022

 Đọc kĩ yêu cầu của đề là viết đoạn hay bài văn để tránh những sai sót không đáng có về cách trình bày 

 Có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và kết bài 

 Xác định trọng tâm của bài viết là ở đâu và chú trọng vào đó.

19 tháng 3 2022

Tham Khảo 

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

1. Khái niệm:

Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục nhằm đạt được mục đích của người viết muốn đem đến một nhận thức đúng đắn, mới mẻ về một vấn đề cần bàn luận.

2. Đặc điểm của bài văn nghị luận

 

Trong bài văn nghị luận có điểm khác biệt so với các thể loại văn bản khác ở chỗ:

Vấn đề được đưa ra nghị luận bàn bạc phải là vấn đề được nhiều người quan tâm. vấn đề này cần tranh cãi, bàn luận. Các tình huống mọi người thường gặp như: nêu các ý kiến trong các cuộc họp, các bài xã luận, những lời phát biếu, những ý kiến công bố trên báo chí.

Văn bản nghị luận có mục đích hướng tới một hoặc nhiều đối tượng cần bàn luận, từ đó giải đáp những băn khoăn, những thắc mắc. Đôi khi làm sáng tỏ một chân lí hoặc thuyết phục người đọc người nghe có niềm.tin vào quan điểm đúng đắn của người tạo lập ra văn bản.

Văn bản nghị luận sử dụng chủ yếu là phương thức lập luận với các luận điểm cụ thể, rõ ràng cùng hệ thống lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

Luận điểm trong văn nghị luận là những ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những dẫn chứng đó. Trong cuộc sống có những câu hỏi, những vấn đề mà các loại văn bản khác không giải quyết được, vì vậy mọi người cần phải trao đổi, bàn bạc đưa ra những quan điểm riêng sau đó thống nhất.

Luận cứ phải xác đáng, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. Văn nghị luận nhằm mục đích là hướng tới một hoặc vài đối tượng cần bàn luận, giải đáp những băn khoăn thắc mắc, làm sáng tỏ chân lí và thuyết phục mọi người tin vào tư tưởng, lập trường của mình, vì vậy những lập luận đưa ra phải có luận điểm cụ thể, rõ ràng, cùng với hệ thông lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

Chú ý: Trong bài văn nghị luận, những vấn đề, những quan điểm, tư tưởng phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống. Vì vậy trong quá trình làm bài thì việc lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ phải thống nhất chặt chẽ làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.

3. Tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận

a. Tìm hiểu đề văn nghị luận

– Nội dung một đề văn nghị luận:

Trong phạm vi nhà trường phổ thông, khi làm bài văn chúng ta thường gặp nhiều dạng đề bài khác nhau. Trong một đề văn nghị luận có yêu cầu người viết phải bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của mình về một vấn đề nào đó của đời sống được trình bày dưới hình thức các khái niệm, luận lí nêu ra để bàn bạc và đòi hỏi người viết phải bày tỏ ỳ kiến của mình.

Đề văn nghị luận thường có những yêu cầu cụ thể nhằm định hướng tính chất của một bài văn. vấn đề nêu trong bài văn nghị luận rất khác nhau có thể là ngợi ca, phê phán, khuyên răn… vì thế người viết phải có phương pháp và cách thức tiếp nhận vấn đề và lựa chọn kiểu bài nghị luận phù hợp.

Trong một đề văn nghị luận thường tập trung vào các kiểu đề có dạng như sau:

–   Loại đề có tính chất giải thích, ca ngợi.

–   Loại đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích.

–   Loại đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận.

–   Loại đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề.

Khi làm một bài văn nghị luận, để làm bài đúng hướng người làm bài cần chú ý các vấn đề sau:

–   Đề bài nêu vấn đề cần nghị luận là vấn đề gì? Nêu rõ ý kiến của riêng mình, đây cũng chính là nội dung bài viết.

–   Xác định rõ dối tượng và phạm vi cần nghị luận? vấn đề đó nông sâu, rộng hẹp đến mức nào, giới hạn của vấn đề nêu ra trong đề bài.

–   Những khuynh hướng tư tưởng, quan điểm mà đề bài yêu cầu, tính chất của đề bài làm văn là giải thích, chứng minh hay bình luận. Từ đó mới xác định cách thức trình bày bài viết sao cho phù hợp.

b. Lập ý cho bài văn nghị luận

Trong bất kì một bài văn nào, người viết cần xác định những nội dung, phương hướng cụ thể, từ đó mới trình bày thành chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh.

Đối với bài văn nghị luận, dàn ý của bài được tạo thành từ luận điểm, luận cứ, lập luận trong sự lôgic, trọn vẹn và hợp lí.

Thứ tự các bước tiến hành như sau:

–   Xác định luận điểm

–   Tìm luận cứ

–   Xây dựng lập luận

Thứ tự. các bước trong chỉnh thể bài văn cần thực hiện theo trình tự hợp lí, thống nhất trong giới hạn và phạm vi vấn đề cần bàn luận. Trong bất cứ bài văn nào cũng cần chú ý ba vấn đề sau:

–   Luận điểm: là những ý kiến mà người viết đưa ra để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề được bàn bạc, trao đổi.

–   Luận cứ: là những dẫn chứng, những con số, những sự kiện,… nhằm cụ thể hóa làm sáng tỏ cho luận điểm.

–   Lập luận là cách đưa ra luận cứ nhằm hướng người đọc người nghe dẫn đến một kết luận. Một kết luận được đưa ra thường chứa đựng một quan điểm, một thái độ hoặc một ý định của người nói hoặc người viết.

Trong một lập luận, các luận cứ bao giờ cung đứng trước, kết luận đứng sau. Khi trình bày một quan điểm, thái độ hay ý định của người viết hoặc nói, thường được thể hiện bằng những ý kiến mang tính khái quát, phổ biến, điển hình với toàn xã hội và con người.

Một số cách lập luận thường gặp:

–   Lập luận theo quan hệ nhân quả.

–   Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp.

–   Lập luận theo suy luận tương đồng.

4. Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận

4.1. Bố cục

–   Một văn bản nghị luận thường có ba phần:

+ Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đôi với đời sông xã hội. cỏ thể là lí giải, bàn bạc hay tranh luận.

+ Thân bài: Trình bày những nội dung chủ yếu của bài. Trong phần này có thể trình bày thành nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn diễn đạt một ý lớn. Trong mỗi ý lớn lại có thể có nhiều ý nhỏ. Nhưng quan trọng nhất là các ý trong phần thân bài phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hợp lí, khoa học, thống nhất.

+ Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. Phần này người viết có thể nêu thái độ, bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề cần bàn luận.

4.1. Phương pháp lập luận

a. Phép lập luận chứng minh

–    Chứng minh là làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

–    Phép lập luận chứng minh thường sử dụng lí lẽ và dẫn chứng nhằm mục đích khẳng định tính chất đúng đắn của một nhận định, luận điểm. Xuất phát từ thực tế đời sống, đê chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin, người ta phải dùng các chứng cứ xác thực nhằm thuyết phục người đọc và người nghe. Điều họ cảm nhận được có thể đánh giá mức độ tin cậy từ quan sát và cảm nhận được từ thực tế khách quan.

Trong văn bản nghị luận, những lí lẽ mà người viết đưa ra phải được kiểm chứng, thừa nhận, xác thực và được khẳng định là đáng tin cậy. Trong quá trình làm bài, các dẫn chứng đưa ra cần phải được chọn lọc, ngoài ra nó còn mang tính tiêu biểu, điển hình.

Để làm bài văn lập luận chứng minh thật tốt, cần chú ý những vấn đề sau:

–    Vấn đề cần chứng minh trong bài là gì?

–    Trong bài văn chứng minh cần tập trung chứng minh những điểm nào, những vấn đề được mọi người chưa tin thì cần làm sáng tỏ hơn. Những vấn đề đã được đông đảo mọi người biết thì chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh thêm nữa.

–    Trong quá trình sử dụng dẫn chứng và lí lẽ, cần phải gắn kết chặt chẽ với vấn đề đang bàn, dẫn chứng càng có độ tin cậy thì càng có sức thuyết phục cao.

Các bước để làm tốt một bài văn lập luận chứng minh:

–   Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

–   Bước 2: Lập dàn bài

–   Bước 3: Viết bài

–   Bước 4: Đọc và sửa chữa

b. Phép lập luận giải thích

Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đôi chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,… của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

Bài văn giải thích có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.

Muốn làm được bài giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

Bố cục bài văn lập luận giải thích gồm:

–   Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

–   Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.

–   Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.

c. Phép lập luận chứa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả.

Trong văn nghị luận, yếu tố biểu cảm nhằm tác động vào tình cảm của người đọc qua từ ngữ, giọng điệu, từ ngữ trong câu văn.

Các yếu tố biểu cảm được sử dụng nhằm mục đích bộc lộ cảm xúc, khẳng định hay phủ định các nội dung cần bàn luận. Cảm xúc trong văn nghị luận thường là yêu ghét, quý mến, khen chê, lo âu, tin tưởng…

Các yếu tố tự sự, miêu tả có thể không có nhưng sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự một cách đích đáng sẽ giúp cho cách lập luận, cách nêu dẫn chứng hấp dẫn và sinh động hơn.

Chú ý: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, chỉ có nghĩa trợ giúp cho lập luận. Người viết không thể để cho biểu cảm tách rời khỏi quá trình nghị luận, cản trở nghị luận hay lấn át vai trò của nghị luận;

5.  Các thể loại văn nghị luận

a.  Nghị luận xã hội

–     Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó. Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

–     Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vân đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,… của con người.

Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để tìm ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

Về hình thức, bài viết phải có bố cục gồm ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.

b.  Nghị luận văn học

–     Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

–  Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng: lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài

- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
  • O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
  • Cỏ dại (hồi ký, 1944)
  • Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
  • Tự truyện (1978)
  • Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
  • Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
  • Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
  • Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...

II. Giới thiệu về Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.

- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.
  • Phần 4. Còn lại. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

3. Tóm tắt

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Xem thêm tại Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tổng kết:

  • Nội dung: Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tác muốn gửi gắm bài học ý nghĩa: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.
  • Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa…

1.Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

-

Sự nghiệp sáng tác

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

2.Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.Năm 1941

Thể loại:tiểu thuyết đồng thoại- loại truyện dành cho thiếu nhi.

Tốm tắt:Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3.Có vì truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật”