K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Tham khảo
Quân tướng nhà Thanh:
Tôn Sĩ Nghị bất tài, không nắm được tình hình thực tế, kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: “chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc; khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao”…
Quân tướng hèn nhát, thảm bại: khi nghe tiếng quân Tây Sơn, quân Thanh ở trong đồn Hạ Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; ở đồn Ngọc Hồi quân thì “bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, tướng thì tự thắt cổ chết; thấy nghi binh thì “đều hết hồn hết vía, vội trốn”;  khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.”…
Vua tôi Lê Chiêu Thống:
Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc;
Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh;
Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh…
Giọng điệu trần thuật của tác giả có sự khác biệt khi nói về hai cuộc tháo chạy này:
Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hả hê sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống nhịp điệu chậm hơn, miêu tả tỉ mỉ giọt nước mắt của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi nhà Lê… Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì: mặc dù tôn trọng tính khách quan trong phản ánh, song không thể chối bỏ được thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận. Vì các tác giả đều là những cựu thần của nhà Lê, nên không thể không có sự thương xót, ngậm ngùi cho tình cảnh của vua tôi Lê Chiêu Thống. Đấy là điều tạo nên sự khác biệt trong thái độ và cách miêu tả hai cuộc tháo chạy.

15 tháng 10 2016

- Ko thể thay đổi chỗ mổng tưởng đó được . Vì đó là những mộng tưởng mà cô bé bán diêm đang muốn có . Qua 2 mộng tưởng ban đầu cô bé mong ước có được mái ấm gia đình hạnh phúc như trước .
- Mộng tưởng đối lập với thực tại nhưng cô bé vẫn quẹt là vì cô muốn nhìn thấy bà của mình .
- Cô bé mong ước hạnh phúc cho cuộc sống . H.ảnh  của cô bé được diễn tả : những từ ngữ hay ..: trong SGK .
-> những hình ảnh đó rất độc đáo , thõa mãn được nguyện vọng của cô bé .
- T/giả miêu tả que diên đó với ánh sáng yếu ớt giữa đêm gió , mưa , tuyết lãnh lẽo . 
-> ý nghĩa : làm rõ được hoàn cảnh lúc bấy giờ của cô bé , một cô bé giữa đêm đầy tuyết với những người xung quanh thờ ơ bước qua . 
- Ngòi bút của nhà văn rất tinh tế . Điều đó cho thấy nhà văn cũng có hoàn cảnh rất đáng thương . 

10 tháng 8 2021

1. Câu thơ được trích trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác năm 1939.

2. Các từ miêu tả cảm xúc của tác giả: xa cách, tưởng nhớ. 

Qua đó gợi ra tình cảm yêu thương và nhớ quê da diết của tác giả.

3.

Em tham khảo:

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Chính nỗi nhớ quê hương thiết tha đã bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Ôi! Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Câu đặc biệt+ Thán từ: In đậm nghiêng

5 tháng 12 2017

- Cai lệ: là cai cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường, tay sai chuyên đánh người là "nghề" của hắn

- Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu:

   + Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.

   + Tay sai chuyên nghiệp, đánh trói người là "nghề" của hắn.

   + Xưng hô xấc xược, đểu cáng "ông- thằng"

- Bản chất hung bạo, dữ tợn: trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.

- Ngôn ngữ của hắn thú tính, hắn chỉ biết thét, quát, hầm hè

- Tàn ác, nhẫn tâm, bỏ ngoài tai lời van xin khẩn thiết của chị Dậu

= > Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh "nhà nước", "phép nước". Đó cũng là hình ảnh chân thực nhất về tầng lớp thống trị bấy giờ: độc ác, hung hãn, không có tính người.

12 tháng 12 2019

Tác giả viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:

   - Yếu tố miêu tả giúp văn bản giàu hình ảnh, trực quan sinh động hơn.

   - Yếu tố biểu cảm khiến văn bản tự sự thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết.

1.Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp ?Theo dõi phần mở đầu văn bản em hãy cho biết: Phần mở đầu văn bản thồng báo điều gì?( Trả lời theo các ý sau: ? Những sự kiện nào được thông báo? Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày gì? Có bao nhiêu nước tham gia? Việt Nam tham gia với chủ đề gì? Tại sao lần đầu Việt Nam tham gia ngày trái đất lại lấy chủ đề“ Một ngày không dùng bao bì...
Đọc tiếp
1.Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp ?Theo dõi phần mở đầu văn bản em hãy cho biết: Phần mở đầu văn bản thồng báo điều gì?( Trả lời theo các ý sau: ? Những sự kiện nào được thông báo? Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày gì? Có bao nhiêu nước tham gia? Việt Nam tham gia với chủ đề gì? Tại sao lần đầu Việt Nam tham gia ngày trái đất lại lấy chủ đề“ Một ngày không dùng bao bì ni lông”?) ? Nhận xét cách trình bày các sự kiện ở phần đầu đoạn văn này.? Cách trình bày đó có tác dụng gì? 2..Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông ?Đặc điểm nào khiến bao bì ni lông gây nguy hại? ?Bao bì nilon có tác hại ntn đối với môi trường? Đối với sức khỏe con người? =>? Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết minh của đoạn văn này? Nêu tác dụng phương pháp đó. 3. Giải pháp hạn chế bao bì ni lông ?Văn bản đã đề xuất những giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông?Em có nhận xét gì về những giải pháp này? ? Chỉ ra tác dụng của từ “vì vậy” trong việc liên kết các phần của văn bản? 4.Lời kêu gọi ? Tác giả đã đưa ra những lời kêu gọi gì? Chỉ ra và cho biết các biện pháp nghệ thuật dc sử dụng trong lời kêu gọi đó? CẦN GẤP Ạ!! CẢM ƠN
1
24 tháng 10 2021

sao bạn hỏi dài thế, mỗi lúc một câu thui

1.Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng bình minh và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.2. Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng hoàng hôn và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó?...
Đọc tiếp

1.Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng bình minh và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.

2. Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng hoàng hôn và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.

3.Đọc khổ thơ thứ 4 và cho biết cảnh vườn bách thú được khắc họa như thế nào? Tâm trạng của con hổ ra sao? Nghệ thuật sử dụng.

4.Đọc khổ thơ thứ 5 và cho biết khát khao tự do, thoát li thực tại của con hổ được tác giả khắc họa qua những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.

giúp mình với mik đang cần gấp ạ

0