Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ:
+ Xuất hiện các công ty độc quyền, dưới những hình thức khác nhau, như: các-ten; xanh-đi-ca; tơ-rớt,… các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị ở các nước.
+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.
+ Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, dưới các hình thức như: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,...
+ Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.
- Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Tham khảo
- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.
+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.
- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.
+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang
+ Đức chiếm Sơn Đông
+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…
+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
Tham khảo
- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.
+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.
- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.
+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang
+ Đức chiếm Sơn Đông
+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…
+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
- Khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng.
- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ti độc quyền lớn, dưới các hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức); tơ-rớt (ở Mỹ),… Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.
- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính.
- Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
\(\Rightarrow\) Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành của chủ nghĩa đế quốc.
Tham khảo!
Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
- Cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới việc hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau. Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.
- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính. Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
=> Chủ nghĩa đế quốc ra đời.
* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII.
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng
- Thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và Bắc Hải
+ Tổ chức dân binh vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển đảo
+ Nhiệm vụ: thu lượm hàng hóa của tàu bị đắm, thu lượm hải sản quý,…
+ Hai Hải đội tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)
* Ý nghĩa: Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt với hai quần đảo
* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.
+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
- Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).
* Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.
- Nội thương:
+ Mạng lưới chợ được hình thành
+ Nhiều đô thị xuất hiện, khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII như Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường
- Ngoại thương: Phát triển, hình thành nhiều trung tâm buôn bán lớn
+ Đàng Ngoài: Phố Hiến (Hưng Yên)
+ Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),…
+ Nửa sau thế kỉ XVIII, chính quyền thi hành chính sách hạn chế ngoại thương
Tham khảo
♦ Quá trình thực thi chủ quyền
- Đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các vua nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách như: thiết lập đơn vị hành chính, tiến hành đo đạc, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền,...
- Hằng năm, nhà Nguyễn huy động các cơ quan, chức quan trong triều phối hợp với các địa phương ven biển và ngư dân Quảng Ngãi, Bình Định thực hiện những biện pháp thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Một số tự kiện tiêu biểu trong quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn là:
+ Năm 1803, cho tái lập hải đội Hoàng Sa có nhiệm vụ: đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ,… tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Năm 1816, cắm cờ xác định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
+ Năm 1833, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa;
+ Năm 1836, quy định hằng năm cử người ra Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền;
+ Năm 1869, cử người ra quần đảo Trường Sa hỗ trợ hơn 500 người nước ngoài bị mắc cạn.
♦ Ý nghĩa: Những biện pháp thực thi chủ quyền và việc thể hiện hai địa danh Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa trên bản đồ hành chính thời vua Minh Mạng là những bằng chứng khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Tham Khảo :
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:
+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.
+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
Tham khảo
♦ Nguyên nhân bùng nổ
- Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp.
- Năm 1884, khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ với mục tiêu giữ đất, giữ làng, chống lại sự xâm lược của Pháp.
♦ Diễn biến chính
- Lợi dụng địa hình hiểm trở, nghĩa quân Yên Thế xây dựng nhiều công sự chiến đấu lợi hại và áp dụng cách đánh độc đáo khiến quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại. Các căn cứ Hố Chuối, Đồng Hom, Phồn Xương,... chính là nơi diễn ra các trận đánh tiêu biểu giữa nghĩa quân Yên Thế và quân Pháp.
- Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế kéo dài gần 30 năm, phát triển qua bốn giai đoạn.
+ Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, đẩy lui nhiều đợt càn quét của quân Pháp và làm chủ một vùng rộng lớn.
+ Giai đoạn 1892 - 1897, Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng căn cứ. Đề Thám chấp nhận giảng hòa với Pháp lần thứ nhất.
+ Giai đoạn 1897 - 1908, Đề Thám chủ động đề nghị giảng hoà với Pháp lần thứ hai. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những người yêu nước từ khắp nơi kéo về.
+ Giai đoạn 1909 - 1913, thực dân Pháp tăng cường lực lượng đàn áp. Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
♦ Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, cổ vũ phong trào đấu tranh chống Pháp.
- Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Tham Khảo:
Nguyên nhân bùng nổ:
- Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp.
- Năm 1884, khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ với mục tiêu giữ đất, giữ làng, chống lại sự xâm lược của Pháp.
Diễn biến chính:
- Lợi dụng địa hình hiểm trở, nghĩa quân Yên Thế xây dựng nhiều công sự chiến đấu lợi hại và áp dụng cách đánh độc đáo khiến quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại. Các căn cứ Hố Chuối, Đồng Hom, Phồn Xương,... chính là nơi diễn ra các trận đánh tiêu biểu giữa nghĩa quân Yên Thế và quân Pháp.
- Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế kéo dài gần 30 năm, phát triển qua bốn giai đoạn.
+ Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, đẩy lui nhiều đợt càn quét của quân Pháp và làm chủ một vùng rộng lớn.
+ Giai đoạn 1892 - 1897, Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng căn cứ. Đề Thám chấp nhận giảng hòa với Pháp lần thứ nhất.
+ Giai đoạn 1897 - 1908, Đề Thám chủ động đề nghị giảng hoà với Pháp lần thứ hai. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những người yêu nước từ khắp nơi kéo về.
+ Giai đoạn 1909 - 1913, thực dân Pháp tăng cường lực lượng đàn áp. Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, cổ vũ phong trào đấu tranh chống Pháp.
- Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Tham khảo
Nguyên nhân bùng nổ: Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp.
Kết quả:
- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
- Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Tính chất:
- Được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất:
- Thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ;
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân;
- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
Đặc điểm chính: Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ Tổ quốc.
Ý nghĩa:
- Đối với nước Pháp:
Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Đối với thế giới:
Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến Âu - Mĩ.Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.
tham khảo
Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
Cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới việc hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau. Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.
Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính. Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
=> Chủ nghĩa đế quốc ra đời.
-Vào khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này gắn liền với sự ra đời của thị trường tư bản độc quyền và quá trình xâm chiếm thuộc địa
+Thị trường tư bản độc quyền: nền kinh tế của các nước này phát triển mạnh.
=>Những tổ chức độc quyền kinh tế ra đời, làm lũng đoạn sự phát triển đất nước
+Mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa: Các nước này dần đẩy mạnh các cuộc xâm chiếm thuộc địa vào nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, nhất là châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh