K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2016
Trong ngăn kí ức ngày hôm qua của mình, tôi có thể quên nhiều thứ, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được lần tôi trót xem trộm nhật kí của Thương. Thương là cô bạn thân nhất của tôi từ hồi còn bé xíu nên tôi hiểu thương rất rõ. Thương vừa xinh xắn vừa dễ mến, lại rất được lòng các bạn trong lớp.
Trong một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tôi đến nhà Thương chơi. Vì biết hôm nay bố mẹ Thương không co nhà nên vừa tới tôi vừa bấm chuông inh ỏi, lúc đó Thương từ trong nhà vọng ra:
-Đứa nào to gan mà mới sáng đã đến phá nhà bà thế hả?
-Ơ, hay nhỉ! Thấy trẩm tới mà không ra mở cửa à?-Tôi đáp lại
Thương mở cửa cho tôi, vì đã thân thiết với nhau từ nhỏ nên tôi chẳng lạ gì nhà Thương cả. Tôi chạy ào lên phòng Thương, nằm dài trên cái giường đầy thú bông của bạn ấy. Thương bảo tôi lên phòng lấy gì chơi trước đi, đẻ bạn ấy lấy nước và trái cây rồi mang lên sau. Chắc hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên lắm khi đứng trước kệ sách của Thương, đối với một đứa chẳng thích đọc sách chút nào như tôi thì nhìn đã thấy phát ngán rồi. Đang loay hoay tìm sách thì tôi bỗng thấy một khe hở nhỏ cạch kệ sách, tôi tò mò không biết có gì trong đó bèn thò tay vào xem thử, thì tôi rút ra được một cuốn sổ. Mặt trên của cuốn sổ được trang trí rất đẹp và cho ghi dòng chữ “ Những tâm sự của tôi”. Ôi không, đây là nhật kí của Thương. Tôi định để vào chỗ cũ, nhưng sao lại ngập ngừng, tôi muốn biết thêm về Thương, tôi muốn biết xem Thương ghi nhật kí thế nào? Tôi không kìm được tay mình và đã nó ra, tôi biết đọc như thế này có nghĩa là xâm phạm đời tư cá nhân của Thương nhưng sao tại sao tôi lại không kìm được mắt mình và đọc nó.“Trời ơi ! lẽ nào cuộc sống của Thương là như vậy ?”Bỗng tôi giật bắn mình, Thương đang đứng ngay trước mặt tôi, Thương hét lên:
-Bạn thật là quá đáng !
Tay tôi run bắn, cuốn nhật kí rơi bộp xuống đất, tôi đứng trân trân, bất động, không nói được lời nào. Chắc tôi sẽ không bao giờ quên ánh mắt rưng rưng,đôi môi run rẩy đầy tức giận của Thương lúc ấy.Tôi vụt chạy đi,lòng nặng trĩu ..
Đó là lần đầu tiên tôi thấy Thương giận dữ như vậy.Tôi chạy,chạy như trốn ánh mắt ấy,tôi muốn khóc quá.Tôi rất sợ,sợ sự giận dữ Mai ném cho tôi,sợ cả chính việc mình vừa làm.Về đến nhà tôi đóng sập cửa phòng lại,thở hổn hển,bần thần ngồi xuống ghế,tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy ?Tại sao tôi không chiến thắng được sự tò mò của chính mình?Tại sao?Tôi buồn bực quăng cả chồng sách xuống đất.Sự xấu hổ và hối hận làm tôi day dứt không yên .
Đêm đó tôi trằn trọc mãi.Tôi ước gì chuyện đó chưa bao giờ xảy ra và ngày mai chúng tôi lại cùng nhau đến lớp.Tôi suy nghĩ miên man,nhớ lại những trang nhật ký đầy nước mắt của bạn.Làm sao tôi có thể tưởng tượng được rằng gia đình Thương không hề hạnh phúc,suốt ngày Thương phải nghe những trận cãi vã của bố mẹ.Tôi không tin vào những gì mình đã đọc.Càng nghĩ,tôi càng thương Thương.Tôi tưởng tượng ra hình bóng Thương cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn.Vậy mà tôi đã tưởng mình hiểu về Thương rõ lắm.Tôi muốn chia sẻ cùng Thương,muốn an ủi và làm hoà với bạn.Nhưng tôi lo Thương vẫn trách móc, vẫn giận tôi và bạn sẽ chẳng bao giờ nói với tôi một lời nào nữa bởi tôi đã cố tình xen vào bí mật đau buồn mà Thương hằng cất giữ trong sâu thẳm trái tim mình.Cứ thế,suốt một đêm, tôi không sao thoát khỏi sự ăn năn,day dứt…
Sáng hôm sau,tôi đến lớp một mình.Tôi tự nhủ lòng sẽ đến xin lỗi Thương nhưng tôi vẫn vô cùng lo lắng.Mặc dù vậy, tôi đã không thực hiện được ý định của mình vì hôm sau và những ngày sau đó Thương không đến lớp.Vì hoàn cảnh riêng của gia đình, Thương đã chuyển về quê để học .
Mong rằng,sẽ có lúc tôi gặp lại Thương để xin lỗi bạn,và tôi cũng cầu mong những nỗi buồn của Thương sẽ vợi đi theo năm tháng.Tôi tin tưởng một tương lai rộng mở,sáng tươi sẽ đến với người bạn của tôi.Và tôi nữa,tôi tự hứa với mình sẽ chẳng bao giờ lặp lại sai lầm dại dột thuở ấu thơ
  

Bạn lên trên mạng tham khảo dàn bài nhé . Mk cho link nha

6 tháng 11 2019

1, Kể về một việc tốt mà em đã làm:

Từ hôm qua đến giờ mẹ vẫn khen em hoài vì em đã làm được một việc tốt khiến cho mẹ hài lòng. Đó là việc em dẫn một bà cụ qua đường lúc đường đang đông người lại qua và trời nắng chang chang.

Hôm đó em với mẹ đi siêu thị về, mẹ xách rất nhiều đồ. Em phụ mẹ xách một túi rau và hai cái bánh mỳ. Em đội một cái mũ rộng vành để che năng, còn mẹ đội một cái nón có màu vàng như nắng. Lúc mẹ và em đi đến ngã tư đường thì thấy một bà cụ tay xách một túi đồ nặng, mắt nheo lại, nhìn dòng người qua lại. Hình như bà cụ đang muốn đi sang bên kia đường nhưng chưa đến đèn đỏ. Bà chừng 80 tuổi, vì mái tóc của bà bạc phơ hết rồi, em nghĩ không biết con cái của cụ đâu rồi mà lại để cụ đi một mình ngoài đường như vậy.

Em nói với mẹ và muốn chạy lại dìu bà cụ qua đường. Mẹ nhìn em cười và xoa đầu bảo em ngoan và biết giúp đỡ người khác. Mẹ đỡ lấy túi đồ trên tay em và bảo em dìu bà qua đường cẩn thận. Em chạy ù lại phía bà và nói:

– Bà ơi cháu dìu bà qua đường nhé

Mắt bà chợt sáng lên, mỉm cười với em:

– Cháu ngoan quá, bà cảm ơn cháu nhé

Lúc đó em nắm lấy tay bà, bàn tay thô ráp, xạm đên như tay bà ngoại của em. Em dìu bà đi cẩn thận khi có đèn đỏ dừng lại. Khi qua đến bên kia đường bà hỏi tên tuổi, em hoc trường nào. Bà khen em ngoan, là người tốt biết giúp đỡ người khác. Bà cho em hai quả lê rất to, có màu vàng dịu. Bà cảm ơn rồi từ biệt em ở đó. Từ lúc nãy tới giờ mẹ vẫn đứng từ phía xa và nhìn em.

Hôm đó về nhà mẹ khoe với bố, mẹ mua cho em hai cây kem chanh bạc hà mát lịm. Em vui vì đã làm được một việc tốt như vậy. Em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa.

2, Kể về một lần em mắc lỗi:

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

3, Kể về một thầy hay cô giáo mà em quý mến:

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

4, Kể về một kỉ niệm thời ấu thơ làm em nhớ mãi:

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rượi rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.

Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.

Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.

Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.

Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

5, Kể về một tấm gương tốt hay trong việc giúp đỡ bạn bè:

Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh - Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.

Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."

Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...

Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".

Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.

Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.

Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".

Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...

k cho mk nha! :0

14 tháng 11 2018

Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỷ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học… án kỷ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.

14 tháng 11 2018

Sau lần mắc lỗi đó,em cảm thấy vô cùng ân hận về việc làm của mk.Nhưng cũng từ đó mà em rút ra bài học trog cuộc sống;''Nếu mắc lỗi thì hãy nhận lỗi và sửa sai.''

đúng thì tích mk nha

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

29 tháng 5 2018

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

2 tháng 11 2016

Bài văn mẫu 1: Kể về việc tốt em đã làm

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

Bài văn mẫu 2: Kể về việc tốt em đã làm

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

Bài văn mẫu 3: Kể về việc tốt em đã làm

Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.

Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.

Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.

Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.

2 tháng 11 2016

Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.

Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.

Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:

- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.

Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:

- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.

Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:

- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?

Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng no thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.

chúc bạn hok tốt

11 tháng 11 2019

Tôi có cô bạn thân từ hồi tiểu học, chúng tôi chơi với nhau được 4 năm từ khi còn là học sinh lớp 2. Giờ tôi đã lớn, có đôi lần nhìn vào mắt Hà tôi lại nhớ đến lỗi lầm của mình khi còn là còn là cậu bé ngốc nghếch, dại dột.

Hồi ấy tôi học lớp hai. Hầu hết các bạn trong lớp đã quen nhau từ hồi mới vào lớp một. Tôi vốn là cậu bé thông minh, nhưng vô cùng hiếu động. Giữa năm học lớp hai, chúng tôi có thêm một thành viên mới là Hà. Cô bé nhỏ nhắn, đáng yêu lắm. Cô xếp chỗ cho Hà ngồi cạnh tôi. Vì là học sinh mới đến nên Hà chưa quen các bạn trong lớp, cậu ấy có vẻ rụt rè, có khi tôi hỏi chuyện Hà cũng im lặng, không trả lời tôi. Vì thế tôi không ưa cô bạn này, nên nhiều lần tôi tìm cách trêu trọc bạn ấy trên lớp. Tôi bỏ bút chì của Hà vào ngăn bàn, tôi giấu tẩy của bạn ấy vào trong hộp giẻ lau mặc cho Hà cứ loay hoay tìm mãi. Tôi rất khoái trá vì những trò mình bày ra. Rồi một lần, trong giờ ra chơi thấy Hà đang cầm trên tay cuốn truyện tranh, tôi chẳng ngần ngại chạy đến cướp luôn cuốn truyện của bạn. Lúc ấy tôi thấy Hà bực bội lắm, nhưng tôi thì mặc kệ có bao giờ quan tâm đến cảm xúc của bạn ấy đâu. Tôi cố tình cầm cuốn truyện đưa lên cao để Hà không lấy được, ấy vậy mà cô bạn của tôi nào có bỏ cuộc. Hà trèo lên ghế, cố với lấy cánh tay tôi để đòi lại truyện. Nhưng lúc ấy Hà không đứng vững cậu ấy trượt chân ngã nhào, đầu Hà đập xuống nền lớp học. Tôi chẳng biết lúc ấy, trong đầu mình nghĩ gì chỉ vội vứt quyển truyện xuống đất , sợ hãi tôi vừa lay Hà dậy: “Mình xin lỗi, mình xin lỗi…. cậu có làm sao không?”. Cũng may cậu ấy không bị chảy máu, Hà mở mắt nhìn tôi nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy cô giáo tôi đã đến, cô nhanh chóng đưa Hà lên phòng y tế. Tôi vừa chạy theo cô vùa khóc nức nở vì biết mình vừa làm một việc vô cùng ngu ngốc. Nhìn cô bạn, nằm im trên giường, tôi sợ hãi vô cùng. Tôi như thế, cô chủ nhiệm lớp tôi đến dỗ tôi nói là Hà không sao, lần sau không được nghịch ngợm như thế nữa, bảo tôi về lớp đi cô đã gọi bố mẹ Hà đến đưa bạn ấy về.

Sau buổi học hôm ấy, tôi về nhà trong trạng thái hoang mang vì biết cô đã gọi điện về cho mẹ tôi. Vừa về đến nhà, mẹ tôi đã ngồi ở phòng khách chờ tôi. Tôi thấy ánh mắt mẹ tôi buồn lắm, mẹ chỉ hỏi tôi: “Tại sao con lại trêu Hà?”. Tôi kể cho mẹ nghe ngọn nguồn câu chuyện, và giải thích với mẹ rằng, con trêu bạn ấy chỉ vì muốn bạn ấy nói chuyện với con, bạn ấy ngồi cùng con nhưng chẳng bao giờ nói với con câu nào. Lúc ấy, mẹ tôi không trách mách tôi mà ôn tồn nói: “Hà mới chuyển đến lớp con, bạn ấy chưa quen môi trường mới chứ không phải là khó gần, mà con thì luôn tìm cách trêu trọc bạn ấy, thì bảo sao bạn ấy không muốn nói chuyện với con”. Mẹ tôi nói với tôi, con vừa gây ra một lỗi lớn, đừng xin lỗi mẹ mà hãy tự tìm cách giải quyết việc của con nhé, con hãy cho mẹ biết bây giờ con muốn làm gì. Tôi ngồi lặng im trên ghế sô pha sau một hồi suy nghĩ, tôi nói với mẹ: “Mẹ dẫn con đến nhà bạn Hà nhé, để con xin lỗi bố mẹ bạn ấy, và mong Hà tha lỗi cho con. Từ giờ con sẽ không trêu bạn ấy nữa”. Mẹ tôi đồng ý với quyết định của tôi, mẹ đưa tôi đến nhà Hà để xin lỗi. Rất may là cú ngã ở lớp không gây ra trấn thương gì với Hà. Lời xin lỗi của tôi được chấp nhận. Tôi trở về nhà, mà trong lòng nhẹ nhõm. Nhưng cứ nhớ đến khuôn mặt của Hà khi ngã trong lớp tôi lại bị ám ảnh.Sau lần nghịch dại đó, tôi cảm thấy rất có lỗi với Hà. Tôi không bao giờ dám trêu ghẹo bạn ấy nữa. Cảm giác có lỗi vẫn cứ giày vò tôi, tôi đã tìm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm của mình. Tôi lấy nước giúp Hà, giặt giúp bạn ấy dẻ lau bảng, tôi thường mang kẹo đến lớp cho Hà. Cứ thế, tôi với Hà thân nhau lúc nào không hay.

Cô bạn tôi giờ đây, không còn ít nói như hồi đầu mà cởi mở nhiệt tình với tôi và tất cả mọi người. Tôi đã có tình bạn tuyệt vời, trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Bây giờ, thỉnh thoảng Hà vẫn trêu tôi vì cú ngã hồi lớp 2 ấy mà chúng tôi trở nên thân thiết, gần gũi nhau hơn.

11 tháng 11 2019

Tham khảo :

Tôi có cô bạn thân từ hồi tiểu học, chúng tôi chơi với nhau được 4 năm từ khi còn là học sinh lớp 2. Giờ tôi đã lớn, có đôi lần nhìn vào mắt Hà tôi lại nhớ đến lỗi lầm của mình khi còn là còn là cậu bé ngốc nghếch, dại dột.

Hồi ấy tôi học lớp hai. Hầu hết các bạn trong lớp đã quen nhau từ hồi mới vào lớp một. Tôi vốn là cậu bé thông minh, nhưng vô cùng hiếu động. Giữa năm học lớp hai, chúng tôi có thêm một thành viên mới là Hà. Cô bé nhỏ nhắn, đáng yêu lắm. Cô xếp chỗ cho Hà ngồi cạnh tôi. Vì là học sinh mới đến nên Hà chưa quen các bạn trong lớp, cậu ấy có vẻ rụt rè, có khi tôi hỏi chuyện Hà cũng im lặng, không trả lời tôi. Vì thế tôi không ưa cô bạn này, nên nhiều lần tôi tìm cách trêu trọc bạn ấy trên lớp. Tôi bỏ bút chì của Hà vào ngăn bàn, tôi giấu tẩy của bạn ấy vào trong hộp giẻ lau mặc cho Hà cứ loay hoay tìm mãi. Tôi rất khoái trá vì những trò mình bày ra. Rồi một lần, trong giờ ra chơi thấy Hà đang cầm trên tay cuốn truyện tranh, tôi chẳng ngần ngại chạy đến cướp luôn cuốn truyện của bạn. Lúc ấy tôi thấy Hà bực bội lắm, nhưng tôi thì mặc kệ có bao giờ quan tâm đến cảm xúc của bạn ấy đâu. Tôi cố tình cầm cuốn truyện đưa lên cao để Hà không lấy được, ấy vậy mà cô bạn của tôi nào có bỏ cuộc. Hà trèo lên ghế, cố với lấy cánh tay tôi để đòi lại truyện. Nhưng lúc ấy Hà không đứng vững cậu ấy trượt chân ngã nhào, đầu Hà đập xuống nền lớp học. Tôi chẳng biết lúc ấy, trong đầu mình nghĩ gì chỉ vội vứt quyển truyện xuống đất , sợ hãi tôi vừa lay Hà dậy: “Mình xin lỗi, mình xin lỗi…. cậu có làm sao không?”. Cũng may cậu ấy không bị chảy máu, Hà mở mắt nhìn tôi nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy cô giáo tôi đã đến, cô nhanh chóng đưa Hà lên phòng y tế. Tôi vừa chạy theo cô vùa khóc nức nở vì biết mình vừa làm một việc vô cùng ngu ngốc. Nhìn cô bạn, nằm im trên giường, tôi sợ hãi vô cùng. Tôi như thế, cô chủ nhiệm lớp tôi đến dỗ tôi nói là Hà không sao, lần sau không được nghịch ngợm như thế nữa, bảo tôi về lớp đi cô đã gọi bố mẹ Hà đến đưa bạn ấy về.

