K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2018

Thể loại

Tác phẩm

Văn chính luận

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập

 Truyện, kí

Nhật ký chìm tàu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành

 Thơ ca

Chùm thơ Việt Bắc, Nhật ký trong tù

Câu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh (chị) hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?1. Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh.a. Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.b. Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh (chị) hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?

1. Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

a. Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.

b. Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

c. Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từ xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Người tự đặt câu hỏi:

- Viết cho ai? (đối tượng)

- Viết để làm gì? (mục đích)

- Viết cái gì? (nội dung)

- Viết như thế nào? (hình thức)

2. Quan điểm sáng tác của Người: giúp ta thêm hiểu và thấm thía một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn, một nhân cách và tình cảm lớn.

Câu 2: Hãy nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh?

a. Văn chính luận

- Trong quá trình hoạt động Cách mạng tìm đường cứu nước, Người đã viết nhiều bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc, đăng trên các tờ báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền. Các bài viết đều thể hiện tính chiến đấu hết sức mạnh mẽ.

- Nổi bật là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) xuất bản tại Pa-ri. Bản án đã tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa: ép buộc hàng vạn dân bản xứ đổ máu vì “mẫu quốc” trong Thế chiến thứ nhất; bóc lột và đầu độc nhân dân bằng sưu thuế, rượu và thuốc phiện; bộ máy cai trị bất công,… Những chi tiết chân thực được diễn tả bằng nghệ thuật châm biếm đả kích sắc sảo, chất trí tuệ và tình cảm sâu sắc của tác giả.

- Các văn kiện lịch sử: Tuyên ngôn độc lập là văn kiện chính trị không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực. Bên cạnh đó còn có Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966).

=> Các tác phẩm văn chính luận đều thể hiện lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lòng yêu – ghét nồng nàn, lời văn chặt chẽ, súc tích.

b. Truyện và kí

- Truyện và kí được Nguyễn Ái Quốc viết trong thời gian hoạt động ở Pháp cũng có giá trị khá lớn: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi vừa kể chuyện (1936),…

- Nội dung:

+ Tố cáo tội ác dã man, tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân, phong kiến tay sai.

+ Đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.

- Nghệ thuật:

+ Tình huống truyện độc đáo.

+ Hình tượng nghệ thuật độc đáo, sắc sảo.

+ Người viết có trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu rộng, trí tuệ sắc sảo và trái tim đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng.

c. Thơ ca

- Nổi bật là tập Nhật kí trong tù, viết năm 1942 - 1943, trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi đang hoạt động Cách mạng.

Nhật kí trong tù là bức chân dung tự họa, ghi lại suy nghĩ, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ Cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. (nghị lực, khát vọng tự do, giàu lòng trắc ẩn). Tập thơ có bút pháp linh hoạt, thể hiện tài năng của tác giả.

- Ngoài ra còn có những bài thơ:

+ Viết với mục đích tuyên truyền như Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ,…

+ Bài thơ nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại như Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu dạ, Cảnh khuya,…

Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?

Hồ Chí Minh có phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng, hấp dẫn.

Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp, giọng điệu.

Truyện và kí: giàu chất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà thâm thúy, sâu cay.

Thơ ca: sâu sắc và tinh tế.

+ Thơ nhằm mục đích tuyên truyền thì lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.

+ Thơ nghệ thuật thì có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, mang âm hưởng của thơ ca cổ phương Đông.

=> Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc hết sức phong phú, đa dạng và thống nhất. Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị mà sâu sắc.

5
2 tháng 4 2020

dàiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

30 tháng 9 2021

daiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?

a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Phát

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

1
14 tháng 7 2018

a, Câu lặp cú pháp:

- Sự thật là từ mùa thu năm 1940… thuộc địa của Pháp nữa.

- Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

Kết cấu phép lặp ở trên:

    + Sự thật là…, CN (dân ta) – VN (thành thuộc địa), bổ ngữ

    + Dân ta (đã/ lại) – VN

→ Mục đích nhấn mạnh, tô đậm, khẳng định sự thật, chân lí

11 tháng 5 2017

1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn

– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn

– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận

9 tháng 8 2020

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (Sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ) trích trong tập Nhật kí trong tù)

Thân bài

  • Giới thiệu tác giả
  • Giới thiệu tác phẩm: tập Nhật kí trong tù, bài thơ Chiều tối (Mộ)
  • Bút pháp cổ điển và hiện đại
    • Bút pháp cổ điển là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại.
      • Những bút pháp cổ điển thường gặp trong thơ trung đại như tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh,...Đây là sự kết hợp giữa tinh hoa của văn học dân tộc và sự tiếp thu từ văn học Trung Quốc.
      • Bút pháp cổ điển thường biểu hiện qua thể thơ, chữ viết, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuât, xách miêu tả và xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình,...
    • Bút pháp hiện đại:
      • Đối lập với những niêm luật, quy ước nghiêm ngặt của bút pháp cổ điển, bút pháp hiện đại thoải mái, phóng khoáng hơn, bứt ra mọi rào cản khuôn mẫu của thơ xưa đề cao khả năng sáng tạo và cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ.
      • Biểu hiện: những hình ảnh gắn với đời sống hiện thực, ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân của tác giả.
  • Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối (Mộ)
    • Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ:
      • Thế thơ thất ngôn tứ tuyệt - thể thơ Đường đặc trưng của văn học cổ. Bài thơ cũng được viết bằng chữ Hán - loại chữ viết đã tồn tại hàng trăm năm ở nước ta.
      • Đề tài: "thu sầu mộ oán" (thu buồn, chiều tối tủi hờn) là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa. Đây cũng là khoảng thời gian con người nhạy cảm và dễ xúc động nhất.
      • Thi liệu cổ điển, quen thuộc trong thơ xưa: cánh chim, chòm mây; lấy tứ từ những bài thơ nổi tiếng của các tác giả xưa

"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"

Rồi:

"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước buồn"

Hay

"Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay"

      • Bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả thiên nhiên, cảnh vật nhưng đằng sau đó là để khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình => chính là nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước của người tù trên đất khách khi hoàng hôn buông xuống; cũng là sự mỏi mệt, rã rời của đôi chân sau một ngày đi bộ đằng đẵng.
    • Bút pháp hiện đại
      • Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của những con người tại miền sơn cước: bếp lửa hồng trong bếp mỗi nhà, công việc nhà nông nặng nhọc,...
      • Con người trong thơ: không phải là những tao nhân, mặc khách nhưng trong thơ Bác lại là hình ảnh con người lao động, cô em gái miền sơn cước khỏe khoắn, chăm chỉ...
  • Đánh giá
11 tháng 5 2017

Trong phần 2 của bản Tuyên ngôn, tác giả tập trung tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta trong suốt 80 năm đô hộ nhằm bác bỏ nhũng luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, phù nhận lí lẽ “bảo hộ”, vạch trần bản chất xâm lược và bóc lột, đập tan âm mưu xâm lược trở lại của chúng cũng như để chứng minh tính tất yếu của Cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở cho tuyên bố độc lập. Hồ Chí Minh đã lần lượt đưa ra những dẫn chứng thật tiêu biểu:

- về chính trị: Chúng không cho... chúng thi hành... chúng lập ra nhà tù... chúng ràng buộc... chúng dùng thuốc phiện

- về kinh tế: Chúng bóc lột... chúng cướp... chúng giữ...

- về quân sự: khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương... thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng... bỏ chạy... không bảo hộ được ta... bán nước ta hai lần cho Nhật... lại thẳng tay khủng bố Việt Minh... nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị...

Đoạn văn được viết với khí thế hừng hực của ngọn lửa căm hờn quân xâm lược và lòng yêu nước, thương dân. Những hình ảnh chân thực, tư liệu chính xác, điệp từ chúng nhắc lại liên tiếp làm cho âm hưởng đoạn văn càng thêm nhức nhối, tạo nên sức mạnh cho lời tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam:

“Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam ”

15 tháng 8 2021

Bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể:

+ Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục và kinh tế.

+ Hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, “Không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh…”.

15 tháng 8 2021

bn chia 2 cột giúp mik vs

14 tháng 2 2017

Để tạo ra sự hùng hồn, thiêng liêng trong lời kêu gọi cứu nước, đoạn văn sử dụng:

- Phép điệp, phối hợp với phép đối. Không chỉ điệp (lặp) từ ngữ mà lặp cả kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu.

Ở câu đầu được lặp lại 4/2/4/2, tạo ra sự đối xứng về từ ngữ, nhịp điệu, kết cấu ngữ pháp

Nhịp 3/2, 3/2 Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm…

- Câu văn xuôi nhưng có vần ở một vị trí (bà và già, súng và súng)

- Sự phối hợp giữa những nhịp ngắn (đầu câu 1,2,3) với những dịp dàn trải (vế cuối câu 1,4) tạo nên âm hưởng khi khoan thai, dồn dập mạnh mẽ phù hợp với lời kêu gọi