Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời của mỗi người, sẽ có những kí ức, những dòng kỉ niệm đẹp đã in sâu vào tâm thức, để mỗi khi nhớ về ta sẽ đón nhận nó bằng những nụ cười thật vui tươi, hạnh phúc. Đối với em, những kỉ niệm đẹp cũng có rất nhiều, đó là những kỉ niệm mà em cùng với bố mẹ, bạn bè, thầy cô tạo nên trong cuộc sống cũng như trong học tập. Đặc biệt, có một kỉ niệm mà em không bao giờ quên, đó là vào sinh nhật lần thứ mười hai của em, trong ngày kỉ niệm đầy đặc biệt đó em đã vô cùng bất ngờ, vui mừng và trên tất cả đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Kỉ niệm vào sinh nhật năm mười hai tuổi của em trở thành kỉ niệm mà em không bao giờ quên bởi nó đến quá bất ngờ, không hề có trong suy nghĩ của em. Vào mỗi dịp sinh nhật của em thì những người thân trong gia đình đều tổ chức sinh nhật để chúc em thêm tuổi mới nhiều may mắn, mạnh khỏe, giỏi giang, tuy tiệc sinh nhật không lớn nhưng lại vô cùng ấp áp khiến cho em vô cùng hạnh phúc. Mọi người đều tặng cho em những món quà vô cùng ý nghĩa và chúc những lời chúc tốt lành nhất, đối với em, niềm hạnh phúc nhất cũng có thể đến thế, em không có thêm bất cứ ước ao gì hơn nữa.
Nhưng trong dịp sinh nhật lần mười hai này, mọi người đã làm cho em vô cùng bất ngờ, hạnh phúc và vỡ òa trong vui sướng và cảm động. Sinh nhật của em là vào ngày hai mươi bảy tháng mười một, đây cũng là thời điểm vào đông, tiết trời lạnh giá. Bởi vậy mà buổi chiều ngày hai mươi bảy, mẹ đã dẫn em ra chợ và mua cho em một chiếc áo khoác màu đỏ vô cùng rực rỡ, mẹ em nói đây chính là món quà sinh nhật mẹ tặng cho em, em vô cùng hứng khởi nên buổi đi chợ vô cùng vui vẻ, sau khi được mẹ mua chiếc áo mới, em hân hoan nghĩ đến lúc được mặc nó, trong lòng là niềm vui to lớn len lỏi trong tâm hồn.
Vào mỗi dịp sinh nhật thì mẹ luôn tặng cho em những món quà thật ý nghĩa, đó không phải những món quà đắt tiền, không phải những thứ đồ chơi thời thượng đang thịnh hành, mà đó là những món quà vô cùng thực tế, đó có thể là đôi giày, đôi găng tay, chiếc mũ len và năm nay là một chiếc áo khoác. Những món quà của mẹ thật ấm áp, quan trọng là nó luôn ở bên em, sưởi ấm cho em suốt những ngày đông lạnh giá. Sau khi đã mua áo khoác, em và mua một vài loại hoa quả tươi rồi trở về nhà.
Trên đường về nhà, em đã mường tượng ra một bữa tối ấm cúng của gia đình, ở đó có ông bà, bố mẹ, anh chị và sinh nhật thật ý nghĩa nếu được ở bên người thân. Về đến nhà, em đã nhanh nhảu chạy vào mở cửa cho mẹ, nhưng vừa mở cửa nhà thì bụp bụp hai tiếng, những mảnh pháo giấy bay đầy nhà, trước mắt em là hình ảnh mà em không hề ngờ đến, đó là tất cả những người thân yêu trong gia đình, còn có những bạn bè thân thiết của em, họ cùng hát lên bài hát sinh nhật chúc mừng sinh nhật của em, trên tay bố là chiếc bánh gato rất to và đẹp. Sau khi bài hát kết thúc thì mọi người cùng hô to chúc mừng sinh nhật em, đặc biệt là lời nói ấm áp của bố mà đến giờ em vẫn còn nhớ: “Con gái của bố, sinh nhật vui vẻ”.
Niềm vui đến bất ngờ khiến cho em không kịp có những phản ứng hay những lời nói gì lúc ấy, điều duy nhất mà em có thể làm đó là mỉm cười rất ngốc nghếch, em không thể ngờ được rằng mọi người lại tạo cho em một bất ngờ lớn lao như vậy. Sự xuất hiện của những người bạn khiến cho buổi sinh nhật của em thêm phần nhộn nhịp, vui vẻ hơn rất nhiều. Em và các bạn đã nói cười rất vui vẻ, bố mẹ thì giúp em bày biện bánh kẹo, hoa quả chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của em.
Thì ra các bạn đã đến nhà tặng quà sinh nhật cho em, và bố em đã nảy ra ý định giữ mọi người lại để tạo bất ngờ cho em. Em thấy cảm động và biết ơn bố nhiều lắm. Mọi thứ chuẩn bị đã xong, em thổi tắt nến trong tiếng hò reo của chúng bạn, trong nụ cười hiền hậu của bố, trong ánh mắt trìu mến của mẹ. Sinh nhật năm nay em đã dành điều ước của mình cho mọi người, em mong bố mẹ luôn có sức khỏe thật tốt, bạn bè luôn gắn bó, thân thiết như bây giờ. Em rất mong điều ước của em có thể trở thành sự thật.
Hôm ấy, mọi người đã tặng rất nhiều những món quà, tuy đơn sơ nhưng đối với em thì chúng có ý nghĩa lớn lao hơn bất cứ thứ gì, vì đó không chỉ là những thứ vật chất thông thường mà còn chứa chan bao nhiêu tình cảm mà bố mẹ cũng như bạn bè dành tặng cho em, em sẽ luôn yêu quý, giữ gìn và trân trọng nó. Em cũng tự hứa với mình là sang tuổi mới phải cố gắng học tập để không phụ tấm lòng của bố mẹ, bạn bè. Đây chính là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong các sinh nhật của em.
Có.Nhưng tốt nhất là bạn nên chọn chủ đề nào hợp với khả năng của bạn nhé!
Kể chuyện đời thường ( Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ )
Bài làm
Có cuộc sống nào mà không có kỉ niệm? Có tuổi thơ nào mà không có những cảm xúc trong trẻo? Cuộc sống của tôi, tuồi thơ của tôi đã thật sự tồn tại theo đúng nghĩa của nó: những kỉ niệm khó phai và những cảm xúc hồn nhiên bé bỏng. Những điều tuyệt vời đó đối với tôi quý giá đến nỗi khó có thứ gì thay thế được và người đã giúp tôi cảm nhận được điều đó chính là mẹ.
Những kỉ niệm tuổi thơ của hai mẹ con tôi tuy thật đơn giản nhưng đó chính là những thứ mà tôi luôn thấy đẹp nhất trong cuộc sống này cũng như mẹ là người mà tôi luôn yêu nhất trong lòng và có lẽ sẽ chẳng bao giờ thay đổi!
Cuộc sống của tôi từ trước giờ được chăm chút rất kĩ lưỡng. Từng chút, từng chút một, tôi đều được chăm sóc thận trọng đến nỗi có những lúc tôi thấy thật chán nản khi không được làm những gì mình thích. Mọi người trong nhà quan tâm đến tôi bằng cách cung cấp cho tôi những vật chất đầy đủ nhất có thể và bắt ép tôi làm những điều mà họ nghĩ là tốt cho tôi mặc dù tôi cảm thấy rằng có vẻ tốt hơn nếu không làm điều đó; mẹ tôi thì khác, mẹ tôi quan tâm đến tôi bằng những thứ vô hình nhưng quý giá hơn những vật chất tôi có gấp ngàn lần, mẹ không ép uổng tôi làm những điều mẹ thích, mặc khác mẹ phân tích cho tôi hiểu từng khía cạnh của vấn đề để tôi cảm nhận và chọn cách thực hiện mà tôi cho là đúng nhất. Mẹ dạy tôi cách làm người từ lúc tôi con bé, đúng theo câu nói của ông bà xưa “ Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, từ đó đến nay, tôi đã học được rất nhiều điều từ mẹ. Những thứ mẹ dạy tôi rất phong phú: ngoài kiến thức giáo khoa là việc chăm sóc, yêu quý chính bản thân mình một cách đúng đắn; trân trọng những thứ mà mình đang có; đối nhân xử thế ở đời sao cho phải,… Từng điều, từng điều một đều nhẹ nhàng đi vào tâm trí của tôi và in sâu trong ấy bằng cách dạy đặc biệt của mẹ. Xen kẽ vào từng điều mẹ dạy là những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo mà mẹ mang đến cho tôi như muốn tô thêm nhiều màu sắc cho nhịp sống nhàm chán này. Từng kỉ niệm của hai mẹ con tôi rất mộc mạc đơn giản có nhiều khi nó rất nhỏ bé như hạt cát nhưng đó chính là những thứ mà lòng tôi cất giữ cẩn thận nhất.
Mẹ tôi luôn cố gắng cho tôi cảm nhận hết được những điều thú vị của tuổi thơ và trân trọng chúng. Tuổi thơ của mẹ là những tháng ngày tự học, tự chơi, tự lo tất cả cho bản thân và cả mấy đứa em vì hồi đó ngoại tôi có đông con lại bận buôn bán nên không có thời gian chăm sóc con cái. Có những lúc mẹ phải tự xin đi học rồi dẫn em đi học ké nhưng mẹ hồi đó học rất giỏi và tham gia hoạt động phong trào rất nhiều. Mấy năm liền mẹ làm liên đội trưởng, có những lúc mẹ đi tham dự Đại hội cháu ngoan bác Hồ ở xa nhà mà bà ngoại vẫn không hề hay biết, mẹ phải tự lo cho mình. Nhưng mẹ nói rằng hồi ấy tuy vậy nhưng rất vui vì mẹ có được tuổi thơ thật sự khi cứ chiều về là lại đi tắm sông, bắt cá, chơi đùa cùng lũ bạn, về nhà thì phụ ngoại và lo học hành, cũng nhờ thế nên mẹ hình thành được tính tự lập từ rất nhỏ. Còn tôi bây giờ quá đầy đủ và được chăm sóc cẩn thận nhưng những kỉ niệm tuổi thơ thì rất mơ hồ và tẻ nhạt, chúng chỉ là những kí ức sáng đến trường, chiều thì đi học thêm, nếu không có mẹ mang cho tôi màu sắc sinh động trong cuộc sống, giúp tôi biết dung hòa giữa học và chơi, giữa những kiến thức cho tương lai và kỉ niệm tuổi thơ trong sáng thì chắc cuộc sống của tôi không được như thế này.
Những món đồ chơi mẹ cho tôi không phải những con búp bê, những món đồ chơi bằng nhựa có sẵn bán đầy trong siêu thị dù mẹ có đủ khả năng mua những thứ ấy mà là những chiếc vỏ sò, vỏ ốc, những chiếc lá,… đơn giản. Mẹ dạy tôi biết sáng tạo qua những thứ đồ chơi ấy.Nhờ mẹ tôi tìm ra cách lấy vỏ sò làm nồi, niêu, xoong, chảo và cả chén, đũa nhỏ xíu trắng muốt mà mẹ con tôi đùa rằng chúng nó được làm từ chất liệu bền và đẹp nhất thế giới này để mẹ con tôi chơi nấu ăn; tôi biết nhặt những chiếc lá xếp thành bất cứ gì tôi muốn chẳng hạn như chú cào cào nhỏ xinh hay chiếc nón bé tẹo duyên dáng để mẹ con tôi có thể chơi bán hàng; tôi thấy được sự hấp dẫn khi tự mình làm món đồ chơi tôi thích và nghĩ ra. Tôi biết được rằng những thứ đơn giản quanh ta cũng là những thứ cần thiết và thú vị mà đôi khi ta không hiểu hết được giá trị của nó, cũng giống như mẹ tôi- bằng những cách đơn giản mẹ quan tâm đến tôi nhưng ẩn sâu trong đó là những tình cảm chan chứa mà có khi cả đời cũng chẵng hiểu hết được.
Những chuyến đi chơi mẹ thưởng cho tôi sau những lần tôi làm tốt nhiệm vụ hay những lần tôi thấy mệt mỏi không phải là những chuyến du lịch sang trọng ở nơi xa lạ mà là những chuyến đi thăm cánh đồng xanh mướt bất tận, thăm con sông hiền hòa của quê hương. Mẹ muốn từ đó, tôi sẽ yêu quê hương sâu sắc hơn, cảm nhận được quê hương thật vĩ đại, sẵn sàng dang tay đón những đứa con thân yêu bất kể chúng thành đạt hay thất bại, hạnh phúc hay buồn phiền trong cuộc sống. Và mẹ biết không, sau những lần ấy chẵng những con thấy được điều mẹ muốn con hiểu mà con còn nhận ra mẹ của con thật vĩ đại và bao la như một quê hương trong lòng con vậy!
Hôm trước, lớp tôi có đề Tập làm văn: Thuyết minh cách làm diều, tôi thật sự không biết phải làm bài đó như thế nào vì trước giờ tôi có được tiếp xúc với cánh diều đâu! Tôi hỏi mẹ, mẹ đã giải thích tỉ mỉ cho tôi hết những điều cần thiết mà tôi có thể đưa vào bài viết. Xong, mẹ nhẹ nhàng nhìn tôi bằng ánh mắt cảm thương, mẹ vừa động viên vừa dụ khị tôi rằng nếu cố gắng làm tốt bài đó thì mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến thả diều bằng chính con diều tôi tự làm. Vậy đó, phần thưởng của mẹ đơn giản vậy thôi nhưng nó đủ có sức hấp dẫn cho tôi có động lực mạnh mẽ để làm tốt bài văn. Tôi cố viết bài văn thật hay bằng tất cả những hiểu biết mẹ cho tôi và bằng tất cả những cảm xúc khao khát mãnh liệt của tôi với cánh diều. Nhưng tiết rằng, lần ấy, bài văn của tôi không được điểm tốt vì những gì mà tôi biết về cánh diều quá ít để có thể làm bài văn hoàn chỉnh, tôi cảm thấy rất buồn và có lỗi với mẹ. Mẹ đến, an ủi tôi, mẹ nói rằng đó không phải là lỗi của tôi và mẹ vẫn sẽ cho tôi đi thả diều, mẹ mong rằng từ chuyến đi đó, tôi sẽ hiểu biết hơn về những món đồ chơi mộc mạc nhưng rất quan trọng với tuổi thơ của bất cứ đứa trẻ nào mà đại diện trong đó là cánh diều.
Mẹ tôi là thế, rất đơn giản nhưng cũng thật sâu sắc. Mẹ là người giúp tôi yêu hơn cuộc sống này và từ đó tôi nhận ra rằng: người mà tôi nhất trên cuộc đời chỉ có thể là mẹ. Mẹ và những kỉ niệm tuổi thơ mẹ đã cho, tôi sẽ mãi cất giữ sâu trong đáy lòng. Tôi yêu mẹ lắm, mỗi sáng thức dậy, điều tôi muốn hét thật to lên đầu tiên nhất không gì khác ngoài câu: CON YÊU MẸ LẮM, MẸ ƠI!
^^
Học tốt nha !
Bài làm
Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.
Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.
Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.
Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.
Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.
Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?
– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.
– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.
Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.
Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.
Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.
Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
CÂU CHUYỆN VỀ ĐỜI THƯỜNG LÀ CÂU CHUYỆN CÓ THẬT ,SẢY RA TRONG CUỘC SỐNG
- Mình nghĩ là câu chuyện kể về đời thường là những câu chuyện thật, xảy ra hằng ngay trong cuộc sống, không tưởng tượng mà là cuộc sống thường ngày của mình
Có những chuyện hàng ngày diễn ra xung quanh ta, đơn thuần không chỉ là những câu chuyện vui mà có cả những câu chuyện buồn. Có một lần em không hoc bài và bị điểm kém. Chuyện đó đến tận bây giờ em cũng chẳng thể quên được.
Hôm đó là sáng thứ Ba. Trời mùa thu cao xanh trong trẻo. Ông mặt trời nhẹ nhàng ban phát những tia nắng vàng dịu dàng khắp trần gian. Em vui vẻ cắp sách đến trường trong tâm trạng đầy háo hức vì hôm nay có tiết Lý – môn học em rất thích. Vừa vào lớp, thấy các bạn đều cắm cúi đọc sách, em giật mình thấy lạ, bèn hỏi bạn cùng bàn:
- Này, Linh, học gì thế?
- Ơ. Kìa. Lát nữa kiểm tra Lý 15 phút thây. Cô dặn hôm trước rồi. Lan giỏi môn này, không cần học nên không quên à?
Nghe Linh nói, em mới nhớ ra. “ Thôi chết rồi. Hôm qua mải xem phim quên mất không học bài rồi. Sao bây giờ.?” Trong tâm trạng hốt hoảng, không biết làm gì, em cuống cuồng giở sách ra học. Nhưng đọc mãi cũng không vào được chữ nào.
“ Tùng. Tùng. Tùng....” Tiếng trống vào lớp vang lên. Lòng em cũng nôn nóng và sợ hãi dâng cao. Cô bước vào lớp, nở một nụ cười:
- Nào các chàng trai cô gái. Lấy giấy kiểm tra nào. Hôm trước cô dặn rồi nhỉ? Lần này chắc toàn 9, 10 hết rồi.
Cả lớp vâng rất to. Giọng ai cũng hồ hởi. Trừ mình em đầy lo lắng.
Sau khi cô đọc đề, các bạn cắm cúi vào làm. Quay sang nhìn Linh thấy cô bạn cũng hăng say viết bài mà em thấy trống rỗng. Nhìn tờ giấy ghi được mấy dòng nhớ mang mang mà lòng ngập tràn sợ hãi. Cảm giác bất lực dâng cao. Hình dung đến lúc cô trả bài, cảm giác sợ bị cô mắng khiến em thấy tuyệt vọng. Em chẳng thể viết thêm được gì vào tờ kiểm tra. Em tự trách bản thân bởi môn học yêu thích mà lại không thể hoàn thiện trọn vẹn. Nộp bài trong trạng thái buồn bã, mặc cho các bạn hỏi đáp án, em chỉ ngồi im không nói gì.
Sáng hôm sau, cô trả bài kiểm tra. Ai cũng hớn hở cầm bài kiểm tra toàn điểm 9 điểm 10. Riêng em chưa thấy bài đâu. Đang ngóng bài kiểm tra xem còn sót ở đâu, thì bỗng cô nói:
- Cuối giờ Lan ở lại gặp cô nhé.
Bao nhiêu ánh mắt các bạn nhìn em. Em thấy xấu hổ và lo lắng vô cùng. Ba tiết học tiếp theo ngày hôm đó, em chẳng thể học cho nghiêm túc. Lòng em cứ bồn chồn lo lắng lạ thường. Khi tiếng trống điểm hết giờ vang lên. Em nặng bước đi về phía phòng chờ giáo viên. Thấy cô đang ngồi một mình trong căn phòng lớn. Em bước vào chào cô:
- Em chào cô ạ.
Cô nhìn em bằng ánh mắt buồn buồn:
- Ừ. Bài kiểm tra của em đây. Tại sao lại được như này vậy Lan? Em đâu có học kém môn này đến vậy?
Em cầm tờ bài kiểm tra điểm Hai mà run run nói:
- Dạ thưa cô tại bữa trước em quên không bài nên không làm được bài kiểm tra. Em xin lỗi cô ạ.
Cô nhìn tôi, lặng im. Rồi cô mỉm cười thật hiền dịu:
- Thôi được rồi. Cô biết em không phải là một học sinh lười biếng. Lần này cô không mắng em. Cô cho em cơ hội sửa sai. Ngày mai cô cho em làm lại bài kiểm tra lấy lại điểm. Nhớ về học bài đầy đủ.
Nghe cô nói vậy, lòng em thấy vui khôn xiết. Em cảm ơn cô ríu rít và hứa với cô :
- Vâng ạ. Em hứa với cô sẽ làm bài thật tốt và không bao giờ tái phạm ạ
Tối hôm đó về nhà em chăm chỉ học bài. Hôm sau làm bài kiểm tra gỡ điểm và em được 9 điểm bài kiểm tra đó. Cầm bài kiểm tra điểm 9 trên tay, lòng em vui sướng và tự nhủ bản thân sẽ nhớ mãi lần này để chăm chỉ hơn và không bao giờ lười nhắc không học bài.
Bạn tham khảo nhé!
Đề bài: Hãy kể về một người bạn thân thiết của em.
Nếu có ai hỏi rằng tôi có người bạn nào thân nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lởi rằng: người bạn thân nhất của tôi là Diệu.
Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu gặp Diệu. Hôm ấy là buổi học đầu tiên của tôi ở trường mới. Trống đánh tùng tùng một hồi dài, học sinh hối hả xếp hàng vào lớp. Còn tôi, vì vừa chuyển trường về nên chẳng biết lớp mình ở đâu. Tôi đang ngơ ngác thì bỗng nghe tiếng hỏi:
- Này, bạn học lớp nào mà còn đứng đây?
Tôi quay lại. Một cô bé tóc màu nâu, người khẳng khiu, khuôn mặt thon nhỏ và cặp mắt sáng long lanh đang chăm chú nhìn tôi. Tôi trả lời rằng tôi tìm lớp 6A. Nghe xong, bạn ấy reo lên vui vẻ:
- Nào! Bạn hãy theo mình. Tên bạn là gì? Còn tên mình là Diệu.
Nói rồi Diệu kéo tay tôi đi. Vào lớp, Diệu giới thiệu tôi với các bạn. Các bạn nhìn tôi với ánh mắt làm quen đầy thiện cảm. Trong khi đó, tôi lúng túng đỏ mặt lên vì xấu hổ.
Qua hai tháng học cùng nhau, tôi nhận ra Diệu học rất giỏi. Những điểm 9, điểm 10 của Diệu làm cho cả lớp càng yêu mến Diệu. Với tôi, Diệu trở nên thân thiết tự khi nào không biết nữa.
Một hôm, trời mưa rất to. Những ngả đường vào khu nhà tôi ở bị ngập hết nên tôi không thể đến lớp. Tôi bồn chồn, lòng dạ chẳng yên. Mẹ tôi an ủi:
- Nghỉ một buổi học chẳng sao đâu con ạ! Chỉ ngày mai là nước rút thôi.
- Nhưng hôm nay học toàn môn khó mẹ ạ !
Tôi băn khoăn trả lời mẹ nhưng nỗi băn khoăn ấy cũng chẳng giúp gì được cho tôi.
Khi sắp lên đèn ăn cơm tối thì Diệu xuất hiện, quần xắn cao quá gối, đầu tóc ướt rượt, tay cầm một bọc ni lông. Mẹ tôi đưa cho Diệu cái khăn. Diệu vừa lau mặt vừa nói với tôi :
- Nước ngập cao ghê ! Biết bạn sốt ruột nên mình sang ngay, đem theo cả vở nữa đây. Bạn chép bài đi, chỗ nào không hiểu mình giải thích cho !
Thì ra, thấy tôi nghỉ học, Diệu đã đến giúp. Tôi cảm động thực sự. Diệu đối với tôi chân thành và tận tâm quá !
Sau đó khoảng một tuần, hai hôm liền Diệu không đến lớp. Tôi lấy xe đạp chạy qua mấy con đường để tới nhà Diệu. Nhà cửa trống tuềnh trống toàng. Mẹ Diệu ốm nằm thiêm thiếp trên giường. Bác cố ngồi dậy trò chuyện với tôi. Bác cho biết là Diệu đi mua thuốc. Hôm nay, tôi mới biết nhà Diệu chỉ có hai mẹ con. Bố Diệu mất đã lâu. Mẹ ốm, Diệu phải ở nhà chăm sóc mẹ. Mẹ Diệu kể rằng ngoài việc đi học, chiều nào Diệu cũng đi làm phục mẹ. Vất vả thế mà Diệu vẫn học giỏi nhất lớp. Tôi thầm phục cô bạn bé nhỏ của tôi.
Nhìn đồ đạc đơn sơ trong nhà, tôi biết là mẹ con Diệu chẳng sung túc gì. Tôi chợt nhớ một hôm đi học về, gặp chú bé bán báo chỉ khoảng độ 7, 8 tuổi, Diệu gọi em lại rồi lục cặp lấy ra hai nghìn đồng mua tờ báo. Diệu thì thầm vào tai tôi :
- Em bé này mồ côi cả cha lẫn mẹ, khổ lắm ! Mình mua giúp nó.
Diệu ơi ! Tôi không ngờ bạn lại biết suy nghĩ sâu xa đến vậy. Trong khi tôi dùng tiền bố mẹ cho để mua quà vặt thì Diệu lại dùng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình vào những việc có ích như thế. Diệu đã giúp tôi thấm thía thêm nhiều điều lắm. Đi với Diệu, bao giờ tôi cũng thấy mình nhỏ bé, dù tôi cao hơn bạn ấy nửa cái đầu.
Mùa hè đã đến, tôi theo bố mẹ lên thành phố. Chia tay Diệu, tôi thấy mắt cay cay. Xa nhau ba tháng, tôi sẽ nhớ Diệu lắm đấy. Lúc chia tay, Diệu đưa cho tôi một bọc ổi to tướng và dặn:
- Nga cầm lên làm quà cho các bạn trên ấy. Nhớ viết thư cho mình nhé!
Chúng tôi cầm tay nhau mãi không muốn rời.
Tôi nhìn theo cái bóng gầy gầy, mảnh khảnh của Diệu khuất dần sau triền dốc mà lòng thấy nao nao. Tạm biệt cô bạn thân nhất của tôi! Hết hè, chúng mình lại gặp nhau, Diệu nhé!
Trong cuộc đời, hẳn ai cũng có những người bạn thân của riêng mình. Tôi cũng có một cô bạn vô cùng thân thiết, đó là bạn Minh Nguyệt.
Năm lớp ba, tôi chuyển vào ngôi trường mới. Ở đây, lớp mới, thầy cô mới, bạn bè cũng mới, mọi thứ đều vô cùng xa lạ. Tôi bỡ ngỡ lắm! Ngày đầu tới lớp với tâm trạng vừa hồi hộp, vừa lo sợ. Bạn nào cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tôi được cô xếp ngồi ở ngay đầu bàn, cạnh một cô cao dong dỏng. Đó chính là bạn Minh Nguyệt – người bạn đã giúp tôi hòa nhập với lớp.
Vóc người bạn thanh mảnh, duyên dáng. Nét duyên dáng đi liền với khuôn mặt trái xoan xinh xắn, dịu dàng. Đôi mắt tròn xoe, đen láy luôn làm tôi nghĩ đến hình ảnh một vầng trăng tròn đang sáng vằng vặc giữa bầu trời đêm, y như cái tên của bạn. Tôi thích nhất đôi mắt ấy mỗi khi bạn chớp chớp giận dỗi hay nài nỉ tôi điều gì đó. Điểm trên gương mặt cân đối là chiếc mũi cao dọc dừa xinh xinh. Miệng bạn nhỏ nhắn, đôi mỗi lúc nào cũng hồng xinh, căng mọng. Nhờ hàm răng trắng đều tăm tắp, mỗi khi bạn cười, nụ cười lại rạng rỡ như một bông hoa nhỏ. Nguyệt có mái tóc dài ngang lưng, đen óng ả. Mái tóc ấy tựa như con suối nhỏ sóng sánh làn nước thần kì. Mái tóc đen này càng làm nổi bật làn da trắng mịn của bạn.
Vì Minh Nguyệt có dáng người thanh mảnh nên bạn ấy thường mặc những bộ váy xòe xinh xắn như công chúa. Mỗi khi cất giọng nói nhẹ nhàng, trong trẻo của mình lên, Nguyệt lại làm tôi nghĩ tới những cô công chúa trong truyện cổ tích, xinh đẹp, ngoan ngoãn và hiền lành. Nguyệt còn rất chăm chỉ, bạn học giỏi đều tất cả các môn. Năm lớp 3, trước kì thi, tôi quên làm một bài tập. Tới lớp, tôi chẳng thể tập trung để làm bởi phải làm vội. Khi cô giáo gọi lên chữa, tôi ấp úng trả lời em không biết làm. Bỗng, Nguyệt đứng dậy thưa với cô sẽ chỉ cho tôi cách làm bài đó. Cô đồng ý. Bạn tay cầm bút viết viết, miệng nói liền hồi, giảng giải một lúc là tôi hiểu ngay. Nguyệt thường kể với tôi, ước mơ của bạn ấy là trở thành một giáo viên, để dạy các em học sinh tập viết và kể cho các em nghe bao nhiêu câu chuyện cổ tích mà bạn từng đọc.
Tôi thầm mong cho mơ ước của bạn sẽ trở thành hiện thực. Sắp phải xa mái trường, xa thầy cô và xa bạn bè rồi, tôi sẽ luôn trân trọng từng phút giây học tập và vui đùa ở đây. Tôi rất quý cô bạn Minh Nguyệt xinh xắn, dễ thương của mình. Tôi hi vọng rằng dù thời gian có trôi qua bao lâu nữa, tình bạn của chúng tôi luôn thân thiết như bây giờ.
Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình. Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau". Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình: – Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là… Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều. Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả chẳng có nền nếp gì cả.
Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có một câu chuyện xảy ra. Một tối thứ bảy, tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏẵ Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nói rất to, giọng Ồm Ồm:
- Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước đây tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua đê mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rácỆ Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.
Tôi chợt nhận ra đó chính là quỵển sách Ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:
- Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát, lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muôn bỏ quách cậu chủ mà đi.
- Lạch cạch! Lạch cạch! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Sô' má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu....
Sau một hồi than thở khóc, chị Thước Kẻ nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dằng buồn chán lắm.
Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh Bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:
- Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không? Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn tru đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần cậu ấy cắm xuô'ng đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.
Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:
- Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa.
Cả sách và vở cùng lên tiếng:
- Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy.
Nghe những đồ dùng học tập nói như vậy, tôi giật mình nhận ra tôi quá cẩu thả và vô tâm.
Lúc đó anh Sách ngữ văn lên tiếng:
- Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa.
Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa.
Thấy vậy, tôi giật mình hét to:
- Không! Tôi không phụ lòng các anh nữaỂ Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.
Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc, ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn.
Tôi vùng dậy vội vã thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đôi xử với đồ dùng học tập như trước nữa.
Tham khảo nhé :3
Tên của tôi là Dế Mèn. Một ngày nọ, mẹ nói rằng tôi có thể ra ở riêng. Mẹ bảo tôi đã lớn rồi, cần phải sớm biết tự lập. Tôi cảm thấy vô cùng háo hức, thích thú.
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Tính tôi hay nghịch ngợm lắm. Đôi lúc dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Tôi thường trêu chọc mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Nhưng cũng chỉ vì thói hung hăng, hống hách mà tôi đã gây ra một lỗi lầm lớn.
Hàng xóm nhà tôi là Dế Choắt - một anh chàng nhỏ bé, ốm yếu. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Bởi không có sức khỏe nên Dế Choắt chỉ đào được cái hang nông sát mặt đất, chỉ vừa khép mình vào chứ chẳng cựa được. Một hôm tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm. Tôi liền chê Dế Choắt sống cẩu thả, lười biếng. Dế Choắt không giận mà còn nhờ tôi đào hộ một cái ngách sang bên nhà tôi phòng khi tắt lửa tối đèn thì giúp nhau. Nghe đến đây, tôi từ chối thẳng thừng rồi ra về mà không chút bận tâm.
Mấy hôm liền, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược. Các loài chim nước cũng tụ tập về đông đủ, đứng đầy cả mặt hồ. Đang suy nghĩ vẩn vơ, bỗng thấy chị Cốc từ dưới mặt nước bay lên, đến đậu gần hang tôi, cách có mấy bước. Tính vốn nghịch ngợm, tôi nghĩ mưu định trêu chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi rủ Dế Choắt chơi cùng. Cậu ta sợ hãi van xin tôi đừng dại gì mà trêu vào chị Cốc.
Tôi mắng Dế Choắt nhút nhát, rồi liền cất lời trêu chị Cốc. Chị ta đang đứng rỉa lông, nghe tiếng hát của tôi thì vội giật mình định bay đi. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, quát hỏi kẻ nào đã to gan đến thế. Tôi nhanh chan chui tọt ngay vào hang, mặc cho chị túc tối.
Không trông thấy tôi, nhưng hình như chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc liền buộc tội Choắt mặc cậu ta thanh minh. Chị ta liền giáng những cú mổ tới tấp xuống lưng Choắt. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt vẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Tôi nằm nghe mà khiếp sợ. Đến khi chị Cốc đi rồi, tôi mới dám mon men bò lên. Khi trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên xin lỗi Choắt chỉ tại tôi nghịch ngợm, ngông cuồng mà đã khiến anh ấy phải lãnh lất tai họa. Gắng gượng, Choắt thều thào vào tai tôi lời cuối cùng: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Tôi hối hận lắm. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn ở một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Tôi tự nhủ từ nay sẽ chừa thói kiêu căng, ngạo mạn của mình.
Tham khảo
Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu trước đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...
Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện… còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Tôi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, tôi lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học: “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Tôi chỉ nói sao cho sướng miệng, chứ không suy nghĩ quá nhiều về điều đó. Trước những lời mắng mỏ đó, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế tôi càng cho mình ghê gớm lắm. Ngay cả khi Dế Choắt dè dặt nhờ vả tôi đào giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng chẳng cần suy nghĩ tôi lập tức từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Tôi ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
Chị Cốc không thấy tôi nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị ta đổ cho Choắt trêu mình dù cậu có gắng thanh minh. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình. Tôi nằm trong hang, im thin thít huống. Đến tôi còn thấy sợ huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Đến khi chị Cốc đi rồi tôi mới dám bò sang tìm Choắt. Tôi không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Tôi hối hận lắm. Tôi nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với tôi những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”. Thế rồi Dế Choắt ra đi. Dế Choắt ra đi để lại cho tôi bài học đường đời đầu tiên đau xót.
Kể về kỉ niệm đáng nhớ giữa em và mẹ . ( Đây cũng là chuyện kể đời thường bạn ạ )
Có lẽ ai cũng có một kỉ niệm cho riêng mình? Dù kỉ niệm đó vui hay buồn thì chúng ta sẽ mãi lưu giữ trong trái tim của mình, tôi cũng vậy… Tôi cũng có một kỉ niệm nhớ mãi trong tim mình và có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên nó. Kỉ niệm là một lần chơi đùa, tôi đã làm vỡ lọ hoa yêu quý nhất của mẹ..
Sau nhũng ngày học căng thẳng thì chủ nhật là ngày tôi được nghỉ ngơi, chơi đùa. Thấy trong nhà hơi bừa bộn, tôi lấy cây chổi ra dọn dẹp nhà cửa. Đang dọn dẹp, tôi vô ý chạm vào lọ hoa mà mẹ quý nhất và làm vỡ nó. Tôi hoảng sợ giật mình:
– Chết rồi! Linh ơi! Mày làm vỡ lọ hoa mà mẹ quý nhất rồi! Làm sao đây! Làm sao đây!
Lọ hoa này là của một người bạn thân của mẹ tôi tặng mẹ tôi sinh nhật lúc ba mươi năm tuổi. Bây giờ, bác ấy ra tận miền Nam sinh sống mà ở rất xa nhà tôi. Lọ hoa hình bầu dục, màu xanh lam, in hình những cánh hoa sen trông rất đẹp. Miệng lọ hoa ngả ra làm năm phía nên mỗi khi cắm hoa mẹ tôi thường cắm năm bông vào. Mẹ bảo tôi.
– Đây là lọ hoa mà mẹ rất quý. Bởi lọ hoa này tượng trưng cho tình bạn giữa mẹ và một người bạn ở miền Nam. Con hãy giữ gìn như mẹ làm nhé!
-Vâng! Con sẽ làm theo lời mẹ dặn ạ!- Tôi quả quyết ói với mẹ.
Nhớ lại lời đã hứa với mẹ, lòng tôi day dứt đến làm sao! Nếu bây giờ mẹ biết liệu mẹ có tin tưởng tôi nữa không!…Bao nhiêu suy nghĩ cứ hiện ra trong đầu của tôi . Rồi tôi chọn cách nói rối để mẹ vẫn tin tưởng tôi .Tôi nghĩ
– Hay là mình quét một góc nào đó để mẹ không biết!
– Ồ không! Nếu mình làm thế mẹ sẽ biết ngay.Tôi suy nghĩ ý tưởng rồi quả quyết ý tưởng sẽ thất bại.
– À! Bây giờ mình cứ để yên “ hiện trường vụ việc” rồi đi chơi. Khi nào mẹ về mình nói không biết – tôi nảy ra ý tưởng khác còn hay hơn ý tưởng đầu.
Kế hoạch đó được tôi thực hiện khi mẹ tôi trở về nhà. Tôi “Giả vờ” đi chơi về rồi mẹ tôi gọi lại bảo:
– Linh ơi! Con có biết ai làm vỡ lọ hoa không?
– Dạ! con không biết đâu mẹ ạ! Vừa nãy con đi chơi mới về mà.
Tôi khẳng định với mẹ là tôi không làm gì.
– Ừ! Thế thôi nhé! Con đi chơi đi! – Giọng mẹ tôi buồn buồn cùng với nét mặt khi nói với tôi.
Tôi đi lên tầng và cứ suy nghĩ mãi về nét mặt và giọng nói của mẹ lúc nãy khi nói với tôi. Nhìn thấy nét mặt ấy, giọng nói ấy tôi có thể hiểu được mẹ đang rất buồn vì lọ hoa “tan vỡ”. Mẹ đang suy nghĩ lọ hoa vỡ thế này thì khi người bạn ấy về mình phải nói sao đây! Liệu tình bạn của mẹ có giữ được không? Tôi cảm thấy mình thật tồi tệ khi đã nói dối mẹ như thế. Tôi đã làm mẹ buồn rồi! Bây giờ liệu lời xin lỗi mẹ của tôi có còn “giá trị” nữa không? Hay là khi nghe xong là tôi có một trận đòn nhừ tử. Chẳng lẽ, mình chỉ sợ “ăn đòn” mà để mẹ buồn sao! Không! Tôi sẽ không làm như thế!
Rồi tôi đến phòng mẹ. Tôi nói:
– Mẹ ơi! Lọ hoa vừa nãy vỡ là do một người làm đấy mẹ ạ!
Mẹ hỏi tôi:
– Thế ai làm hả con! Nói cho mẹ biết đi!
Rồi tôi ấp úng trả lời!
– Dạ.. Dạ…Người đó …Người đó…chính là….con…con
Tôi co rúm, nhắm mắt lại để mẹ mắng tôi…Nhưng không phải như vậy! Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ chạm vào người tôi âu yếm nói:
– Là con sao!
Tôi nói:
– Sao mẹ không đánh hay mắng con đi ạ! Con là người làm sai mà!
Mẹ tôi nói:
– Con muốn vậy sao?
Tôi trả lời:
– Vầng ạ! Con đã “Sẵn sàng”.
Rồi tôi lại nhắm mắt, co rúm người lại để “Sẵn sàng” trận đánh của mẹ…Nhưng không phải vậy!Mẹ đã tát nhẹ vào má tôi rồi nói:
– Đấy là hình phạt của mẹ dành cho con! Mẹ sẽ không trách con đâu! Vì con đã biết nhận lỗi trước sai lầm của mình! Lọ hoa ấy vỡ sẽ không chia rẽ được tình bạn của mẹ và cô ấy đâu!
Rồi tôi “vâng mẹ” ôm mẹ một cách âu yếm. Có lẽ đó đúng là hình phạt của tôi . Những suy nghĩ ăn đòn của tôi lúc nãy không phải như vậy mà mẹ đã dạy cho tôi cách làm người.- Một bài học quý giá: Có lỗi phải biết sửa sai.
Ôi! Kỉ niệm đẹp ấy sẽ lưu giữ trong tim tôi! Không những nó đã dạy tôi một bài học đường đời mà nó còn dậy tôi một kĩ năng sống vô cùng quý giá: “ Làm sai phải biết sửa sai” Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên nó…
^^ Học tốt ! Kết bạn với mk nha !
Giup nguoi ta lay lai do,giup ba cu qua duong;...