Sau buổi học hôm ấy, tôi về nhà trong trạng thái hoang mang vì biết cô đã gọi điện về cho mẹ tôi. Vừa về đến nhà, mẹ tôi đã ngồi ở phòng khách chờ tôi. Tôi thấy ánh mắt mẹ tôi buồn lắm, mẹ chỉ hỏi tôi: “Tại sao con lại trêu Hà?”. Tôi kể cho mẹ nghe ngọn nguồn câu chuyện, và giải thích với mẹ rằng, con trêu bạn ấy chỉ vì muốn bạn ấy nói chuyện với con, bạn ấy ngồi cùng con nhưng chẳng bao giờ nói với con câu nào. Lúc ấy, mẹ tôi không trách mách tôi mà ôn tồn nói: “Hà mới chuyển đến lớp con, bạn ấy chưa quen môi trường mới chứ không phải là khó gần, mà con thì luôn tìm cách trêu trọc bạn ấy, thì bảo sao bạn ấy không muốn nói chuyện với con”. Mẹ tôi nói với tôi, con vừa gây ra một lỗi lớn, đừng xin lỗi mẹ mà hãy tự tìm cách giải quyết việc của con nhé, con hãy cho mẹ biết bây giờ con muốn làm gì. Tôi ngồi lặng im trên ghế sô pha sau một hồi suy nghĩ, tôi nói với mẹ: “Mẹ dẫn con đến nhà bạn Hà nhé, để con xin lỗi bố mẹ bạn ấy, và mong Hà tha lỗi cho con. Từ giờ con sẽ không trêu bạn ấy nữa”. Mẹ tôi đồng ý với quyết định của tôi, mẹ đưa tôi đến nhà Hà để xin lỗi. Rất may là cú ngã ở lớp không gây ra trấn thương gì với Hà. Lời xin lỗi của tôi được chấp nhận. Tôi trở về nhà, mà trong lòng nhẹ nhõm. Nhưng cứ nhớ đến khuôn mặt của Hà khi ngã trong lớp tôi lại bị ám ảnh.Sau lần nghịch dại đó, tôi cảm thấy rất có lỗi với Hà. Tôi không bao giờ dám trêu ghẹo bạn ấy nữa. Cảm giác có lỗi vẫn cứ giày vò tôi, tôi đã tìm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm của mình. Tôi lấy nước giúp Hà, giặt giúp bạn ấy dẻ lau bảng, tôi thường mang kẹo đến lớp cho Hà. Cứ thế, tôi với Hà thân nhau lúc nào không hay.

Cô bạn tôi giờ đây, không còn ít nói như hồi đầu mà cởi mở nhiệt tình với tôi và tất cả mọi người. Tôi đã có tình bạn tuyệt vời, trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Bây giờ, thỉnh thoảng Hà vẫn trêu tôi vì cú ngã hồi lớp 2 ấy mà chúng tôi trở nên thân thiết, gần gũi nhau hơn.

#Hok tốt

31 tháng 3 2019

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nói: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

17 tháng 10 2019

Bài làm:

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

17 tháng 10 2019

                                                       Bn tham khảo nha 

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.