Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Muối làm VSV do thẩm thấu không phát triển được
+ Cl-kết hợp với protit ở mối nối peptit làm cho các men phân hủy protit của VSV, không phá vỡ được protit để lấy chất dinh dưỡng
+ Áp suất thẩm thấu lớn làm rách màng tế bào VSV, gây sát thương
+ Oxy ít hòa tan trong môi trường ướp muối --> VSV nhóm hiếu khí ít phát triển
+ Môi trường muối kìm hãm quá trình tự phân giải của VSV
1, 2 * Hiện tượng:
Môi trường | Tế bào động vật | Tế bào thực vật |
Ưu trương | TB co lại và nhăn nheo | Co nguyên sinh |
Nhược trương | Tế bào trương lên => Vỡ | Tế bào trương nước => Màng sinh chất áp sát thành tế bào |
* Giải thích:
- Tế bào động vât ở môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo
- Tương tự như tế bào động vật nhưng vì tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào động vật.
3. Vì khi ếch và cá vẫn còn sống chúng thích nghi được với môi trường sống trong nước, các tế bào của chúng có hoạt động kiểm soát sự vận chuyển nước và các chất vào trong tế bào. Khi chúng chết đi mà vẫn trong môi trường nước nước được thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể chúng 1 các thụ động mà không có bất kỳ kiểm soát nào làm tế bào trương lên và vỡ.
4. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.
5. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphát cuối cùng
1. Trong môi trường muối có nồng độ cao sẽ tạo ra môi trường ưu trương khiến nước từ trong tế bào vi khuẩn, nấm,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến vi sinh vật gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phẩm được. Điều đó giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.
2.
- Để giảm béo, nhiều người đã cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn. Điều này không nên, bởi vì:
+ Chất béo không chỉ là nguồn sinh năng lượng quan trọng mà còn đóng vai trò là dung môi để hòa tan các vitamin thiết yếu cho cơ thể như A, D, E, K,... và các acid béo như omega 3, omega 6,... Bên cạnh đó, chất béo cũng tham gia vào cấu tạo các tế bào, đặc biệt là các tổ chức não bộ.
+ Bởi thế, nếu thiếu hụt chất béo trong chế độ dinh dưỡng thì việc hấp thu các vitamin tan trong dầu bị ảnh hưởng đồng thời thiếu hụt nguyên liệu để xây dựng cấu trúc tế bào,… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Dưới góc độ sinh học, chúng ta cần duy trì cân nặng bằng cách cân bằng giữa lượng năng lượng hấp thu và lượng năng lượng sử dụng. Cụ thể, nên:
+ Theo dõi cân nặng và lượng năng lượng tiêu thụ
+ Ăn uống lành mạnh, cân đối
+ Tạo thói quen ăn đúng giờ, không thức quá khuya
+ Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng
+ Kiểm soát stress để tránh tăng cân
+ Hạn chế uống rượu, bia để duy trì cân nặng
+ …
- Dùng chế phẩm thực khuẩn phun lên rau quả để bảo vệ rau quả lâu dài hơn là bởi vì thực khuẩn thể có thể xâm nhập tiêu diệt vi khuẩn gây hại, do đó làm chậm quá trình bị thâm hay hư hỏng của rau quả.
- Tùy vào trường hợp, nếu sử dụng chế phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng thì không ảnh hưởng đến chất lượng hoa quả cũng như người tiêu dùng. Nhưng nếu lạm dụng để thu được lợi nhuận cao thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng.
Khi hầm thịt bò người ta thường bỏ 1 vài lát thơm (dứa) vào vì: Dứa có chứa bromelin, là enzim có tác dụng thủy phân prôtêin thành các axit amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Chúng có tác dụng giống pepsin của dạ dày hoăc trypsin của dịch tụy. Vì vậy khi hầm thịt bò với dứa sẽ giúp cho thịt được mềm hơn
Ướp muối là một phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn bằng cách trộn chúng với muối ăn, nhờ vào khả năng ức chế vi sinh vật gây thối của muối ăn. Ngoài ra, muối ăn cũng có tác dụng làm giảm các ảnh hưởng của các enzym gây hư hỏng. Quá trình ướp muối có thể kết hợp với ướp nước đá lạnh.
Ướp muối được dùng rộng rãi trong thực tế vì thực hiện đơn giản, rẻ tiền hiệu quả cao. Nhược điểm của quá trình ướp muối là làm cho thức ăn có vị mặn.
Chất lượng của của quá trình ướp muối phụ thuộc vào chất lượng muối ăn (lượng NaCl), lượng muối ướp, nhiệt độ ướp, chất lượng thức ăn ban đầu.