K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Hiện nay, chỉ còn 4 quốc gia là: Trung Quốc (ngoại trừ Hồng Kông và Ma Cao), Việt Nam, Cuba và Lào được chính thức công nhận là nhà nước xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản lãnh đạo theo chủ nghĩa Marx–Engels–Lenin.

10 tháng 10 2023
Các nước châu Á và Mỹ Latinh đã trải qua các cách mạng và áp dụng chủ nghĩa xã hội. Ví dụ như Trung Quốc với Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam với Cách mạng tháng Tám và tháng Mười, và Cuba với Cách mạng Cuba. Các nước này đã thay đổi cấu trúc xã hội và kinh tế, tạo ra một hệ thống chủ nghĩa xã hội và nhà nước tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.  
5 tháng 8 2023

- Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

- Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật để tránh tụt hậu.

- Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch.

- Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước.

26 tháng 10 2023

Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã để lại nhiều bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và đổi mới chủ nghĩa xã hội. Bài học đầu tiên là về tính bền vững của mô hình kinh tế và chính trị. Các chế độ này thường phụ thuộc quá mức vào một nguồn tài nguyên hoặc một phạm vi hẹp của kinh tế, khiến cho họ dễ dàng bị tác động bởi biến đổi kinh tế hoặc tài chính. Việt Nam cần học hỏi cách đa dạng hóa kinh tế, tạo nền tảng cho sự bền vững và đảm bảo tính độc lập của nền kinh tế.

Bài học thứ hai liên quan đến cải cách và mở cửa kinh tế. Các chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thường thiếu sự linh hoạt trong việc cải cách và mở cửa thị trường, dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế. Việt Nam cần thúc đẩy cải cách kinh tế một cách liên tục và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình mở cửa thị trường.

Bài học thứ ba là về sự tham gia của người dân và sự dân chủ. Sự sụp đổ ở Đông Âu thường kết quả từ sự không đủ dân chủ và tham gia của người dân trong quyết định chính trị. Việt Nam cần tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân trong việc xây dựng chính trị và đảm bảo rằng các quyết định chính trị được đại diện và công bằng.

Cuối cùng, bài học về quản lý tài nguyên và môi trường cũng rất quan trọng. Khủng hoảng tài nguyên và môi trường có thể đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Việt Nam cần học cách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách bền vững để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

-> Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cung cấp cho Việt Nam những bài học quý báu về tính bền vững, cải cách kinh tế, tham gia của người dân và quản lý tài nguyên. Việt Nam cần áp dụng những bài học này để xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội mạnh mẽ và bền vững cho tương lai.

24 tháng 10

D mông cổ 

4 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phát triển, mở rộng của chủ nghĩa xã hội:

+ Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới.

- Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991).

- Từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

- Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Những thành tựu đó đã góp phần nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.

21 tháng 6 2017

Hoàn cảnh ra đời của CNXH không tưởng:

- Sự bóc lột tàn nhẫn người lao động của giai cấp tư sản.

- Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, không có tư hữu và bóc lột.

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời đại diện là Xanhximông, Phuriê, Ooen.

- Những mặt tích của CNXH không tưởng

- Nhân thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột lao động.

- Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.

- Hạn chế:

- Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.

- Không thấy được vai trò và sức mạnh của gia cấp công nhân.

- Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong XH lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

- Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
- Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ở châu Á, từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

+ Từ tháng 12/1978, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội.
+ Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

+ Từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhân dân Lào giành được những thành tựu cơ bản, thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế, xã hội.

- Ở khu vực Mỹ Latinh, từ năm 1991, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cuba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng.

=> Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu vực Mỹ Latinh là cơ sở vững chắc để chứng minh chủ nghĩa xã hội có sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới, đồng thời khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại