K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11

Năm 1788,  vua Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Thanh với mưu đồ tiêu diệt quân Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội này, Tôn Sỹ Nghị dẫn 29 vạn quân Thanh ồ ạt tràn qua biên giới nước ta, tiến công vào thành Thăng Long.

Quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm 1789

Vua Quang Trung lãnh đạo cuộc kháng chiến chông quân Thanh

Kết quả: Quân Thanh hoảng loạn, bỏ chạy về nước. Quân ta hoàn toàn dành thắng lợi.

Ý nghĩa: Đánh bại quân xâm lược của nhà Thanh, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.

13 tháng 8 2017

Đáp án là D

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 980, lợi dụng tình hình khó khăn của Đại Cồ Việt, nhà Tống huy động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo sang xâm lược, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư đe dọa.

+ Trước vận nước lâm nguy, vua Lê Hoàn đích thân lãnh đạo quân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống.

- Diễn biến chính:

+ Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.

+ Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỗ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
- Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy.

- Ý nghĩa:

+ Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

2 tháng 11 2018

Một là: Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.

Hai là: Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

Ba là: Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

11 tháng 4 2017
Trong thời kỳ đầu tấn công xâm lược nước ta, giặc Pháp đã vấp phải sức kháng cự ngoan cường của quân dân ta chiến đấu dưới ngọn cờ triều đình. Có lúc, giặc đã lâm vào tình thế nguy ngập, phải tính đến chuyện rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt. Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thay đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.

- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp , gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, về lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.

- Là thế lực cầm quyền trị nước, nhà Nguyễn không thể không nhận lãnh trách nhiệm để mất nước vào tay Pháp. Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã không tìm được những chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác.

Đường lối của triều Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cho thấy từ vị thế lãnh đạo nhân dân chống giặc, họ đã đi những bước lùi nghiêm trọng sang chủ trương “thủ để hòa” rồi đi đến “chủ hòa” và “đầu hàng”. Họ đã không có khả năng đoàn kết toàn dân nhằm phát động một cuộc chiến tranh nhân dân chống giặc mà thậm chí còn phá hoại cuộc kháng chiến của nhân dân, đi ngược lại quyền lợi dân tộc. Họ đã dần dần từ bỏ vị trí lãnh đạo, để mặc người dân Việt phải tự vẫy vùng tìm lối thoát riêng cho mình bằng các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy chống cả Pháp lẫn triều Huế, buộc Pháp phải mất gần 30 năm mới chinh phục và đô hộ được Việt Nam.
4 tháng 2 2019

do co it su lien ket voi nhau,vu khi thi thap kem tho so, k co con duong khoi nghia dung dan

23 tháng 2 2016

- Triều đình nhà Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hòa, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù,  không đoàn kết với nhân dân, thậm chí ngăn cản nhân dân chiến đấu. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước.

- Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp đàn áp.

- Tương quan lực lượng chệnh lệch, đặc biệt và chênh lệch về vũ khí trang bị. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).

- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

29 tháng 7 2021

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

1863 - trước 1873

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

1873 - 1884

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…

* Ý nghĩa :

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.

- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.

- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.

 

9 tháng 3 2016

Nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại là:

- Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã khong tìm được chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn đã bảo thủ, cố chấp, khước từ mọi đề nghị cải cách Duy tân đất nước có những nội dung tiến bộ nên cơ hội Duy Tân đã bị bỏ qua.

- Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thau đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.

- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.

* Bài học kinh nghiệm:

- Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế - chính trị - xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

- Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

- Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

- Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

10 tháng 8 2017

Con chó có tính là 1 people ôn dạ??

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo: Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

- Hoàn cảnh:

+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, như: ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phí bắc. Do đó, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài, giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.

+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.

- Chủ trương và hành động của nhà Lý:

+ Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc.

+ Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt:

+ Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

+ Từ tháng 1 đến tháng 3/1077, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông, tấn công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại.
+ Cuối tháng 3/1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông, bất ngờ đánh vào các doanh trại của quân Tống, khiến quân Tống thua to “mười phần chết đến năm, sáu”.

+ Trước tình thế quân Tống đang hoang mang, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, chủ động kết thúc chiến tranh.

- Kết quả: Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Đại Việt.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

*Nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt:

- Kế sách “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công trước để phá sự chuẩn bị của quân Tống (ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu), đẩy quân Tống vào thế bị động.

- Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên để lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt làm nơi quyết chiến với quân Tống.

- Phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân.

- Dựa vào phòng tuyến Như Nguyệt để đánh phòng ngự; chớp thời cơ quân Tống suy yếu để tiến hành tổng phản công.

- Đánh vào tâm lí địch; chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh nhằm: tránh tổn thất, hi sinh xương máu cho cả hai bên; đồng thời khéo léo giữ được mối quan hệ trong bang giao với nhà Tống sau này.