Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Nhân dân Bắc Bộ ủng hộ về vật chất và tinh thần đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Biểu hiện:
- Hàng vạn thanh niên hăng hái gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân “Nam tiến”.
- Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều giành cho đoàn quân “Nam tiến”.
- Thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, quần áo, thuốc men,… ủng hộ nhân dân Nam Bộ kháng chiến.
Đáp án B
- Đáp án A loại vì cách mạng tháng Tám không có đấu tranh ngoại giao.
- Đáp án B lựa chọn vì trong cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đều có lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang.
- Đáp án C loại vì chiến trường chính và vùng sau lưng địch chỉ có trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ còn cách mạng tháng Tám không có nội dung này.
- Đáp án D loại vì lực lượng vũ trang ba thứ quân chỉ có trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ còn cách mạng tháng Tám không có lực lượng vũ trang 3 thứ quân.
Đáp án B
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam là một trong những nước sớm giành được chính quyền trên thế giới và trở thành tấm gương của phong trào giải phóng dân tộc. Do lo ngại ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam tới hệ thống thuộc đia của Anh, thực dân Anh đã giúp Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Đáp án B
Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng (25-11-1945) đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24-3-1945. Nhận rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng "sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng".
a. Những thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám:
- Có chính quyền cách mạng của nhân dân.
- Nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm bảo vệ chế độ mới.
- Có sự lãnh đạo sáng suốt, dày dạn kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Đông Dương và Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh. 0,25
b. Nhiệm vụ củng cố chính quyền dân chủ nhân dân là nhiệm vụ cấp bách trước mắt
* Chính trị:
- Một tuần lễ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước.
- Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và đã bầu ra 333 đại biểu.
- Ngày 02/03/1946, Quốc hội khoá 1 họp phiên đầu tiên và đã quyết định thành lập Chính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lập ra ban dự thảo Hiến pháp.
- 9/11/1946: ban hành Hiến pháp đầu tiên.
- Các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và sau đó Ủy ban hành chính các cấp cũng được thành lập.
* Quân Sự:
- Lực lượng vũ trang được thành lập
- Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành vệ quốc đoàn (9/1945) và đến tháng 5/1946 đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam.
- Cuối năm 1945, lực lượng dân quân tự vệ tăng lên hang chục vạn người.
- Chính phủ ra một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng
è Ý nghĩa:
- Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nâng cao uy tín của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế.
- Khẳng định lòng ủng hộ son sắc của cả dân tộc đối với Đảng và Chính phủ cách mạng trước những âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc và tay sai.
- Trên đây là những điều kiện ban đầu để Đảng và Nhà nước vượt qua được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” lúc bấy giờ.
* Chủ trương: Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc.
*Sách lược:
- Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cùng 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch nước.
- Đảng Đông Dương tạm thời rút về hoạt động bí mật.
- Kiên quyết vạch trần âm mưu phá hoại của các thế lực tay sai.
Đáp án B
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng (25-11-1945) đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24-3-1945. Nhận rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng “sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng”.
Đáp án D
Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thực dân Pháp với âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam, núp bóng quân Anh liên tiếp có hành động gây hấn.
- Pháp vốn đã có dã tâm xâm lược Việt Nam lần thứ hai sau khi bị đánh bại ở Cách mạng tháng Tám. Hơn nữa, Pháp đã có nhiều hành động khiêu khích:
+ Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập” thì thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.
+ Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Sau đó, nhận dân Việt Nam phải thực hiện cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kéo dài từ năm 1946 đến năm 1954 mới kết thúc.