A – TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Hãy chọn câu trả lời đúng.Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là:
A.Toa tầu.
B. Bầu trời.
C. Cây bên đường.
D. Đường ray.
Câu 2: Vận tốc của vật là 15m/s. Kết quả nào sau đây là tương ứng với vận tốc trên?
A. 36Km/h | B. 48Km/h | C. 54km/h | D. 60km/h |
Câu 3: Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 10 kg.
A. H1 B. H2 . C. H3 D. H4
Câu 4:
Cho các lực tác dụng lên ba vật như hình vẽ trên.Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ lớn sau đây cách sắp xếp nào là đúng.
A. F1 > F2 > F3.
B. F2 > F1 > F3.
C. F1> F3 > F2.
D. F3 > F1 > F2.
Câu 5: Thể tích của miếng sắt là 2dm3, cho khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước là:
A. FA=10N | B. FA=15N | C. FA=20N | D. FA=25N |
Câu 6: Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Cho biết dn=10 000N/m3, lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước là:
A. 0,001N; | B. 0,01N | C. 0,1N | D. 1N |
Câu 7: Treo một vật nhỏ vào một lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 12N. Vẫn treo vật vào lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước lực kế chỉ 7N cho khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Thể tích và khối lượng riêng của vật nhận giá trị nào sau đây?
A. V = 0,0005m3 ; d = 2400kg/m3 B. V = 0,005m3 ; d = 240kg/m3
C. V = 0,00005m3 ; d = 24000kg/m3 D. Một cặp giá trị khác.
Câu 8: Một quả dừa có trọng lượng 25N rơi từ trên cây cách mặt đất 8m. Công của trọng lực là:
A. 160J; | B. 180J | C. 200J | D. 220J |
Câu 9: Một xe máy chuyển động đều lực kéo của động cơ là 1150N. Trong 1 phút công sản ra là 690000J. Vận tốc chuyển động của xe là:
A. 14m/s | B. 12m/s | C. 10m/s | D. Một giá trị khác |
Câu 10: Để đưa vật có trọng lượng P = 420N lên cao bằng ròng rọc động người ta phải kéo dây đi 1 đoạn là 8m lực kéo cần thiết, độ cao đưa vật lên và công nâng vật có thể nhận giá trị:
A. 210N; 8m; 1680J | B. 420N; 4m; 1680J | C. 210N; 4m; 16800J | D. 210N; 4m; 1680J |
B – TỰ LUẬN:
Bài 1: Trong các trường hợp nào dưới đây, trường hợp nào có công cơ học? Trường hợp nào không có công cơ học, giải thích?
a) Dùng dây kéo một chuyển thùng gỗ chuyển động trên sàn nhà nằm ngang.
b) Dùng ngón tay đè một quyển sách đang nằm yên trên bàn.
c) Một chiếc ô tô đang chuyển động.
d) Con ngựa đang kéo xe đi về phía trước.
e) Người lực sĩ đang ở tư thế thẳng đứng để nâng quả tạ.
Bài 2:
a) Đầu tàu hỏa kéo các toa tàu với một lực F = 3000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công lực kéo của đầu tàu.
b) Một thang máy có khối lượng 380 kg, được kéo từ hầm mỏ sâu 100m, lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện. Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó.