Viết cho mình ngắ...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2019

Gia đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.

30 tháng 9 2019

Tiểu thuyết Tắt đèn phản ánh không khí căng thẳng ngột ngạt của 1 làng quê trong những ngày sưu thuế. Gia đình chị Dậu thuộc loại "cùng đinh" nhất nhì trong làng trong cơn nguy khốn: không có tiền nộp sưu nên anh Dậu bị ốm cũng bị bọn tay sai đánh đập. Chj Dậu đành rứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng 7 tuổi cho nhà Nghị Quế với hi vọng cứu được chồng khỏi cùm kẹp. Nhưng bọn lí dịch chưa tha, bởi chúng bắt chị đóng cả thuế cho người em chồng đã cết từ năm ngoái. Anh Dậu lại bị lính đánh đến bất tỉnh và được làng xóm đem về, khi anh vừa tỉnh dậy thì lính lại xộc vào định trói mang đi. Van xin không được, chị Dậu liều mình chống trả bọn tay sai...

5 tháng 12 2016

"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.

Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.

Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.

"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc.


 

7 tháng 12 2016

có cóp mạng k ạ

 

28 tháng 10 2016

Trước tiên bạn giới thiệu về tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố...nêu lên nội dung chính của tác phầm nói về ng nông dân trong xã hội xưa tiu bỉu là chị Dậu, 1 ng phụ nữ đảm đang,mạnh mẽ và có nhìu đức tính tốt .Thân bài bn phân tích từ đầu tới cúi tác phẩm, đặc biệt chú ý tới các tình tiết có xự xuất hiện hoặc liên quan mật thiết tới chị Dậu, từ đó suy ra tính cách của chị thông wa từng hành hành động và chi tiết .Nhất là khi chị Dậu đánh nhau với ng nhà lí trưởng, đó là đỉh điểm của xung đột. thể hiện sự đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt và bản năng tìm tàng trong ng hụ nữ.Hay khi chị chăm sóc chồng, thể hịên sự đảm đang, tấm lòng thương iu chồng, khi chị bán kái Tí lòng chị đau như dao cắt, đóa là lòng iu thương con vô bờ bến và nỗi thống khổ khi dồn vào đường kùng...v...v
Kết bài bn khái quát nghệ thuật và nội dung của tác phẩm thông qua đó thể hiện sinh động tính cách cũng như hành động của nv chị Dậu ,nv đại diện và là nv chính của tác phẩm,chị là ng đại diện cho nông dân thời đó phê phán chỉ trích xã hội nửa phong kíên nửa thực dân tàn ác cùng tiếng gọi đòi quyền sống ^^!Đọc Tắt Đèn, qua cuộc đời chị Dậu, ta hiểu biết được khá sâu sắc cuộc sống của nhân dân ta, của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước đây dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hình tượng chị Dậu với những nét điển hình về nỗi khổ sở ( chị cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm làm chuồng xí. Với chúng, ngôi nhà ngoài giá trị ấy ra không còn giá trị nào khác. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai ...), đau xót ( vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú ... ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh ... ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập ch

28 tháng 10 2016

@Mai Phương aNH chịi k ngại khi lấy cái avt của người khác mà bảo là của mk àk

e thật k hiểu nổi

16 tháng 9 2018

mk nghĩ là đánh, đập

đúng ko

mk cx ko biết

$haveamoney$

16 tháng 9 2018

theo minh biet thi bich la danh

bich kia la tieng phat ra hay so lan danh

6 tháng 9 2018

Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

  • Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.
  • Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.
  • Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…
  • Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.
  • Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

==> Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp bức bóc lột và đưa con người tới cái chết.

Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").

Chị biểu hiện cho sự đấu tranh chống bọn tàn ác, và đây là một hiện tượng anh hùng của người phụ nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại công lý.

11 tháng 11 2016

*Mở bài :
Giới thiệu khái quát sự việc
*Thân bài:

- Tình huống xảy ra câu chuyện: Do thiếu sưu, anh Dậu bị đánh trói ngoài đình. Nửa đêm người ta cõng anh về rũ rượi như một xác chết. Chị Dậu nấu cháo cho chồng, anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến.
- Qúa trình tức nước:
+ lời nói hành động trói sưu của cai lệ và người nhà lí trưởng
+ Sự van xin nhẫn nhục của chị Dậu
(Chú ý cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng)
-Quá trình vỡ bờ:Cảnh ẩu đả quyết liệt giữa chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng
+Thái độ của anh Dậu
+Lời nói của chị Dậu(Thay đổi cách xưng hô)
*Kết bài:
Suy nghĩ của người kể khi chứng kiến cảnh này

12 tháng 11 2016

*Mở bài :
Giới thiệu khái quát sự việc
*Thân bài:

- Tình huống xảy ra câu chuyện: Do thiếu sưu, anh Dậu bị đánh trói ngoài đình. Nửa đêm người ta cõng anh về rũ rượi như một xác chết. Chị Dậu nấu cháo cho chồng, anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến.
- Qúa trình tức nước:
+ lời nói hành động trói sưu của cai lệ và người nhà lí trưởng
+ Sự van xin nhẫn nhục của chị Dậu
(Chú ý cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng)
-Quá trình vỡ bờ:Cảnh ẩu đả quyết liệt giữa chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng
+Thái độ của anh Dậu
+Lời nói của chị Dậu(Thay đổi cách xưng hô)
*Kết bài:
Suy nghĩ của người kể khi chứng kiến cảnh này

16 tháng 9 2016

a. Các từ tượng hình: lật đật, lề bề lệt bệt.
-> Tác dụng: Miêu tả nhân vật chi tiết, sinh động hơn. 

b. Việc đưa bà lão láng giềng vào truyện có tác dụng miêu tả chân thực hơn về tình cảnh của những người nông dân thời đó, nêu lên sự đồng cảm và tình thương giữa người với người vẫn luôn tồn tại trong thế giới tàn bạo thời xưa.

18 tháng 9 2016

câu a ko biết

b, Chi tiết nói lên rằng dù trong bất cứ xã hội sông như thế nào, xáu hay tốt thì vẫn còn tồn tại những lòng quan tâm, chăm sóc và cảm thông giữa con người, ko chỉ riêng j ng nghèo mà là tất cả mọi người trong cái xẫ hội ấy, và điển hình là xã hội phong kiến và nửa phông kiến thời xưa

5 tháng 11 2016

*Mở bài :
Giới thiệu khái quát sự việc
*Thân bài:

- Tình huống xảy ra câu chuyện: Do thiếu sưu, anh Dậu bị đánh trói ngoài đình. Nửa đêm người ta cõng anh về rũ rượi như một xác chết. Chị Dậu nấu cháo cho chồng, anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến.
- Qúa trình tức nước:
+ lời nói hành động trói sưu của cai lệ và người nhà lí trưởng
+ Sự van xin nhẫn nhục của chị Dậu
(Chú ý cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng)
-Quá trình vỡ bờ:Cảnh ẩu đả quyết liệt giữa chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng
+Thái độ của anh Dậu
+Lời nói của chị Dậu(Thay đổi cách xưng hô)
*Kết bài:
Suy nghĩ của người kể khi chứng kiến cảnh này